Thế kỷ 21 Hà Nội mới có xe buýt 2 tầng
Thế kỷ 21 Hà Nội mới có xe buýt 2 tầng. Hà Nội vừa khai trương tuyến xe buýt 2 tầng đầu tiên nhằm phục vụ du khách trong và ngoài nước. Xe buýt 2 tầng đã xuất hiện từ thế kỷ 19 ở Anh.
Nội dung bài viết
Thế kỷ 21 Hà Nội mới có xe buýt 2 tầng
Loại xe buýt 2 tầng đầu tiên tại Anh
Biểu tượng của nước Anh
Chiếc xe buýt hai tầng màu đỏ từ lâu đã trở thành một trong những hình ảnh biểu tượng đặc trưng nhất của nước Anh. Vào năm 1829, chiếc xe buýt hai tầng thương mại đầu tiên được ra mắt tại London với tên gọi là “omnibus". Tất nhiên lúc đó vì động cơ hiện đại vẫn chưa xuất hiện, nên chiếc xe buýt này hoạt động dùng... sức kéo của ngựa, theo Wikipedia.
Phải tới năm 1923 thì chiếc xe buýt hai tầng sử dụng động cơ đầu tiên mới ra đời. Khi đó ở London rất thiếu hụt xe buýt, và các công ty cạnh tranh nhau để giành vị trí thống lĩnh thị trường này. Năm 1924 có tới trên 200 hãng xe buýt độc lập cùng kinh doanh trên các tuyến đường tại đây.
Trong những chiếc xe buýt hai tầng đời đầu, tài xế thường ngồi ở một buồng lái riêng. Các hành khách sẽ lên xe từ cửa mở phía sau thay vì phía trước như những chiếc xe hiện đại hiện nay. Xe buýt hai tầng là phương tiện giao thông phổ biến ở nước Anh vì chúng ngắn hơn xe buýt thường và chứa được nhiều hành khách hơn, phù hợp với những con phố chật chội ở đảo quốc sương mù. Một chiếc xe buýt hai tầng phổ thông tại Anh thường có chiều dài dao động trong khoảng 9,5 - 11,1 mét, và chiều cao khoảng 4,38 mét.
Loại xe buýt 2 tầng đầu tiên tại Anh
Biểu tượng của nước Anh
Chiếc xe buýt hai tầng màu đỏ từ lâu đã trở thành một trong những hình ảnh biểu tượng đặc trưng nhất của nước Anh. Vào năm 1829, chiếc xe buýt hai tầng thương mại đầu tiên được ra mắt tại London với tên gọi là “omnibus". Tất nhiên lúc đó vì động cơ hiện đại vẫn chưa xuất hiện, nên chiếc xe buýt này hoạt động dùng... sức kéo của ngựa, theo Wikipedia.
Phải tới năm 1923 thì chiếc xe buýt hai tầng sử dụng động cơ đầu tiên mới ra đời. Khi đó ở London rất thiếu hụt xe buýt, và các công ty cạnh tranh nhau để giành vị trí thống lĩnh thị trường này. Năm 1924 có tới trên 200 hãng xe buýt độc lập cùng kinh doanh trên các tuyến đường tại đây.
Trong những chiếc xe buýt hai tầng đời đầu, tài xế thường ngồi ở một buồng lái riêng. Các hành khách sẽ lên xe từ cửa mở phía sau thay vì phía trước như những chiếc xe hiện đại hiện nay. Xe buýt hai tầng là phương tiện giao thông phổ biến ở nước Anh vì chúng ngắn hơn xe buýt thường và chứa được nhiều hành khách hơn, phù hợp với những con phố chật chội ở đảo quốc sương mù. Một chiếc xe buýt hai tầng phổ thông tại Anh thường có chiều dài dao động trong khoảng 9,5 - 11,1 mét, và chiều cao khoảng 4,38 mét.
>>> Cùng xem những mẫu Áo sơ mi Caro hàng hiệu độc đáo hoặc nhưng mẫu thời trang Áo sơ mi ngắn tay hàng hiệu mạnh mẽ sẽ giúp bạn tự tin hơn khi dạo phố cùng Áo vest nam hàng hiệu thời thượng từ 4Men
Một mẫu xe buýt 2 tầng đã được cải tiến
Bất cứ ai sống ở London, đi học, đi làm, đi chơi đều có thể sử dụng phương tiện giao thông công cộng đặc biệt này. Xe bus London được thiết kế phần lớn là để… đứng. Chẳng mấy ai có thể đứng được trọn vẹn một phút trên xe mà không có điểm tựa. Hễ lên xe, việc đầu tiên là phải tóm lấy cái gì đấy để giữ thăng bằng. Giá vé bus một tuyến khoảng 2 bảng Anh cho một lần đi, nhưng khách cũng có thể mua bus pass, các loại travelcard, Oyster Card khá tiện dụng và tiết kiệm.
Còn với khách du lịch, bỏ ra khoảng 26 bảng (900.000VND) để làm một tour quanh thành phố của Công ty Big Bus Tours (hãng này có mạng lưới xe dày đặc, trải khắp thành phố). Có vẻ giá này hơi cao, nhưng bù lại, du khách có thể thăm một số điểm du lịch hấp dẫn mà không mất tiền.
Những chiếc xe bus 2 tầng trông đồ sộ nhưng khi di chuyển lại khá điềm đạm. Mỗi khi đỗ, rẽ hay tăng tốc đều có đèn báo hiệu và tuyệt nhiên không có chuyện tạt đầu các phương tiện khác. Đi ngay sau xe không ngửi thấy mùi khói xăng. Nhân viên xe bus, từ lái xe cho đến phụ xe đều rất lịch sự với khách. Một du khách nói đùa rằng, có lẽ ở nơi này, ngay cả những chiếc xe bus cũng biết thân thiện với con người.
Suýt nữa nước Anh đánh mất biểu tượng đặc trưng của mình
Ngày 9/12/2005, những người yêu mến xe bus 2 tầng màu đỏ - Routemaster đã làm một lễ chia tay với những chiếc xe này sau hơn 50 năm để chuyển sang sử dụng phương tiện thay thế khác, theo Reuters.
Người quyết định cho xe buýt 2 tầng “về hưu” chính là Thị trưởng London khi đó, Ken Livingstone. Ông thị trưởng này nêu lý do là buýt 2 tầng tốn nhiều chi phí vận hành và hàng năm chính quyền phải giải quyết 3, 4 vụ thương vong vì xe buýt. Chưa kể “cứ 10 người London thì có một không thể lên Routemaster, đó là chưa kể những người khác phải vất vả lắm mới leo lên được”.
Mẫu xe buýt 2 tầng hiện nay của London
Tuy nhiên, năm 2008, thị trưởng mới của London Boris Johnson đã quyết tâm trả lại biểu tượng đặc trưng một thời cho thành phố này.
Những chiếc xe buýt 2 tầng kiểu mới thật sự làm dân London hài lòng. Nó dài 11,2 mét, hơn chiếc cũ gần 3 mét, nhưng chỗ ngồi lại ít hơn, 62 ghế thay vì 64 như trước đây. Chuyên gia thiết kế mẫu xe buýt hàng đầu tại Anh, Alan Ponsford, giải thích: “Hiện nay người dân cao to hơn, vì thế chúng tôi cần phải thay đổi kích thước không gian trong xe, nâng độ cao của trần xe và mở rộng thêm lối đi giữa các hàng ghế ngồi. Có nghĩa là chúng ta sẽ có những chiếc xe buýt rộng rãi hơn”.
Điểm khác biệt nữa là New Routemaster sẽ có hai lối lên, cửa lên phía sau có thể sẽ được đóng lại nếu không có nhân viên kiểm soát vé, và để giúp hành khách khỏi phải đi dọc suốt chiều dài của xe một khi muốn lên xuống xe.
Nhà phê bình Stephen Bayley nhận định rằng “đây là một kiểu dáng xe buýt rất trang nhã và mang tính cách tân cao, xứng đáng thay thế cho mẫu xe đã dùng trước đây. Nhưng không đi ngược lại những nét truyền thống vốn có của mẫu xe cũ, bởi không thể chấp nhận được việc một hành khách khuyết tật đi xe lăn mà không thể nào đi xe buýt được”.
Và ông kết luận: “Chiếc Routemaster trước đây đã được thiết kế chỉ dành riêng cho London và từ lâu đã trở thành một biểu tượng hoàn hảo nhất của thành phố này. Hẳn nhiên, chúng ta có thể suy nghĩ rằng sẽ không có được một hình ảnh nào khác thay thế Routemaster. Song, kiểu dáng New Routemaster xứng đáng tiếp bước bậc đàn anh. Có một quy luật đã cũ nhưng gần như luôn luôn đúng, đó là nếu như bạn muốn mọi thứ giữ nguyên, thì chính bản thân chúng sẽ tự thay đổi”.
Trường hợp của những chiếc xe buýt Routemaster ở London là thế, chúng thay đổi nhưng vẫn luôn tồn tại.
Bất cứ ai sống ở London, đi học, đi làm, đi chơi đều có thể sử dụng phương tiện giao thông công cộng đặc biệt này. Xe bus London được thiết kế phần lớn là để… đứng. Chẳng mấy ai có thể đứng được trọn vẹn một phút trên xe mà không có điểm tựa. Hễ lên xe, việc đầu tiên là phải tóm lấy cái gì đấy để giữ thăng bằng. Giá vé bus một tuyến khoảng 2 bảng Anh cho một lần đi, nhưng khách cũng có thể mua bus pass, các loại travelcard, Oyster Card khá tiện dụng và tiết kiệm.
Còn với khách du lịch, bỏ ra khoảng 26 bảng (900.000VND) để làm một tour quanh thành phố của Công ty Big Bus Tours (hãng này có mạng lưới xe dày đặc, trải khắp thành phố). Có vẻ giá này hơi cao, nhưng bù lại, du khách có thể thăm một số điểm du lịch hấp dẫn mà không mất tiền.
Những chiếc xe bus 2 tầng trông đồ sộ nhưng khi di chuyển lại khá điềm đạm. Mỗi khi đỗ, rẽ hay tăng tốc đều có đèn báo hiệu và tuyệt nhiên không có chuyện tạt đầu các phương tiện khác. Đi ngay sau xe không ngửi thấy mùi khói xăng. Nhân viên xe bus, từ lái xe cho đến phụ xe đều rất lịch sự với khách. Một du khách nói đùa rằng, có lẽ ở nơi này, ngay cả những chiếc xe bus cũng biết thân thiện với con người.
Suýt nữa nước Anh đánh mất biểu tượng đặc trưng của mình
Ngày 9/12/2005, những người yêu mến xe bus 2 tầng màu đỏ - Routemaster đã làm một lễ chia tay với những chiếc xe này sau hơn 50 năm để chuyển sang sử dụng phương tiện thay thế khác, theo Reuters.
Người quyết định cho xe buýt 2 tầng “về hưu” chính là Thị trưởng London khi đó, Ken Livingstone. Ông thị trưởng này nêu lý do là buýt 2 tầng tốn nhiều chi phí vận hành và hàng năm chính quyền phải giải quyết 3, 4 vụ thương vong vì xe buýt. Chưa kể “cứ 10 người London thì có một không thể lên Routemaster, đó là chưa kể những người khác phải vất vả lắm mới leo lên được”.
Mẫu xe buýt 2 tầng hiện nay của London
Tuy nhiên, năm 2008, thị trưởng mới của London Boris Johnson đã quyết tâm trả lại biểu tượng đặc trưng một thời cho thành phố này.
Những chiếc xe buýt 2 tầng kiểu mới thật sự làm dân London hài lòng. Nó dài 11,2 mét, hơn chiếc cũ gần 3 mét, nhưng chỗ ngồi lại ít hơn, 62 ghế thay vì 64 như trước đây. Chuyên gia thiết kế mẫu xe buýt hàng đầu tại Anh, Alan Ponsford, giải thích: “Hiện nay người dân cao to hơn, vì thế chúng tôi cần phải thay đổi kích thước không gian trong xe, nâng độ cao của trần xe và mở rộng thêm lối đi giữa các hàng ghế ngồi. Có nghĩa là chúng ta sẽ có những chiếc xe buýt rộng rãi hơn”.
Điểm khác biệt nữa là New Routemaster sẽ có hai lối lên, cửa lên phía sau có thể sẽ được đóng lại nếu không có nhân viên kiểm soát vé, và để giúp hành khách khỏi phải đi dọc suốt chiều dài của xe một khi muốn lên xuống xe.
Nhà phê bình Stephen Bayley nhận định rằng “đây là một kiểu dáng xe buýt rất trang nhã và mang tính cách tân cao, xứng đáng thay thế cho mẫu xe đã dùng trước đây. Nhưng không đi ngược lại những nét truyền thống vốn có của mẫu xe cũ, bởi không thể chấp nhận được việc một hành khách khuyết tật đi xe lăn mà không thể nào đi xe buýt được”.
Và ông kết luận: “Chiếc Routemaster trước đây đã được thiết kế chỉ dành riêng cho London và từ lâu đã trở thành một biểu tượng hoàn hảo nhất của thành phố này. Hẳn nhiên, chúng ta có thể suy nghĩ rằng sẽ không có được một hình ảnh nào khác thay thế Routemaster. Song, kiểu dáng New Routemaster xứng đáng tiếp bước bậc đàn anh. Có một quy luật đã cũ nhưng gần như luôn luôn đúng, đó là nếu như bạn muốn mọi thứ giữ nguyên, thì chính bản thân chúng sẽ tự thay đổi”.
Trường hợp của những chiếc xe buýt Routemaster ở London là thế, chúng thay đổi nhưng vẫn luôn tồn tại.