Những thói quen của cha mẹ ảnh hưởng xấu đến con
Những thói quen của cha mẹ ảnh hưởng xấu đến con - Trong cuộc sống có rất nhiều thói quen của cha mẹ đã vô tình làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ khiến trẻ kém thông minh.
Nội dung bài viết
Những thói quen của cha mẹ ảnh hưởng xấu đến con
Truyền dạy kiến thức quá sớm, bỏ qua cảm thụ riêng của trẻ
Tại sao con kém thông minh ngay cả khi bạn đã truyền dạy kiến thức cho con? Vì một số cha mẹ thể diện, vì muốn con hơn người nên truyền dạy con những kiến thức trước tuổi. Thậm chí không muốn con “tự mãn” nên thường đặt ra những mục tiêu cao hơn khả năng của chúng. Nhưng một khi trẻ không có năng lực đạt được những mục tiêu, những kiến thức ấy, bị thất bại trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ, thất vọng, càng ngày càng tự ti về bản thân.
Cha mẹ không có thói quen học tập, đọc sách
Có cha mẹ nói, việc cha mẹ thích xem ti vi thì có liên quan gì đến con cái? Nhưng kỳ thực, mọi ngôn hàng cử chỉ và cảnh giới suy nghĩ của cha mẹ sẽ trực tiếp quyết định năng lực của trẻ. Đối với một đứa trẻ thì cha mẹ có tầm ảnh hưởng rất to lớn.
Nếu cha mẹ không thích đọc sách, không thích học tập thì thật khó để bồi dưỡng cho con những thói quen này, trẻ cũng khó có hứng thú với việc học tập giống như cha mẹ. Thường xuyên suy nghĩ là cách tốt để rèn luyện đại não phát triển. Người thường xuyên để não không hoạt động thì não nhanh bị suy yếu, người thông minh cũng sẽ dần trở thành trì độn.
Mỗi bữa ăn đều cho trẻ ăn quá no
Chắc rằng cha mẹ không thể ngờ con ăn quá nó cũng dẫn đến con kém thông minh nhỉ. Nhưng nghiên cứu đã chứng minh rằng, người thường xuyên ăn quá no thì tế bào não sẽ sớm suy yếu, trí lực giảm sút, càng ngày càng kém linh hoạt, thông minh. Cho nên, ăn quá no chưa hẳn là tốt. Cha mẹ nên cho con ăn no, đủ chất vào bữa sáng là tốt nhất, không ép trẻ ăn thêm khi trẻ đã muốn dừng lại.
Cha mẹ thức khuya, trẻ cũng thức khuya
Trẻ thường xuyên thức khuya cùng cha mẹ sẽ khiến giấc ngủ không đủ nên làm giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra các vấn đề như nội tiết mất cân bằng, chuyển hóa chất trong thân thể bị rối loạn, béo phì…cũng xuất hiện. Hệ quả thói quen của cha mẹ làm con kém thông minh hẳn đi.
Theo các nhà tâm lý, việc cha mẹ mải xem ti vi, xem điện thoại, khiến con không có một giấc ngủ đầy đủ là hành vi không có trách nhiệm và thất trách nghiêm trọng.
Đánh vào mông con
Không ít ông bố bà mẹ vẫn còn duy trì việc kỉ luật con bằng hình thức đánh đòn, nhất là đánh vào mông. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học ngày nay đã chỉ ra đánh vào mông trẻ không những có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý mà còn giảm trí thông minh của trẻ. Nguyên nhân là hành động đánh vào mông thường xuyên gây ra những chấn thương tinh thần lâu dài cho trẻ, làm suy giảm khả năng nhận thức, khiến trẻ gặp nhiều căng thẳng, áp lực khi phả xử lí những tình huống khó khăn.
Để con tiếp xúc với màn hình hơn 2 tiếng mỗi ngày
Trẻ dưới 2 tuổi tốt nhất không nên sử dụng máy tính, tivi, điện thoại,... Trẻ từ 2 tuổi trở lên chỉ nên tiếp xúc với những thiết bị này từ 1-2 tiếng mỗi ngày. Cho con nhìn vào màn hình quá nhiều không những dễ khiến trẻ ù lì, chậm chạp, béo phì, khó ngủ mà còn tăng nguy cơ trẻ bị trầm cảm, thiếu tập trung, có cảm giác hay buồn phiền và cô lập.
Cha mẹ hút thuốc lá
Mặc dù trẻ không trực tiếp hút thuốc nhưng hít phải khói thải từ người hút thuốc lá khác còn độc hại hơn gấp nhiều lần. Tiếp xúc với khí cabonic từ khói thuốc trong một thời gian dài khiến não bộ bị tổn thương, suy giảm chức năng tiếp nhận và lan truyền, kết nối thông tin của các tế bào não.
Tạo áp lực cho con
Mắng mỏ, phàn nàn, chì chiết,... không làm trẻ tiến bộ lên mà còn khiến IQ của trẻ bj sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân là do những hành động này của cha mẹ tạo ra áp lực nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng đối phó với những tình huống khó khăn trong tương lai của trẻ, ngoài ra còn tăng nguy cơ mắc căn bệnh mất trí nhớ đáng sợ Alzheimer.
Trả lời ngay những thắc mắc của con
Khi bé lên 3 – 4 tuổi, bé bắt đầu có ý thức khám phá thế giới xung quanh và luôn đặt cho bố mẹ các câu hỏi “tại sao?”, "vì sao?" để thỏa trí tò mò của mình. Các chuyên gia cho rằng việc bé đặt ra nhiều câu hỏi cho bố mẹ chứng tỏ đó là một đứa trẻ thông minh, hoạt bát.
Nhưng đa phần cha mẹ thường trả lời ngay câu hỏi của con mà không cho bé thời gian để suy nghĩ. Điều này khiến não bộ trẻ không được kích thích, khuyến khích để tìm ra câu trả lời.
Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể hỏi con ngược lại, hoặc đưa ra những câu hỏi gợi ý lại để con tự tìm câu trả lời cho mình. Chỉ khi nào quá khó khăn, bé không thể nghĩ ra, thì cha mẹ mới nên bật mí đáp án cho con.
Truyền dạy kiến thức quá sớm, bỏ qua cảm thụ riêng của trẻ
Tại sao con kém thông minh ngay cả khi bạn đã truyền dạy kiến thức cho con? Vì một số cha mẹ thể diện, vì muốn con hơn người nên truyền dạy con những kiến thức trước tuổi. Thậm chí không muốn con “tự mãn” nên thường đặt ra những mục tiêu cao hơn khả năng của chúng. Nhưng một khi trẻ không có năng lực đạt được những mục tiêu, những kiến thức ấy, bị thất bại trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ, thất vọng, càng ngày càng tự ti về bản thân.
Cha mẹ không có thói quen học tập, đọc sách
Có cha mẹ nói, việc cha mẹ thích xem ti vi thì có liên quan gì đến con cái? Nhưng kỳ thực, mọi ngôn hàng cử chỉ và cảnh giới suy nghĩ của cha mẹ sẽ trực tiếp quyết định năng lực của trẻ. Đối với một đứa trẻ thì cha mẹ có tầm ảnh hưởng rất to lớn.
Nếu cha mẹ không thích đọc sách, không thích học tập thì thật khó để bồi dưỡng cho con những thói quen này, trẻ cũng khó có hứng thú với việc học tập giống như cha mẹ. Thường xuyên suy nghĩ là cách tốt để rèn luyện đại não phát triển. Người thường xuyên để não không hoạt động thì não nhanh bị suy yếu, người thông minh cũng sẽ dần trở thành trì độn.
Mỗi bữa ăn đều cho trẻ ăn quá no
Chắc rằng cha mẹ không thể ngờ con ăn quá nó cũng dẫn đến con kém thông minh nhỉ. Nhưng nghiên cứu đã chứng minh rằng, người thường xuyên ăn quá no thì tế bào não sẽ sớm suy yếu, trí lực giảm sút, càng ngày càng kém linh hoạt, thông minh. Cho nên, ăn quá no chưa hẳn là tốt. Cha mẹ nên cho con ăn no, đủ chất vào bữa sáng là tốt nhất, không ép trẻ ăn thêm khi trẻ đã muốn dừng lại.
Cha mẹ thức khuya, trẻ cũng thức khuya
Trẻ thường xuyên thức khuya cùng cha mẹ sẽ khiến giấc ngủ không đủ nên làm giảm khả năng miễn dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra các vấn đề như nội tiết mất cân bằng, chuyển hóa chất trong thân thể bị rối loạn, béo phì…cũng xuất hiện. Hệ quả thói quen của cha mẹ làm con kém thông minh hẳn đi.
Theo các nhà tâm lý, việc cha mẹ mải xem ti vi, xem điện thoại, khiến con không có một giấc ngủ đầy đủ là hành vi không có trách nhiệm và thất trách nghiêm trọng.
Đánh vào mông con
Không ít ông bố bà mẹ vẫn còn duy trì việc kỉ luật con bằng hình thức đánh đòn, nhất là đánh vào mông. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học ngày nay đã chỉ ra đánh vào mông trẻ không những có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý mà còn giảm trí thông minh của trẻ. Nguyên nhân là hành động đánh vào mông thường xuyên gây ra những chấn thương tinh thần lâu dài cho trẻ, làm suy giảm khả năng nhận thức, khiến trẻ gặp nhiều căng thẳng, áp lực khi phả xử lí những tình huống khó khăn.
Để con tiếp xúc với màn hình hơn 2 tiếng mỗi ngày
Trẻ dưới 2 tuổi tốt nhất không nên sử dụng máy tính, tivi, điện thoại,... Trẻ từ 2 tuổi trở lên chỉ nên tiếp xúc với những thiết bị này từ 1-2 tiếng mỗi ngày. Cho con nhìn vào màn hình quá nhiều không những dễ khiến trẻ ù lì, chậm chạp, béo phì, khó ngủ mà còn tăng nguy cơ trẻ bị trầm cảm, thiếu tập trung, có cảm giác hay buồn phiền và cô lập.
Cha mẹ hút thuốc lá
Mặc dù trẻ không trực tiếp hút thuốc nhưng hít phải khói thải từ người hút thuốc lá khác còn độc hại hơn gấp nhiều lần. Tiếp xúc với khí cabonic từ khói thuốc trong một thời gian dài khiến não bộ bị tổn thương, suy giảm chức năng tiếp nhận và lan truyền, kết nối thông tin của các tế bào não.
Tạo áp lực cho con
Mắng mỏ, phàn nàn, chì chiết,... không làm trẻ tiến bộ lên mà còn khiến IQ của trẻ bj sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân là do những hành động này của cha mẹ tạo ra áp lực nặng nề, ảnh hưởng đến khả năng đối phó với những tình huống khó khăn trong tương lai của trẻ, ngoài ra còn tăng nguy cơ mắc căn bệnh mất trí nhớ đáng sợ Alzheimer.
Trả lời ngay những thắc mắc của con
Khi bé lên 3 – 4 tuổi, bé bắt đầu có ý thức khám phá thế giới xung quanh và luôn đặt cho bố mẹ các câu hỏi “tại sao?”, "vì sao?" để thỏa trí tò mò của mình. Các chuyên gia cho rằng việc bé đặt ra nhiều câu hỏi cho bố mẹ chứng tỏ đó là một đứa trẻ thông minh, hoạt bát.
Nhưng đa phần cha mẹ thường trả lời ngay câu hỏi của con mà không cho bé thời gian để suy nghĩ. Điều này khiến não bộ trẻ không được kích thích, khuyến khích để tìm ra câu trả lời.
Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể hỏi con ngược lại, hoặc đưa ra những câu hỏi gợi ý lại để con tự tìm câu trả lời cho mình. Chỉ khi nào quá khó khăn, bé không thể nghĩ ra, thì cha mẹ mới nên bật mí đáp án cho con.
- >>> Xem thêm:
- Thắt lưng
- Ví da
- giày da cá sấu