Tác hại của việc lạm dụng nước muối sinh lý ở trẻ bạn cần biết
Tác hại của việc lạm dụng nước muối sinh lý ở trẻ bạn cần biết. Để phòng bệnh mắt và đường hô hấp, nhiều mẹ Việt có thói quen dùng nước muối sinh lý thường xuyên. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng, cha mẹ có thể vô tình gây hại cho sức khỏe của con.
Nội dung bài viết
Tác hại của việc lạm dụng nước muối sinh lý ở trẻ bạn cần biết
Nước muối sinh lý là gì?
Nước muối sinh lý 0,9% (Natri Clorid 0.9%) hay nước muối biển là dung dịch dùng để rửa, vệ sinh mũi họng, không phải là thuốc. Ngoài việc dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải cho cơ thể (dùng theo đường tiêm truyền theo chỉ định của bác sĩ) thì nước muối sinh lý còn được dùng làm thuốc nhỏ/rửa mắt hay mũi.
Nước muối sinh lý là gì?
Nước muối sinh lý 0,9% (Natri Clorid 0.9%) hay nước muối biển là dung dịch dùng để rửa, vệ sinh mũi họng, không phải là thuốc. Ngoài việc dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải cho cơ thể (dùng theo đường tiêm truyền theo chỉ định của bác sĩ) thì nước muối sinh lý còn được dùng làm thuốc nhỏ/rửa mắt hay mũi.
>>> Xem thêm:
Nếu bạn đang tìm nơi quần jean nam giá sỉ tphcm . Hãy đến với xưởng may quần jean giá rẻ để có thể hợp tác về việc quần jean nữ giá sỉ tphcm giá ưu đãi nhất.
Lợi ích của nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý 0,9% hay nước muối biển là dung dịch dùng để rửa, vệ sinh mũi, họng chứ không phải là thuốc. Dù vậy, chúng ta vẫn phải sử dụng đúng, nhất là cho trẻ nhỏ.
Ngoài việc dùng để cung cấp và bổ sung nước cũng như chất điện giải cho cơ thể (dùng theo đường tiêm truyền theo chỉ định của bác sĩ) thì nước muối sinh lý còn có tác dụng:
– Dùng làm thuốc nhỏ/rửa mắt: Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt hàng ngày. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh, đẩy rỉ ra ngoài, làm ẩm và an dịu cho bề mặt nhãn cầu.
Lưu ý, cần dùng loại nước muối do các công ty dược sản xuất dùng riêng cho mắt, bên ngoài nhãn của lọ thuốc có hình con mắt, thường đóng lọ 10ml. Không được tự pha nước muối để nhỏ mắt.
– Dùng làm thuốc nhỏ/rửa mũi: Dùng nước muối sinh lý nhỏ trực tiếp hoặc dưới dạng khí dung có tác dụng làm sạch mũi – họng.
Nước muối sinh lý dùng để rửa mũi được pha chế dạng 100ml, 500ml, nhưng cũng có người sử dụng nước muối sinh lý truyền tĩnh mạch hoặc dùng nước nhỏ mắt để rửa mũi.
Cần lưu ý, thuốc dùng để nhỏ mắt có thể dùng để nhỏ mũi nhưng thuốc dùng để nhỏ mũi thì không dùng nhỏ mắt.
Tác hại của việc lạm dụng thuốc nhỏ mũi
Tương tự như rửa mắt, nhiều mẹ lo sợ trẻ bị bệnh về đường hô hấp nên thường xuyên dùng nước muối sinh lý để rửa hốc mũi cho con mà không biết rằng việc làm này của mẹ gây hại nhiều hơn lợi cho trẻ. Các bác sĩ khuyên rằng, mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ trong trường hợp trẻ bị bệnh như ho, sổ mũi... Còn bình thường, nếu mẹ thường xuyên nhỏ mũi cho con sẽ khiến mũi con bị rát, kích ứng mũi, chảy nước mũi, ảnh hưởng tới niêm mạc mũi, khô mũi rất khó chịu.
Đặc biệt khi trời lạnh, nếu trẻ không có triệu chứng bệnh mẹ cũng không được tự ý phòng bệnh cho trẻ bằng nhỏ nước muối hoặc dùng xịt muối nước biển sâu nhỏ vào mũi con vì có thể ảnh hưởng niêm mạc mũi của trẻ. Theo đó mẹ nên phòng bệnh hô hấp cho trẻ bằng cách giữ ấm cho trẻ.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ đúng cách
Để đầu thấp, mông cao, đặt 1 tay lên đầu trẻ và giữ nhẹ để tránh việc trẻ giãy giụa, có thể gây tổn thương trong quá trình rửa mũi. Lót khăn xô dày dưới cổ và đầu trẻ để nước rửa chảy ra thấm vào đó.
Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể tiến hành rửa luôn. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có rỉ mũi thì nên nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi, đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.
Đặt miệng lọ nước muối đầu tròn vào lỗ mũi phía trên của trẻ, bóp nhanh nhưng không quá mạnh để nước muối đi vào trong và từ từ chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dịch mũi và rỉ mũi có thể cuốn theo nước muối chảy ra lỗ mũi phía bên kia .
Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi, miệng trẻ, trấn an con vài phút trước khi quay bé nằm nghiêng sang phía ngược lại để rửa tiếp lỗ mũi bên kia của bé. Cách làm tương tự.
Nếu dịch mũi quá đặc và không thể trôi ra theo nước, có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Bơm rửa cho đến khi nước rửa chảy ra màu trong, không còn dịch mũi nhầy. Ngày rửa mũi từ 3 đến 5 lần.