Ung thư vú và những điều cần biết
Ung thư vú và những điều cần biết. Ung thư vú là căn bệnh ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ. Do đó, chị em cần phải trang bị những hiểu biết cơ bản nhất để phòng ngừa hiệu quả.
Nội dung bài viết
Ung thư vú và những điều cần biết
Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là một bệnh lý ác tính xuất hiện trong các tế bào ở mô của vú. Những tế bào này thường phát sinh từ các ống dẫn hoặc tiểu thùy ở vú, sau đó có thể lây lan trong các mô hoặc cơ quan và các bộ phận khác của cơ thể.
Tỷ lệ sống sót khi mắc ung thư vú đang ngày một lớn hơn nhờ nhận thức của người bệnh cao hơn, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú
- Đột biến gen: yếu tố gây đột biến gen có thể là các tia phóng xạ hay virus.
- Di truyền: Khoảng 18% ung thư vú có yếu tố di truyền nhưng chỉ khoảng 5% là thực sự có yếu tố gia đình. Trong những gia đình này, nguy cơ bị ung thư vú cả đời ở nữ ít nhất là 50%.
- Chế độ ăn và Hormon:
+ Chế độ ăn nhiều mỡ và đường có tỷ lệ bị ung thư vú cao hơn chế độ ăn ít đường và mỡ, đặc biệt là đối với lứa tuổi trẻ.
+ Một số loại Hormon như: Prolactin, Estrogen, Progestin (thường có trong các thuốc tránh thai) khi dùng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ trẻ.
Các yếu tố nguy cơ của ung thư vú
- Yếu tố gia đình: Nhóm nguy cơ cao gồm những người có tiền sử gia đình bị ung thư vú như: mẹ, chị em gái, con gái. Phụ nữ có mẹ bị ung thư vú trước tuổi 40 nguy cơ mắc ung thư vú tăng gấp 2 lần so với phụ nữ có mẹ không bị ung thư vú. Những phụ nữ ung thư vú có liên quan đến tiền sử gia đình thường có xu hướng trẻ hơn.
Ung thư vú là gì?
Ung thư vú là một bệnh lý ác tính xuất hiện trong các tế bào ở mô của vú. Những tế bào này thường phát sinh từ các ống dẫn hoặc tiểu thùy ở vú, sau đó có thể lây lan trong các mô hoặc cơ quan và các bộ phận khác của cơ thể.
Tỷ lệ sống sót khi mắc ung thư vú đang ngày một lớn hơn nhờ nhận thức của người bệnh cao hơn, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư vú
- Đột biến gen: yếu tố gây đột biến gen có thể là các tia phóng xạ hay virus.
- Di truyền: Khoảng 18% ung thư vú có yếu tố di truyền nhưng chỉ khoảng 5% là thực sự có yếu tố gia đình. Trong những gia đình này, nguy cơ bị ung thư vú cả đời ở nữ ít nhất là 50%.
- Chế độ ăn và Hormon:
+ Chế độ ăn nhiều mỡ và đường có tỷ lệ bị ung thư vú cao hơn chế độ ăn ít đường và mỡ, đặc biệt là đối với lứa tuổi trẻ.
+ Một số loại Hormon như: Prolactin, Estrogen, Progestin (thường có trong các thuốc tránh thai) khi dùng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ trẻ.
Các yếu tố nguy cơ của ung thư vú
- Yếu tố gia đình: Nhóm nguy cơ cao gồm những người có tiền sử gia đình bị ung thư vú như: mẹ, chị em gái, con gái. Phụ nữ có mẹ bị ung thư vú trước tuổi 40 nguy cơ mắc ung thư vú tăng gấp 2 lần so với phụ nữ có mẹ không bị ung thư vú. Những phụ nữ ung thư vú có liên quan đến tiền sử gia đình thường có xu hướng trẻ hơn.
>>> Cùng xem những mẫu Ví nữ da cá sấu và những kiểu dây đeo đồng hồ độc đáo, hoặc nhưng mẫu Ví nam da cá sấu thời thượng từ CyVy
- Yếu tố nội tiết: Nồng độ Estrogen nội sinh ở những phụ nữ bị ung thư vú cao hơn so với những người không bị ung thư. Nguy cơ cao với người có kinh sớm, mãn kinh muộn, không có thai hoặc có thai lần đầu sau 35 tuổi.
- Kinh nguyệt: Tuổi có kinh, mãn kinh và tiền sử mang thai là yếu tố liên quan chặt chẽ với ung thư vú. Phụ nữ có kinh lần đầu trước tuổi 13 nguy cơ ung thư vú cao gấp 2 lần so với những phụ nữ bắt đầu có kinh ở tuổi 13 hoặc lớn hơn. Phụ nữ mãn kinh ở sau tuổi 55 có nguy cơ cao gấp 2 lần so với phụ nữ mãn kinh trước tuổi 45. Phụ nữ chưa sinh đẻ lần nào nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với phụ nữ đã sinh đẻ một hoặc nhiều lần. Phụ nữ có thai lần đầu tiên trên 30 tuổi nguy cơ ung thư vú tăng từ 4 - 5 lần so với phụ nữ đẻ con trước 20 tuổi.
- Tuổi: Nguy cơ mắc ung thư vú tăng lên theo tuổi. Hiếm gặp bệnh nhân ung thư vú ở tuổi 20 - 30.
- Chế độ dinh dưỡng: Có mối liên quan giữa chế độ dinh dưỡng với ung thư vú, đặc biệt là chất béo trong khẩu phần ăn với nguy cơ mắc ung thư vú. Rượu cũng được coi làm tăng nguy cơ ung thư vú. Uống rượu quá nhiều và kéo dài sẽ làm cản trở chuyển hóa Estrogen tại gan sẽ gây hậu quả là làm tăng nồng độ Estrogen trong máu. Ngược lại, chế độ ăn nhiều dầu oliu, ngũ cốc và hoa quả có thể ngăn chặn nguy cơ này.
Dấu hiệu khi mắc ung thư vú
Triệu chứng lâm sàng rất đa dạng, khi có các triệu chứng điển hình thì thường đã ở giai đoạn muộn của bệnh.
- Khối to lên ở vú:
+ Thường bị ở một vú nhưng có khi bị cả hai vú, bề mặt thường lồi lõm không đều, mật độ thường chắc hoặc cứng.
+ Các biến đổi ở da vùng có khối u: da bị lõm xuống vì dính vào khối u.
+ Dấu hiệu da kiểu “vỏ cam”: nhìn rõ một mảng da bị phù nề, đổi màu đỏ sẫm và có những điểm bị lõm sâu xuống ở chỗ chân lông.
+ Những trường hợp đến muộn có thể thấy da trên khối u đã bị loét, chảy máu, bội nhiễm…
- Những biến đổi ở núm vú: chảy dịch đầu núm vú, đầu núm vú có vẹo hoặc tụt sâu vào trong.
Cách phòng ngừa và điều trị ung thư vú
Phòng ngừa
+ Tự kiểm tra tuyến vú: Hàng tháng đối với tất cả phụ nữ trên 20 tuổi; những phụ nữ tiền mãn kinh nên thực hiện kiểm tra 5 ngày sau kết thúc của một chu kỳ kinh; những phụ nữ sau mãn kinh nên tự kiểm tra mình cũng vào những ngày như vậy mỗi tháng.
+ Đến khám lâm sàng tại cơ sở có bác sĩ: Ba năm một lần cho các phụ nữ tuổi từ 20 đến 40; mỗi năm một lần cho các phụ nữ lớn hơn 40 tuổi.
+ Chụp vú: Các phụ nữ 35-39 tuổi cần phải được chụp vú kiểm tra để làm số liệu cơ sở theo dõi sau này; phụ nữ từ 40-49 tuổi cần được chụp vú 1-2 năm một lần; phụ nữ trên 50 tuổi cần được chụp vú mỗi năm một lần
+ Cắt tuyến vú dự phòng: Có thể chỉ định cho các trường hợp sau: Các bệnh nhân có bệnh vú lành tính cac có tiền sử gia đình bị Ung thư vú hai bên tuổi tiền mãn kinh; Bệnh nhân có đã có tiền sử bị Ung thư vú và hiện nay đang có bệnh xơ nang trong tuyến vú còn lại.
Điều trị
+ Ung thư vú giai đoạn I và II (giai đoạn bệnh còn khư trú tại chỗ):
Trong giai đoạn này, biện pháp điều trị quan trọng hàng đầu là phẫu thuật. Sau đó có thể điều trị bổ xung sau phẫu thuật bằng các biện pháp sau: chiếu xạ, hóa chất, nội tiết, miễn dịch.
+ Ung thư vú giai đoạn IIIA (còn có thể phẫu thuật được): Điều trị Chiếu xạ tại chỗ và khu vực để hạn chế bớt sự phát triển của khối u. Đồng thời dùng hóa chất để điều trị các di căn có thể có ở toàn thân. Sau đó tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến vú kèm bóc tách lấy bỏ hạch nách. Sau đó tiếp tục điều trị bỏ xung bằng Chiếu xạ, Hóa chất, Nội tiết…
+ Ung thư vú giai đoạn IIIB (không còn khả năng phẫu thuật): Điều trị ngày từ đầu bằng hóa chất. Dùng phác đồ kết hợp thuốc CMF, CA hay FAC trong 3 hoặc 4 tháng. Tiếp đó điều trị chiếu xạ tại chỗ và khu vực, rồi tiến hành mổ cắt bỏ toàn bộ tuyến vú. Cuối cùng lại tiếp tục điều trị toàn thân bằng hóa chất.
+ Ung thư vú giai đoạn IV(giai đoạn di căn toàn thân): Thường điều trị ngay bằng Hóa chất hay Nội tiết.