Cảnh báo nguy hiểm của bệnh cột sống và các dấu hiệu cần chú ý
Cảnh báo nguy hiểm của bệnh cột sống và các dấu hiệu cần chú ý. Cột sống là cột trụ của cơ thể: vừa là điểm tựa vững chãi để tạo nên hình hài của mỗi cơ thể, vừa là “đường ống” bảo vệ hệ thống các tổ chức thần kinh đi bên trong, giúp chúng ta vận động đi đứng, cơ…
Nội dung bài viết
Cảnh báo nguy hiểm của bệnh cột sống và các dấu hiệu cần chú ý
Tuy nhiên, theo thời gian kết hợp với việc vận động quá mức, sẽ đến lúc cột sống của chúng ta có những vấn đề. Đó có thể là những tổn thương rất nhẹ nhàng, tuy nhiên có những tổn thương lại rất nguy hiểm, đẩy người bệnh vào nguy cơ bị tàn phế, mất chức năng tay chân, đại tiểu tiện không tự chủ...nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời.
Để góp phần giúp mọi người hiểu được phần nào những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến cột sống, ThS.Bs Trần Quốc Khánh – Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức đã chia sẻ “10 DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGUY HIỂM” của bệnh cột sống cần đi khám ngay.
1. Tê bì hai tay hoặc tứ chi, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi hoặc sau tai nạn ngã. Đây có thể là dấu hiệu gợi ý bệnh nhân bị tổn thương tuỷ thần kinh trung ương vùng cổ-ngực hoặc có tình trạng chèn ép rễ thần kinh nhiều, bắt buộc bệnh nhân cần được chụp cộng hưởng từ cột sống, đo dây thần kinh tứ chi để chẩn đoán.
Tuy nhiên, theo thời gian kết hợp với việc vận động quá mức, sẽ đến lúc cột sống của chúng ta có những vấn đề. Đó có thể là những tổn thương rất nhẹ nhàng, tuy nhiên có những tổn thương lại rất nguy hiểm, đẩy người bệnh vào nguy cơ bị tàn phế, mất chức năng tay chân, đại tiểu tiện không tự chủ...nếu chúng ta không phát hiện và điều trị kịp thời.
Để góp phần giúp mọi người hiểu được phần nào những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến cột sống, ThS.Bs Trần Quốc Khánh – Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức đã chia sẻ “10 DẤU HIỆU CẢNH BÁO NGUY HIỂM” của bệnh cột sống cần đi khám ngay.
1. Tê bì hai tay hoặc tứ chi, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi hoặc sau tai nạn ngã. Đây có thể là dấu hiệu gợi ý bệnh nhân bị tổn thương tuỷ thần kinh trung ương vùng cổ-ngực hoặc có tình trạng chèn ép rễ thần kinh nhiều, bắt buộc bệnh nhân cần được chụp cộng hưởng từ cột sống, đo dây thần kinh tứ chi để chẩn đoán.
Nếu bạn đang tìm mua những mẫu thời trang nam hiện đại. Hãy đến với ZANAFU để cập nhật thêm những mẫu quần áo nam đang HOT.
Đặc biệt là những kiểu quần tây dành cho các bạn trai thanh lịch kết hợp với áo sơ mi đầy tự tin.
Tê bì hai tay hoặc tứ chi, đặc biệt ở những người trên 50 tuổi hoặc sau tai nạn ngã.
2. Giảm các động tác tinh tế hai bàn tay. Ví dụ như bệnh nhân khó cài cúc áo, chữ viết xấu, khó gắp thức ăn, nắm tay không chặt…đây là những dấu hiệu rất nặng, gợi ý tuỷ cổ bị tổn thương đã một thời gian, thường hay gặp ở những người cao tuổi, những người cổ ngắn và béo.
3. Dáng đi mất vững, bệnh nhân sợ ngã, đặc biệt khi đi ở đường mấp mô sỏi đá, đi lên dốc, lên xuống cầu thang...triệu chứng này cũng gợi ý bệnh nhân bị chèn ép ở tuỷ cột sống cổ hoặc cột sống ngực nặng, cần được chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán.
4. Teo cơ tay, chân, mông. Đây là triệu chứng gợi ý bệnh lý đã ở giai đoạn rất muộn, Anh Chị cần đi khám sớm nhất có thể. Nguyên nhân có thể từ cột sống, sọ não hoặc các đám rối rễ thần kinh ngoại vi.
5. Táo bón, đại tiểu tiện rối loạn, đi tiểu không tự chủ...Triệu chứng này gợi ý rất nhiều bệnh lý, trong đó có một nguyên nhân là từ cột sống, dù là nguyên nhân gì đi nữa thì đây cũng là triệu chứng tiên lượng nặng nề, vì vậy người thân cần cho bệnh nhân đi khám ngay.
6. Đột ngột không nâng được vai – tay một bên kèm đau cổ. Đây có thể là do bệnh nhân bị thoát vị cấp ở cổ chèn ép mạnh vào rễ thần kinh một bên, thường gặp ở thanh niên. Khi đó, người nhà cần cho bệnh nhân đi kiểm tra cột sống cổ và đo dây thần kinh hai tay sớm nhất có thể. Nếu phát hiện và xử lý được sớm, khả năng hồi phục vận động của tay bệnh nhân rất khả thi. Theo đó, BS khánh cho biết, đã gặp nhiều những bệnh nhân có bệnh cảnh như vậy, hầu hết tuổi từ 30 đến 45.
Ảnh minh họa
7. Bệnh nhân sau tai nạn tăng cảm giác đau – buốt khi bị chạm vào tay, chân. Đây là một trong những bệnh cảnh hay gặp những dễ bị bỏ sót tổn thương. Thường ở những bệnh nhân này có tổn thương ở tuỷ thần kinh cổ, cần chụp cộng hưởng từ cột sống cổ để đánh giá.
8. Đau nhẹ vùng chấm hoặc quay cổ thấy đau vùng gáy sau tai nạn. Đây là một trong những tổn thương rất nguy hiểm vùng cột sống cổ cao (đốt sống cổ số 1 và số 2, các đốt sống này vỡ, trật, xoay..) với nguy cơ gây biến dạng cột sống cổ và liệt dần sau một thời gian. Có nhiều bệnh nhân đến viện khám vì thấy yếu tứ chi tăng dần, qua chụp chiếu phát hiện tổn thương đốt sống cổ cao, hỏi ra bệnh nhân mới nhớ ngày xưa mình bị tai nạn, ngã và có thấy đau vùng chẩm gáy những một thơi gian hết đau nên không đi khám gì thêm. Những tổn thương kiểu này thường nặng, phẫu thuật cũng đòi hỏi chuyên khoa rất sâu, nguy cơ của phẫu thuật nhiều…Vì vậy người bệnh cần lưu ý để phát hiện sớm, tránh bỏ sót những tổn thương cổ cao này sau tai nạn.
Ảnh minh họa
9. Đau cột sống âm ỉ, tăng nhiều về đêm và gần sáng ở ngưởi cao tuổi. Theo Bs Khánh, đây có thể gợi ý tổn thương ung thư di căn vào cột sống. Nam giới thường di căn từ phổi, tiền liệt tuyến, đường tiêu hoá..phụ nữ thường di căn từ tuyến vú, tuyến giáp và cả phổi. Đây là tổn thương tiên lượng kém vì ung thư đã di căn xa vào cột sống, điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng bệnh nhân, ung thư nguyên phát từ đâu, ung thư đã phá huỷ 1 hay nhiều đốt sống, nguyện vọng của gia đình…
10. Đột ngột đau buốt cổ lan tay hoặc lưng lan xuống chân sau vận động mạnh, ho rặn, bê vật nặn…Những trường hợp này thường bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm cấp tính, cần đến viện chụp cộng hưởng từ cột sống để chẩn đoán xác định, thường những bệnh nhân này phải phẫu thuật vì thoát vị to, chèn ép thần kinh nhiều, bệnh nhân đau không chịu được…