Sau Nokia, BlackBerry, ‘thần chết’ sẽ gọi tên ông lớn nào?
Các chuyên gia trong thị trường di động, bao gồm những nhà phân tích, phóng viên công nghệ đang tự hỏi: cái tên tiếp theo nào sẽ rời bỏ cuộc chơi?
Nội dung bài viết
Được coi như biểu tượng đại diện cho thời kỳ "tiền iPhone", BlackBerry nổi tiếng với bàn phím QWERTY huyền thoại, ứng dụng email tuyệt vời và khả năng bảo mật gần như "bất khả xâm phạm" của hệ thống máy chủ.
Các nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Đức Angela Merkel và nhiều người nổi tiếng khác đều sử dụng sản phẩm của "Dâu đen".
Đứng trên đỉnh vinh quang quá lâu, BlackBerry cũng như đa số công ty nổi tiếng bấy giờ không đánh giá đúng mức những đối thủ mới của mình, đặc biệt là Apple với iPhone.
Bảo thủ giữ lại những thứ mà hãng cho là truyền thống, chậm chạp thay đổi xu hướng mới của thị trường, các ông lớn ngày nào dần tụt lại quá xa trong ngành công nghiệp di động.
Đến khi BlackBerry chiếm chưa đến 1% trong thị phần smartphone thế giới, CEO John Chen mới tuyên bố dừng sản xuất phần cứng để tập trung phát triển phần mềm và các dịch vụ khác.
Chi phối thị trường một thời gian dài, Motorola, BlackBerry hay Nokia giờ chỉ còn là cái bóng của họ trước kia. Trong khi Nokia đang có kế hoạch trở lại, Motorola chỉ là thương hiệu dưới quyền kiểm soát của Lenovo, thì mục tiêu của BlackBerry chỉ là tồn tại.
Sau Nokia, Motorola, Blackberry là ai?
Các chuyên gia trong thị trường di động, bao gồm những nhà phân tích, phóng viên công nghệ đang tự hỏi: cái tên tiếp theo nào sẽ rời bỏ cuộc chơi?
Câu trả lời có thể là HTC.
Theo cuộc khảo sát được thực hiện bởi androidpit, hãng di động Đài Loan đứng đầu bảng trong danh sách thăm dò. Nhìn vào tình hình kinh doanh những năm vừa qua của HTC, cứ qua mỗi quý, họ chỉ có lỗ.
Nửa đầu 2016, doanh số bán hàng của công ty giảm đến 64% so với 2015. Bức tranh kinh doanh của họ từ năm ngoái đã nhuốm màu ảm đạm khi giảm 35% so với 2014.
Dù cho HTC đã rất cố gắng ra mắt nhiều sản phẩm để cứu vãn tình hình kinh doanh, kết quả họ nhận lại vẫn không mấy khả quan.
Giới chuyên gia cho rằng, HTC không đủ dũng cảm để nhảy ra khỏi "vùng an toàn" (điều cũng đang xảy ra với Sony). Các mẫu smartphone của họ na ná nhau, không có sự đột phá nào trong suốt 2 năm qua.
Những thiết bị này có chất lượng phần cứng rất tốt (vì thế cũng không rẻ), nhưng lại không có điểm nhấn trong tính năng - yếu tố khá tiên quyết để người dùng quyết định mua sản phẩm.
Trong khi đó, các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đã biết cách tạo ra sản phẩm tốt và rẻ. Huawei, Lenovo, Xiaomi cùng với Samsung, LG ngày càng sáng tạo, Apple dần phổ biến tại châu Á khiến HTC mất hút tại nhiều quốc gia hãng hoạt động.
Đáp lại những nhận định trên, HTC tuyên bố rằng họ có kế hoạch nhằm vực dậy công ty, ít nhất là theo lời CEO Cher Wang. Cuối năm 2015, bà này cho biết, HTC đang đầu tư mạnh mẽ vào đồng hồ thông minh, công nghệ thực tế ảo VR bên cạnh smartphone.
Vận mệnh trong tay Google?
Nhiều tin đồn cho rằng, Google sẽ mua lại HTC để sản xuất điện thoại thông minh 100% Google. Bước đầu tiên của kế hoạch này là việc ra mắt bộ đôi Pixel và Pixel XL hôm 4/10 vừa qua.
Pixel và Pixel XL được sản xuất bởi HTC nhưng logo của họ không đưa vào như trường hợp của Nexus và máy tính bảng Nexus 9. Bằng cách này, hãng di động Đài Loan đã kiếm được khoản tiền rất lớn nhằm bám trụ lại thị trường.
Do đó, nếu Pixel thành công và doanh số HTC vẫn ảm đạm, rất có thể Google sẽ mua lại công ty này để bổ sung vào bộ máy sản xuất smartphone của mình.
Giới chuyên gia nhận định, so với lần Google mua lại Motorola năm 2011 với giá 12,5 tỷ USD (sau đó bán lại cho Lenovo với giá chỉ bằng 1/4), thì HTC chính là món hời với đại gia công nghệ này.
Các nguyên thủ quốc gia như Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Đức Angela Merkel và nhiều người nổi tiếng khác đều sử dụng sản phẩm của "Dâu đen".
Đứng trên đỉnh vinh quang quá lâu, BlackBerry cũng như đa số công ty nổi tiếng bấy giờ không đánh giá đúng mức những đối thủ mới của mình, đặc biệt là Apple với iPhone.
Bảo thủ giữ lại những thứ mà hãng cho là truyền thống, chậm chạp thay đổi xu hướng mới của thị trường, các ông lớn ngày nào dần tụt lại quá xa trong ngành công nghiệp di động.
Priv là mẫu smartphone Android đầu tiên của BlackBerry. Ảnh: Androidpit. |
Chi phối thị trường một thời gian dài, Motorola, BlackBerry hay Nokia giờ chỉ còn là cái bóng của họ trước kia. Trong khi Nokia đang có kế hoạch trở lại, Motorola chỉ là thương hiệu dưới quyền kiểm soát của Lenovo, thì mục tiêu của BlackBerry chỉ là tồn tại.
Sau Nokia, Motorola, Blackberry là ai?
Các chuyên gia trong thị trường di động, bao gồm những nhà phân tích, phóng viên công nghệ đang tự hỏi: cái tên tiếp theo nào sẽ rời bỏ cuộc chơi?
Câu trả lời có thể là HTC.
Theo cuộc khảo sát được thực hiện bởi androidpit, hãng di động Đài Loan đứng đầu bảng trong danh sách thăm dò. Nhìn vào tình hình kinh doanh những năm vừa qua của HTC, cứ qua mỗi quý, họ chỉ có lỗ.
Nửa đầu 2016, doanh số bán hàng của công ty giảm đến 64% so với 2015. Bức tranh kinh doanh của họ từ năm ngoái đã nhuốm màu ảm đạm khi giảm 35% so với 2014.
Dù cho HTC đã rất cố gắng ra mắt nhiều sản phẩm để cứu vãn tình hình kinh doanh, kết quả họ nhận lại vẫn không mấy khả quan.
HTC có thể là cái tên tiếp theo rời bỏ cuộc chơi. Ảnh: Androidpit. |
Những thiết bị này có chất lượng phần cứng rất tốt (vì thế cũng không rẻ), nhưng lại không có điểm nhấn trong tính năng - yếu tố khá tiên quyết để người dùng quyết định mua sản phẩm.
Trong khi đó, các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đã biết cách tạo ra sản phẩm tốt và rẻ. Huawei, Lenovo, Xiaomi cùng với Samsung, LG ngày càng sáng tạo, Apple dần phổ biến tại châu Á khiến HTC mất hút tại nhiều quốc gia hãng hoạt động.
Đáp lại những nhận định trên, HTC tuyên bố rằng họ có kế hoạch nhằm vực dậy công ty, ít nhất là theo lời CEO Cher Wang. Cuối năm 2015, bà này cho biết, HTC đang đầu tư mạnh mẽ vào đồng hồ thông minh, công nghệ thực tế ảo VR bên cạnh smartphone.
Vận mệnh trong tay Google?
Nhiều tin đồn cho rằng, Google sẽ mua lại HTC để sản xuất điện thoại thông minh 100% Google. Bước đầu tiên của kế hoạch này là việc ra mắt bộ đôi Pixel và Pixel XL hôm 4/10 vừa qua.
Bộ đôi Pixel mới của Google bị đồn đoán do HTC góp phần sản xuất. Ảnh: T3. |
Do đó, nếu Pixel thành công và doanh số HTC vẫn ảm đạm, rất có thể Google sẽ mua lại công ty này để bổ sung vào bộ máy sản xuất smartphone của mình.
Giới chuyên gia nhận định, so với lần Google mua lại Motorola năm 2011 với giá 12,5 tỷ USD (sau đó bán lại cho Lenovo với giá chỉ bằng 1/4), thì HTC chính là món hời với đại gia công nghệ này.