Cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa lạnh
Cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa lạnh. Cơ thể của trẻ luôn mẫn cảm và rất dễ ốm với thời tiết lạnh của mùa đông. Do đó, cha mẹ cần có kiến thức để có thể tăng cường sức đề kháng giúp trẻ luôn khoẻ mạnh.
Nội dung bài viết
Cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ trong mùa lạnh
Sữa mẹ
Sữa mẹ là ưu tiên hàng đầu cho các bé. Trong sữa mẹ có chứa các chất miễn dịch, có thể hỗ trợ ngăn chặn khi vi khuẩn, virus tấn công hệ miễn dịch của bé. Các chuyên gia y tế khuyên mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để bé có được một sức đề kháng tốt, tăng cường dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Bé sơ sinh bú mẹ nhiều sẽ ít bị bệnh hơn. Một điều đặc biệt mà ít người biết là sữa mẹ còn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa cảm lạnh cho bé.
Sữa mẹ
Sữa mẹ là ưu tiên hàng đầu cho các bé. Trong sữa mẹ có chứa các chất miễn dịch, có thể hỗ trợ ngăn chặn khi vi khuẩn, virus tấn công hệ miễn dịch của bé. Các chuyên gia y tế khuyên mẹ nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời để bé có được một sức đề kháng tốt, tăng cường dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Bé sơ sinh bú mẹ nhiều sẽ ít bị bệnh hơn. Một điều đặc biệt mà ít người biết là sữa mẹ còn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa cảm lạnh cho bé.
>>> Nếu bạn đang muốn mua Giày nam hàng hiệu thì đừng quên aKmen nhé, ngoài ra chúng tôi còn có thêm Giày tây nam hàng hiệu cho bạn thêm nam tính.
Tăng cường ăn rau quả
Trong rau củ quả có rất nhiều các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Vitamin C là loại vitamin được tìm thấy nhiều trong các loại rau, quả. Mẹ nên tăng cường cho trẻ các phần hoa quả xen kẽ giữa các bữa ăn để giúp trẻ tổng hợp kháng thể một gián tiếp, qua đó tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể. Tất cả các loại trái cây tươi và rau lá màu xanh đậm đều có có thể coi là thực phầm cung cấp vitamin C rất tốt.
Cho trẻ uống nhiều nước
Mùa đông trẻ có xu hướng ít khát nước. Mẹ có thể vô tình bỏ qua việc cho trẻ uống nước. Ngoài ra, khi vào mùa đông, trời rét, nhiều bà mẹ đã hạn chế cho con uống nước vì sợ con sẽ bị lạnh. Quan điểm đó thực sự là sai lầm. Vì thực tế, dù trời lạnh, trẻ vẫn cần uống nước đầy đủ và lượng nước chỉ có thể giảm hơn so với khi trời nóng. Chỉ như vậy cơ thể trẻ mới đảm bảo hoàn thành tốt các chức năng sinh lý, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, tăng sức đề kháng.
“Bắt tay” với những vi khuẩn có lợi
Thông thường chúng ta hay nghĩ rằng, vi khuẩn thường có hại. Tuy nhiên vi khuẩn trong các chế phẩm sinh học lại hoàn toàn ngược lại. Chúng là những vi khuẩn tốt có thể được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm lên men như dưa cải bắp, sữa chua. Bạn nên kết thân với các loại vi khuẩn có lợi trong bữa ăn.
Bổ sung đầy đủ vitamin D
Vào những ngày lạnh thì ánh sáng mặt trời sẽ rất yếu. Nhưng bạn vẫn cần ánh nắng mặt trời để cung cấp vitamin D cho cơ thể. Chỉ cần 30 phút đứng sưởi nắng mỗi lần, một vài lần mỗi tuần, bạn sẽ cung cấp đầy đủ vitamin D cho cơ thể. Nếu bạn không có đủ thời gian nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời hãy thêm vitamin D vào chế độ ăn uống của bạn hoặc uống thuốc bổ sung.
Không lạm dụng thuốc kháng sinh
Mỗi khi trẻ bị ốm, cảm cúm cảm lạnh, mẹ cho con uống thuốc kháng sinh không phải là một ý tưởng tốt. Tiến sĩ Howard Bauchner, một giáo sư nhi khoa và y tế công cộng tại Đại học Y khoa Boston, Mỹ, cho biết: "Thuốc kháng sinh chỉ điều trị các bệnh do vi khuẩn, nhưng bệnh thường gặp nhất ở trẻ em đều do tác nhân là virus".
Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy có rất nhiều bác sĩ nhi khoa buộc phải miễn cưỡng kê thuốc kháng sinh theo yêu cầu của các bậc cha mẹ. Kết quả là tình trạng vi khuẩn quen thuộc với loại thuốc này sẽ xảy ra và các bệnh đơn giản như viêm tai sẽ khó khăn hơn để điều trị. Thay vì cho con uống kháng sinh ngay khi mới chớm bệnh, mẹ nên để cơ thể bé tự kiểm soát căn bệnh trong tình trạng hợp lý.
Đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ giấc
Nhiều nghiên cứu đã minh chứng rằng việc thiếu ngủ có thể làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với bệnh tật do sự suy giảm khả năng của hệ miễn dịch để bảo vệ mình trước sự tấn công của vi khuẩn và các tế bào ung thư. Theo bác sĩ Kathi Kemper, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe và giáo dục trẻ em tại Bệnh viện nhi Boston, Mỹ, vấn đề này cũng xảy ra trong cơ thể của trẻ em.
Trẻ em cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nguy cơ mất ngủ vì tất cả các hoạt động có thể trở nên khó khăn hơn khi trẻ ngủ những giấc ngủ ngắn trong ngày. Trẻ em cần phải ngủ bao lâu trong một ngày? Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 giờ mỗi ngày, trẻ mới biết đi cần khoảng 12 đến 13 giờ. Trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi cần khoảng 10 giờ. Nếu trẻ em không ngủ vào ban ngày hoặc một giấc ngủ ngắn, mẹ nên có chúng đi ngủ sớm vào buổi tối.
Cho trẻ tập thể dục thường xuyên
Đây là cách tốt để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh. Kết quả của nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Newfoundland, Canada, cho thấy việc tập thể dục làm tăng số lượng tế bào giết tự nhiên (một thành phần chính của hệ thống miễn dịch, trong đó có chức năng để tiêu diệt các khối u và các tế bào bị nhiễm virus trong cơ thể) ở người lớn. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng sẽ mang lại lợi ích tương tự như trẻ em. Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng thực hành các thói quen tập thể dục cho trẻ.