Những người có nhóm “máu hiếm” có khác biệt thế nào
Những người có nhóm “máu hiếm” có khác biệt thế nào. Trong cuộc sống, những người có nhóm máu hiếm thường có khả năng gặp rủi ro cao hơn những người có nhóm máu khác nếu chẳng may có sự cố không mong muốn cần truyền máu. Không chỉ vậy, vấn đề sinh đẻ…
Nội dung bài viết
Những người có nhóm “máu hiếm” có khác biệt thế nào.
Nguyên tắc đặc biệt ít ai được biết khi hiến 'máu hiếm
Nguyên tắc đặc biệt ít ai được biết khi hiến 'máu hiếm
Chị Trần Phương Thảo, BS Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đồng thời là Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ nhóm máu hiếm Miền Bắc đã bật mí những câu chuyện không phải ai cũng biết liên quan đến người có nhóm 'máu hiếm'. Đồng thời là những kỉ niệm không thể quên khi chính chị là người mang trong mình nhóm máu đặc biệt này.
Chị Thảo cho biết, mình đã hoạt động trong câu lạc bộ nhóm máu hiếm miền Bắc từ năm 2011, do đó khi một bệnh nhân được đáp ứng và cung cấp kịp thời lượng máu thuộc nhóm máu hiếm, bảo vệ tính mạng chị rất vui mừng cho bản thân cũng như toàn thể thành viên trong câu lạc bộ.
Chị Trần Phương Thảo, BS Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đồng thời là Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ nhóm máu hiếm Miền Bắc
Khi vừa kết thúc năm thứ 2 Đại học, chị vô tình biết được mình thuộc nhóm máu hiếm rh-. May mắn có được kiến thức của một sinh viên y, nên chị chỉ có đôi chút bất ngờ và thoáng nghĩ rằng, khi chẳng may xảy ra chuyện gì việc truyền máu sẽ rất khó khăn. "Tôi bắt đầu tìm hiểu thông tin trong ngành và biết được tại Viện huyết học truyền máu Trung ương đã có câu lạc bộ nhóm máu hiếm được thành lập từ năm 2006. Sự vui mừng đã khiến tôi nhanh chóng quyết định tham gia câu lạc bộ", chị Thảo tâm sự.
Trước vấn đề về nguy cơ nếu người bệnh có nhóm máu hiếm không nhận được nhóm máu tương thích với nhóm máu của mình, chị Thảo cho biết, hiện tại nhóm máu rh- có thể truyền được cho rh- và rh+ , nhưng trường hợp ngược lại thì không thể, do đó việc đầu tiên chính là phải cố gắng kết nối với những đơn vị ngân hàng máu để có thể kêu gọi được các câu lạc bộ cũng như người quản lý của bệnh viện cho máu và vận chuyển đến kịp thời nhất.
BS Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cũng tiết lộ, quá trình cho và nhận máu hiếm có một nguyên tắc đặc biệt: "Chúng tôi không hiến máu trong những đợt kêu gọi phổ thông. Bởi khối hồng cầu khi đã tách ra khỏi cơ thể chỉ có giới hạn sử dụng trong 42 ngày. Trong khi một người đi hiến máu phải mất 90 ngày mới có thể đi hiến được lần thứ 2. Do đó, trong câu lạc bộ thường khuyến cáo các thành viên rằng không đi hiến máu trong các đợt vận động mà chỉ khi có trường hợp kêu gọi bệnh nhân cấp cứu hoặc thai phụ chuẩn bị sinh thì mới đến hiến để có nguồn máu tươi và kịp thời nhất".
22 đơn vị máu huy động trong hai ngày và nghĩa cử cao đẹp
Suốt quá trình hoạt động trong câu lạc bộ máu hiếm, chị Thảo đã trải qua không biết bao nhiều kỉ niệm vui buồn, nhưng có lẽ kỉ niệm khiến chị ấn tượng và nhớ nhất chính là trường hợp rất nổi tiếng trên mạng xã hội gần đây.
"Lần đó, một bệnh nhân nước ngoài được chỉ định ghép gan ở một bệnh viện Quốc tế Hà Nội. Trường hợp này cần một lượng máu khổng lồ cần huy động nhưng chúng tôi chỉ có hai ngày, vì diễn biến của bệnh nhân quá nhanh chóng. Trong thời gian gấp rút ấy chúng tôi đã phải tổng động viên toàn miền Bắc, không riêng khu vực Hà Nội mà còn Thái Nguyên, Quảng Ninh, tất cả những thành viên kì cựu đã tụ tập về Viện huyết học truyền máu Trung Ương để kịp hiến máu cho bệnh nhân. Kết quả đã huy động được tổng cộng 22 đơn vị máu từ 22 người khoẻ mạnh nhất để kịp chuyển máu cho bệnh nhân kịp thời phẫu thuật", chị Thảo xúc động kể lại.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Trước ý kiến cho rằng những phụ nữ có nhóm máu hiếm rh- không thể sinh con cũng như sinh con ra sẽ không được lành lặn như những phụ nữ bình thường, chị Thảo phân tích, với những người có nhóm máu rh- sinh ra sẽ không có kháng thể đối với trường hợp hồng cầu có rh+.
Nhưng với những trường hợp như: sảy thai, sinh đẻ, hoặc bị truyền nhầm nhóm máu thì sẽ hình thành kháng thể. Khi nào phụ nữ hình thành kháng thể thì mới có nguy cơ ảnh hưởng đến việc thai nghén và giữ thai nhi, hoặc thai nhi ra đời sẽ có nguy cơ bị tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, đó là trường hợp đối với người có kháng thể, ngược lại nếu có tiền sử tốt về thai sản, chưa phải truyền nhận nhóm máu khi không có kháng thể thì vẫn sinh con hoàn toàn khoẻ mạnh một cách bình thường.
>>> Tham khảo thêm những mẫu phụ kiện nam thời thượng mà ai cũng thích
- cà vạt
- nơ nam
>>> Tham khảo thêm những mẫu phụ kiện nam thời thượng mà ai cũng thích
- cà vạt
- nơ nam