Phòng bệnh ung thư đường tiêu hóa cần biết những điều này
Phòng bệnh ung thư đường tiêu hóa cần biết những điều này. Ung thư đường tiêu hoá đang là nhóm ung thư hàng đầu “của” người Châu á, do liên quan đến hai trong những nguyên nhân hay gặp nhất của nhóm bệnh ung thư này: Thói quen ăn uống và yếu tố di truyền-khu vực.
Nội dung bài viết
Phòng bệnh ung thư đường tiêu hóa cần biết những điều này
Vừa qua, có nhiều bài báo viết về một gia đình (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) có 9 người thì 7 người mắc ung thư đại trực tràng. Trong đó, bà mẹ và con cả đã chết vì ung thư đại tràng, 5 người con còn lại cũng đang mắc bệnh, chỉ có 2 người con út còn trẻ chưa phát hiện có bệnh. Điều này khiến nhiều người hoang mang và lo sợ về căn bệnh này.
TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại Bụng 1, Bệnh viện K trung ương cơ sở Tân Triều cho biết, trường hợp của gia đình anh Vinh ở Hải Dương là trường hợp bị ung thư đại trực tràng mang yếu tố gia đình. Cả gia đình đều bị ung thư đại trực tràng do hội chứng đa polyp gia đình hay còn gọi hội chứng FAP là hội chứng điển hình có tính chất gia đình do đột biến gen APC, gen này có thể chuyển từ bố mẹ, sang con, đây là một loại gen có vai trò ức chế sự hình thành của khối u sinh ra ở đại tràng và có sự đột biến, nó chiếm 1% ung thư đại trực tràng.
Theo đó, những câu hỏi: làm thế nào để chúng ta có thể dự phòng, hạn chế nguy cơ, hoặc phát hiện sớm ra căn bệnh này là điều mà rất nhiều người băn khoăn và quan tâm.
Theo ThS.BS nội trú Trần Quốc Khánh, bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, ung thư đường tiêu hoá bao gồm ung thư vùng miệng, vòm họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại trực tràng và hậu môn. Nhóm ung thư này chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số các loại ung thư nói chung (khoảng 30%) và đây là ung thư rất “đặc trưng” của người Á đông, cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc như nhau.
Tại Việt Nam, có rất nhiều các trường hợp để bệnh với triệu chứng rất muộn như đi ngoài phân đen, tắc ruột, đau bụng, chán ăn, gầy sút cân…mới đi khám bệnh, thực sự lúc đó, khối u đã phát triển được một thời gian dài và bệnh cũng đã nặng. Một trong những nguyên nhân là rất ít người dân có thói quen chủ động đi nội soi toàn bộ đường tiêu hoá định kỳ hằng năm để phát hiện sớm, khi tổn thương chỉ mới ở dạng “tiền ung thư”.
Những yếu tố nguy cơ hàng đầu về nhóm bệnh ung thư đường tiêu hóa
Theo ThS. BS Trần Quốc Khánh, những yếu tố nguy cơ hàng đầu của nhóm bệnh này bao gồm:
Uống rượu mạnh thường xuyên gây bỏng niêm mạc đường tiêu hoá
Thói quen ăn nhiều thịt đỏ-ít ăn rau
Ăn thực phẩm muối mặn lâu ngày như cà-dưa muối để quá lâu
Ăn thực phẩm cháy xém-muội than như thịt nướng
Thói quen ăn đồ ăn quá nóng-quá lạnh
Người có bệnh lý viêm loét đại tràng chảy máu mạn tính
Người có đa polyp đại tràng
Người có tiền sử gia đình có ung thư đường tiêu hoá, người bị viêm loét dạ dày mạn tính-đặc biệt viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày, người béo phì, người bị trào ngược dạ dày thực quản…
3 điều cực kỳ quan trọng để dự phòng căn bệnh này
Theo BS Khánh, để dự phòng căn bệnh này, mỗi người hãy chủ động giải quyết nếu có một trong những yếu tố nguy cơ đã nêu ở trên.
Đối với những người có nguy cơ cao như: bị viêm loét đường tiêu hoá, viêm loét bờ cong nhỏ , hoặc đa polyp đại tràng, hay có tiền sử gia đình thì nên sớm đi khám và xin tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa ung bướu hoặc tiêu hoá.
Ngoài ra, BS Khánh cũng nhấn mạnh ba điều cực kỳ quan trọng để dự phòng căn bệnh này đó là:
- Thay đổi thói quen ăn uống
- Tạo thói quen đi soi toàn bộ dạ dày – đại tràng định kỳ 6 tháng/ 1 lần
- Tập thể dục – thể thao hàng ngày.
Cũng theo BS Khánh, đây là căn bệnh âm thầm, hầu như không có triệu chứng mặc dù khối u đã xuất hiện và phát triển suốt một thời gian dài trong cơ thể. Và chỉ khi xuất hiện tình trạng mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân, đi ngoài phân đen…thì bệnh đã giai đoạn muộn. Vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh là yếu tố quyết định cho tiên lượng bệnh.
Theo đó, BS cũng đưa ra khuyến cáo, để phát hiện sớm bệnh thì mỗi người cần phải tạo thói quen đi nội soi toàn bộ đường tiêu hoá định kỳ 6 tháng/1 lần. Những đối tượng có nguy cơ cao như tiền sử gia đình, đa polyp đại tràng, viêm loét bờ cong nhỏ...thì nên thực hiện nội soi theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
Vừa qua, có nhiều bài báo viết về một gia đình (huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) có 9 người thì 7 người mắc ung thư đại trực tràng. Trong đó, bà mẹ và con cả đã chết vì ung thư đại tràng, 5 người con còn lại cũng đang mắc bệnh, chỉ có 2 người con út còn trẻ chưa phát hiện có bệnh. Điều này khiến nhiều người hoang mang và lo sợ về căn bệnh này.
TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại Bụng 1, Bệnh viện K trung ương cơ sở Tân Triều cho biết, trường hợp của gia đình anh Vinh ở Hải Dương là trường hợp bị ung thư đại trực tràng mang yếu tố gia đình. Cả gia đình đều bị ung thư đại trực tràng do hội chứng đa polyp gia đình hay còn gọi hội chứng FAP là hội chứng điển hình có tính chất gia đình do đột biến gen APC, gen này có thể chuyển từ bố mẹ, sang con, đây là một loại gen có vai trò ức chế sự hình thành của khối u sinh ra ở đại tràng và có sự đột biến, nó chiếm 1% ung thư đại trực tràng.
Theo đó, những câu hỏi: làm thế nào để chúng ta có thể dự phòng, hạn chế nguy cơ, hoặc phát hiện sớm ra căn bệnh này là điều mà rất nhiều người băn khoăn và quan tâm.
Theo ThS.BS nội trú Trần Quốc Khánh, bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, ung thư đường tiêu hoá bao gồm ung thư vùng miệng, vòm họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại trực tràng và hậu môn. Nhóm ung thư này chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số các loại ung thư nói chung (khoảng 30%) và đây là ung thư rất “đặc trưng” của người Á đông, cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc như nhau.
Tại Việt Nam, có rất nhiều các trường hợp để bệnh với triệu chứng rất muộn như đi ngoài phân đen, tắc ruột, đau bụng, chán ăn, gầy sút cân…mới đi khám bệnh, thực sự lúc đó, khối u đã phát triển được một thời gian dài và bệnh cũng đã nặng. Một trong những nguyên nhân là rất ít người dân có thói quen chủ động đi nội soi toàn bộ đường tiêu hoá định kỳ hằng năm để phát hiện sớm, khi tổn thương chỉ mới ở dạng “tiền ung thư”.
Ảnh minh họa |
Những yếu tố nguy cơ hàng đầu về nhóm bệnh ung thư đường tiêu hóa
Theo ThS. BS Trần Quốc Khánh, những yếu tố nguy cơ hàng đầu của nhóm bệnh này bao gồm:
Uống rượu mạnh thường xuyên gây bỏng niêm mạc đường tiêu hoá
Thói quen ăn nhiều thịt đỏ-ít ăn rau
Ăn thực phẩm muối mặn lâu ngày như cà-dưa muối để quá lâu
Ăn thực phẩm cháy xém-muội than như thịt nướng
Thói quen ăn đồ ăn quá nóng-quá lạnh
Người có bệnh lý viêm loét đại tràng chảy máu mạn tính
Người có đa polyp đại tràng
Người có tiền sử gia đình có ung thư đường tiêu hoá, người bị viêm loét dạ dày mạn tính-đặc biệt viêm loét bờ cong nhỏ dạ dày, người béo phì, người bị trào ngược dạ dày thực quản…
ThS.BS Trần Quốc Khánh |
Theo BS Khánh, để dự phòng căn bệnh này, mỗi người hãy chủ động giải quyết nếu có một trong những yếu tố nguy cơ đã nêu ở trên.
Đối với những người có nguy cơ cao như: bị viêm loét đường tiêu hoá, viêm loét bờ cong nhỏ , hoặc đa polyp đại tràng, hay có tiền sử gia đình thì nên sớm đi khám và xin tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa ung bướu hoặc tiêu hoá.
Ngoài ra, BS Khánh cũng nhấn mạnh ba điều cực kỳ quan trọng để dự phòng căn bệnh này đó là:
- Thay đổi thói quen ăn uống
- Tạo thói quen đi soi toàn bộ dạ dày – đại tràng định kỳ 6 tháng/ 1 lần
- Tập thể dục – thể thao hàng ngày.
Cũng theo BS Khánh, đây là căn bệnh âm thầm, hầu như không có triệu chứng mặc dù khối u đã xuất hiện và phát triển suốt một thời gian dài trong cơ thể. Và chỉ khi xuất hiện tình trạng mệt mỏi, chán ăn, gầy sút cân, đi ngoài phân đen…thì bệnh đã giai đoạn muộn. Vì vậy, việc phát hiện sớm bệnh là yếu tố quyết định cho tiên lượng bệnh.
Theo đó, BS cũng đưa ra khuyến cáo, để phát hiện sớm bệnh thì mỗi người cần phải tạo thói quen đi nội soi toàn bộ đường tiêu hoá định kỳ 6 tháng/1 lần. Những đối tượng có nguy cơ cao như tiền sử gia đình, đa polyp đại tràng, viêm loét bờ cong nhỏ...thì nên thực hiện nội soi theo sự hướng dẫn, chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.