Cáp quang vượt biển và những sự thật thú vị bạn chưa biết
Cáp quang vượt biển và những sự thật thú vị bạn chưa biết. Dưới đây là những sự thật cực kỳ thí vị về cáp quang biển mà không phải ai cũng biết.
Nội dung bài viết
Cáp quang vượt biển và những sự thật thú vị bạn chưa biết
1. Cáp quang biển đã có lịch sử từ lâu đời hơn bạn tưởng
1. Cáp quang biển đã có lịch sử từ lâu đời hơn bạn tưởng
>>> Những địa điểm quần jean nam giá sỉ uy tín. xưởng may quần jean cao cấp chuyên quần jean nữ giá sỉ phù hợp cho những ai đang có ý định mở shop thời trang.
Vào năm 1854, tuyến cáp xuyên đại dương lần đầu tiên được lắp đặt với mục đích kết nối điện tín giữa Newfoundland và Ireland. Và 4 năm sau nó bắt đầu được dùng để gửi tín hiệu đầu tiên.
Dù cho kết quả nhận được quá yếu để có thể sử dụng, tuy nhiên nó là một mốc son không thể quên trong ngành công nghiệm cáp ngầm, nhất là khi đó mới chỉ vào thế kỷ XIX, khi khoa học kỹ thuật mới chỉ bắt đầu phát triển.
2. Chi phí để lắp 1 tuyến cáp là rất đắt đỏ
Hiện nay, cáp ngầm dưới đáy đại dương là phương tiện dùng để truyền dữ liệu nhiều nhất trên thế giới. Theo thống kê không chính thức, hiện nay đến 99% lượng dữ liệu trên trái đất được trao đổi thông qua hệ thống cáp này, và tổng độ dài của chúng lên đến hàng trăm ngàn ki lô mét.
Việc lắp đặt cáp cũng phải rất cẩn thận, tỉ mỉ và do loại tàu đặc biệc đảm nhận (thường gọi là "Lớp cáp"). Trong suốt quá trình thả, các kỹ sư phải chú ý và tính toán cẩn thận nếu không muốn cáp bị hư hại do bị tác động bởi san hô, xác tàu hay các vật thể khác dưới đáy biển khác.
Dù cho chi phí của việc lắp đặt dây cáp phụ thuộc vào chiều dài tuyến cáp cũng như độ sâu của đáy biển tại khu vực đó, tuy nhiên chắc chắn nó sẽ không dưới hàng trăm triệu Euro.
3. Cáp mạng dưới nước dễ bị hư hại hơn nhiều so với trên đất liền
Cáp mạng trên đất liền thường rất hiếm khi bị hư hại, chủ yếu là do sự bất cẩn của các công nhân trong quá trình thi công.
Còn ở dưới nước, cáp mạng phải đối mặt với rất nhiều nguyên nhân, có thể kể đến chính là do cá mập, tàu thuyền thả neo hay thiên tai.
Cá mập chính là nguyên nhân chính cho hàng loạt vụ đứt cáp gần đây tại khu vực các nước châu Á, nổi bật là Việt Nam. Và các nhà khoa học đang đau đầu tìm cách giải thích cho tình trạng này.
Nhiều người cho rằng cá mập bị thu hút bởi điện từ trường ở trên cáp, tuy nhiên theo những ý kiến khác thì chúng chỉ tò mò và hứng thú với thực thể dạng dây này mà thôi.
Ngoài ra, thiên tai cũng là một vấn đề khiến các công ty quản lý cáp phải lo lắng, bởi vì nó là thứ không thể phòng chống trước được. Bằng chứng cả 3 tuyến cáp quang biển quốc tế là Asia America Gateway (AAG), Liên Á (IA) và SMW3 đều đã gặp sự cố do ảnh hưởng bão ở khu vực quanh Hồng Kông vừa qua, và hiện tại các bên liên quan đang phải nỗ lực để khắc phục.
Ngoài ra, thỉnh thoảng cũng xuất hiện trường hợp tàu thuyền thả neo và vô tình làm hư hỏng cáp.
4. Vệ tinh có tốc độ thua kém cáp ngầm, dù cho là công nghệ của tương lai
Thật vậy, hiện nay các nhà khoa học đã có thể tạo ra các sợi quang học có tốc độ truyền tải bằng 99,7% so với tốc độ ánh sáng, một con số cực kỳ khủng khiếp.
Trong khi đó, dù cho là công nghệ hiện đại, tuy nhiên việc truyền dữ liệu qua vệ tinh vẫn gặp vấn đề lớn ở tốc độ truyền tải, do đó người dùng mất thời gian hơn nhiều so với sử dụng cáp quang
Bằng chứng là tại Nam Cực, khu vực duy nhất thế giới mà cáp quang chưa thể với tới, Internet ở đây là khá chậm, dù cho đã sử dụng băng thông kết nối vệ tinh tốc độ cao.
5. Cáp mạng dưới nước không hề dễ sửa chữa, tuy nhiên lại rất dễ bị hư hại
Như đã nói ở trên, cáp mạng rất dễ bị hư hại bởi các yếu tố khách quan lẫn chủ quan, thậm chí là do con người cố tình, dù cho nó có hàng nghìn volt điện chạy qua.
Bằng chứng là vào năm 2013, một người đàn ông không bình thường ở Ai Cập đã cố tình làm hư hại tuyến cáp ngầm nối Đông Nam Á - Trung Đông - Tây - Châu Âu dài 12.500 dặm và kết nối ba châu lục.
Anh ta bị bắt ngay tại đó trong bộ đồ lặn, tuy nhiên hơn 60% người dân Ấn Độ đã bị mất Internet cho đến khi công ty quản lý cáp sửa xong chúng, và việc này không hề dễ một hút nào đồng thời mất rất nhiều thời gian.
Các tàu đặc biệt sẽ được cử đến vị trí cáp bị hỏng, sau đó robot sẽ được triển khai để sửa chữa như chúng nằm ở vùng nước cạn.
Còn nếu như nằm ở vùng nước sâu, các tàu sẽ mất kha khá thời gian để di chuyển được đến đó. Một tàu chuyên dụng được thiết kế để lấy cáp sẽ nâng nó lên để sửa chữa.
Trong nhiều trường hợp, tàu này sẽ cắt đôi cáp quang bị hỏng để cho việc khắc phục dễ dàng hơn, sau đó họ nối chúng lại ngay trên mặt nước.
6. Mỗi người sẽ trên trái đất sẽ có lưu lượng truy cập trên đầu người là 14 GB/năm vào 2018
Tính đến năm 2014, có 285 cáp truyền thông ở dưới đáy đại dương và 22 trong số đó chưa được sử dụng. Đây được gọi là "cáp đen". Cáp ngầm có tuổi thọ là 25 năm.
Tuy nhiên, thập kỷ qua, lượng tiêu thụ dữ liệu toàn cầu đã bùng nổ. Trong năm 2013, lưu lượng truy cập Internet là 5 gigabyte (GB) trên đầu người; con số này dự kiến sẽ đạt 14 GB trên đầu người vào năm 2018.
Sự gia tăng này rõ ràng sẽ gây ra vấn đề về dung lượng và cần phải nâng cấp cáp thường xuyên hơn. Tuy nhiên, các kỹ thuật mới trong điều chế pha và cải tiến thiết bị đầu cuối (SLTE) đã tăng cường công suất ở một số nơi lên đến 8.000%. Nó giúp giải quyết nhu cầu dữ liệu cho toàn thế giới.
3 tuyến cáp biển IA, AAG và SMW3 đang cùng lúc xảy ra sự cố