Đây là người phụ nữ khiến Apple và Google mất 20 tỉ USD
Người phụ nữ khiến Apple và Google mất 20 tỉ USD . Lần này, Apple sẽ lại mất bao nhiêu tỉ USD?
Nội dung bài viết
Đây là người phụ nữ khiến Apple và Google mất 20 tỉ USD . Hẳn bạn đã biết rằng Google vừa bị Liên minh châu Âu (EU) phạt 5 tỉ USD. Người đứng sau quyết định này, bà Margrethe Vestager là một chính trị gia người Đan Mạch, đang làm việc trong vai trò Ủy viên cạnh tranh của Liên minh châu Âu. Bà có trách nhiệm điều tra và xử lý các vấn đề về sự cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền thị trường, sáp nhập công ty, bảo hộ…
Bà Margrethe, Ủy viên cạnh tranh của EU.
Sau quyết định xử phạt Google, bà Margrethe đang có mục tiêu mới. Trong một lá thư trả lời câu hỏi từ một chính trị gia châu Âu khác, bà nói rằng đội ngũ của mình đang chuẩn bị khởi động một cuộc điều tra về sạc điện thoại, bởi mối lo ngại rằng các công ty công nghệ đã không thực hiện việc chuẩn hóa sạc điện thoại như họ đã hứa.
Cụ thể, hồi năm 2009 có 14 nhà sản xuất smartphone khác nhau đã ký một thỏa thuận rằng tất cả sẽ đồng bộ hóa sạc cho tất cả các model điện thoại mới được tung ra thị trường kể từ năm 2011. Trong số 14 hãng này, có Apple, Samsung, Huawei và Nokia.
Đây là một tin rất xấu với Apple, bởi trong khi các smartphone Android đều sử dụng USB-C hoặc micro-USB, chỉ có Apple sử dụng cổng Lightning riêng của họ và vì thế Táo khuyết là mục tiêu rõ ràng của cuộc điều tra này.
Thật ra, bà Margrethe luôn đem lại tin xấu cho Apple. Hồi năm 2016, bà đã ra quyết định buộc Apple phải trả 15 tỉ USD tiền thuế cho Ireland, một khoản tiền mà quốc gia này hoàn toàn không muốn nhận bởi họ muốn giữ vị trí là một thiên đường thuế cho các công ty công nghệ.
Việc Apple sử dụng cổng Lightning đã luôn bị xem là một trò “hút máu” từ lâu nay. Họ thay thế cổng 30 chân cũ của mình bằng Lightning hồi năm 2012, khi nó chỉ mới có tính năng sạc chứ chưa hỗ trợ headphone. Theo ước tính của chuyên gia, sự thay đổi này đã đem về cho Apple khoảng 100 triệu USD chỉ từ việc bán các adapter chuyển đổi từ 30 chân sang Lightning.
Bán adapter chuyển từ cáp 30 chân sang Lightning đã đem về cho Apple 100 triệu USD.
Sau đó, Apple lại hủy bỏ đầu cắm headphone 3,5mm và buộc khách hàng phải mua headphone của Apple (hoặc Beats do Apple “đỡ đầu”), hoặc mua một adapter mới nếu mất adapter được cung cấp sẵn. Chưa hết, cáp Lightning còn có chất lượng rất kém, và đó là lý do tại sao khi Apple đạt mốc 1.000 tỉ USD hồi đầu tuần, một mẩu Tweet chỉ trích trò “hút máu” của hãng đã được đăng lại đến hơn 48.000 lần trên Twitter:
Đó là còn chưa kể đến việc sửa chữa các sản phẩm Apple, điều thường chỉ có thể thực hiện tại Apple Store và rất đắt đỏ, đôi khi lên đến một nửa giá thiết bị. Việc sửa chữa cũng là một nguồn thu rất lớn từ Apple, đặc biệt là với thế hệ iPhone, iPad, Mac mới: doanh thu của mảng dịch vụ bao gồm AppleCare và sửa chữa sản phẩm tăng 31%, lên đến mức 9,5 tỉ USD trong quý 2 vừa qua.
Tóm lại, bà Margrethe có thể sẽ khiến Apple phải tốn thêm một khoản tiền khổng lồ nếu EU quyết định phạt Apple vì những vấn đề đã được nhắc đến bên trên.
Những điều người dùng không thích ở Apple trong những năm qua
>>> Cá tính mạnh mẽ cùng thời trang Ví da nam hàng hiệu cho chàng cực ngầu, hãy nhanh chóng bổ sung vào bộ sưu tập thời trang của mình.
- Nón nam hàng hiệu
Bà Margrethe, Ủy viên cạnh tranh của EU.
Sau quyết định xử phạt Google, bà Margrethe đang có mục tiêu mới. Trong một lá thư trả lời câu hỏi từ một chính trị gia châu Âu khác, bà nói rằng đội ngũ của mình đang chuẩn bị khởi động một cuộc điều tra về sạc điện thoại, bởi mối lo ngại rằng các công ty công nghệ đã không thực hiện việc chuẩn hóa sạc điện thoại như họ đã hứa.
Cụ thể, hồi năm 2009 có 14 nhà sản xuất smartphone khác nhau đã ký một thỏa thuận rằng tất cả sẽ đồng bộ hóa sạc cho tất cả các model điện thoại mới được tung ra thị trường kể từ năm 2011. Trong số 14 hãng này, có Apple, Samsung, Huawei và Nokia.
Đây là một tin rất xấu với Apple, bởi trong khi các smartphone Android đều sử dụng USB-C hoặc micro-USB, chỉ có Apple sử dụng cổng Lightning riêng của họ và vì thế Táo khuyết là mục tiêu rõ ràng của cuộc điều tra này.
Thật ra, bà Margrethe luôn đem lại tin xấu cho Apple. Hồi năm 2016, bà đã ra quyết định buộc Apple phải trả 15 tỉ USD tiền thuế cho Ireland, một khoản tiền mà quốc gia này hoàn toàn không muốn nhận bởi họ muốn giữ vị trí là một thiên đường thuế cho các công ty công nghệ.
Việc Apple sử dụng cổng Lightning đã luôn bị xem là một trò “hút máu” từ lâu nay. Họ thay thế cổng 30 chân cũ của mình bằng Lightning hồi năm 2012, khi nó chỉ mới có tính năng sạc chứ chưa hỗ trợ headphone. Theo ước tính của chuyên gia, sự thay đổi này đã đem về cho Apple khoảng 100 triệu USD chỉ từ việc bán các adapter chuyển đổi từ 30 chân sang Lightning.
Bán adapter chuyển từ cáp 30 chân sang Lightning đã đem về cho Apple 100 triệu USD.
Sau đó, Apple lại hủy bỏ đầu cắm headphone 3,5mm và buộc khách hàng phải mua headphone của Apple (hoặc Beats do Apple “đỡ đầu”), hoặc mua một adapter mới nếu mất adapter được cung cấp sẵn. Chưa hết, cáp Lightning còn có chất lượng rất kém, và đó là lý do tại sao khi Apple đạt mốc 1.000 tỉ USD hồi đầu tuần, một mẩu Tweet chỉ trích trò “hút máu” của hãng đã được đăng lại đến hơn 48.000 lần trên Twitter:
Đó là còn chưa kể đến việc sửa chữa các sản phẩm Apple, điều thường chỉ có thể thực hiện tại Apple Store và rất đắt đỏ, đôi khi lên đến một nửa giá thiết bị. Việc sửa chữa cũng là một nguồn thu rất lớn từ Apple, đặc biệt là với thế hệ iPhone, iPad, Mac mới: doanh thu của mảng dịch vụ bao gồm AppleCare và sửa chữa sản phẩm tăng 31%, lên đến mức 9,5 tỉ USD trong quý 2 vừa qua.
Tóm lại, bà Margrethe có thể sẽ khiến Apple phải tốn thêm một khoản tiền khổng lồ nếu EU quyết định phạt Apple vì những vấn đề đã được nhắc đến bên trên.
Những điều người dùng không thích ở Apple trong những năm qua
>>> Cá tính mạnh mẽ cùng thời trang Ví da nam hàng hiệu cho chàng cực ngầu, hãy nhanh chóng bổ sung vào bộ sưu tập thời trang của mình.
- Nón nam hàng hiệu