Cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thuốc nguy hiểm
Cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thuốc nguy hiểm.- Một trong các tai nạn ngộ độc dẫn đến tử vong ở trẻ em là ngộ độc thuốc. Do đó, cha mẹ cần có hiểu biết kĩ càng để kịp thời bảo toàn tính mạng cho trẻ.
Nội dung bài viết
Cần làm gì khi trẻ bị ngộ độc thuốc nguy hiểm.
Những loại thuốc khiến trẻ dễ bị ngộ độc
Theo ghi nhận từ các bệnh viện chuyên Nhi đã từng xử trí ngộ độc thuốc ở trẻ em, một số loại thuốc thường gây ngộ độc cho trẻ là thuốc kháng Histamine (thuốc chống dị ứng), thuốc á phiện, thuốc ngủ, thuốc nhỏ mũi (Naptazoline), thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau nhức các loại…
Nguyên nhân trẻ bị ngộ độc thuốc
Trong các nguyên nhân gây ngộ độc thuốc ở trẻ, không ít nguyên nhân do người nhà tự ý mua thuốc về nhà điều trị cho trẻ mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì không rõ liều dùng an toàn nên khi cho trẻ em uống, phụ huynh có thể cho trẻ uống quá liều dẫn đến trẻ bị ngộ độc. Một số phụ huynh vì tâm lý “nóng vội”, muốn trẻ mau chóng hết bệnh nên tự ý tăng liều thuốc cho trẻ cũng dễ dẫn đến ngộ độc. Bên cạnh đó, không ít cha mẹ vì quá bận rộn nên sử dụng toa thuốc cũ cho trẻ uống cũng vô tình gây hại cho trẻ.
Những loại thuốc khiến trẻ dễ bị ngộ độc
Theo ghi nhận từ các bệnh viện chuyên Nhi đã từng xử trí ngộ độc thuốc ở trẻ em, một số loại thuốc thường gây ngộ độc cho trẻ là thuốc kháng Histamine (thuốc chống dị ứng), thuốc á phiện, thuốc ngủ, thuốc nhỏ mũi (Naptazoline), thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau nhức các loại…
Nguyên nhân trẻ bị ngộ độc thuốc
Trong các nguyên nhân gây ngộ độc thuốc ở trẻ, không ít nguyên nhân do người nhà tự ý mua thuốc về nhà điều trị cho trẻ mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì không rõ liều dùng an toàn nên khi cho trẻ em uống, phụ huynh có thể cho trẻ uống quá liều dẫn đến trẻ bị ngộ độc. Một số phụ huynh vì tâm lý “nóng vội”, muốn trẻ mau chóng hết bệnh nên tự ý tăng liều thuốc cho trẻ cũng dễ dẫn đến ngộ độc. Bên cạnh đó, không ít cha mẹ vì quá bận rộn nên sử dụng toa thuốc cũ cho trẻ uống cũng vô tình gây hại cho trẻ.
>>> Xem thêm:
Nếu bạn đang tìm nơi quần jean nam giá sỉ tphcm . Hãy đến với xưởng may quần jean giá rẻ để có thể hợp tác về việc quần jean nữ giá sỉ tphcm giá ưu đãi nhất.
Trẻ nhỏ bị ngộ độc thuốc đôi khi do người lớn bất cẩn để thuốc điều trị thường dùng trong các hộp đựng bánh kẹo hoặc hộp đựng mứt (nhất là những loại thuốc có màu xanh, đỏ) khiến trẻ nhỏ lầm tưởng thuốc là kẹo, mứt. Nhiều gia đình chưa chú ý việc cất giữ thuốc cẩn thận trong nhà, đặc biệt là những gia đình có trẻ tầm 2 – 3 tuổi. Ở độ tuổi này, trẻ rất thích khám phá nên nguy cơ uống nhầm thuốc dẫn đến ngộ độc là điều khó tránh.
Ở lứa tuổi lớn hơn, khoảng tầm 10 – 17 tuổi, tâm sinh lý của trẻ có nhiều thay đổi nên trẻ rất nhạy cảm với những xung đột trong cuộc sống. Đã có nhiều trường hợp ngộ độc thuốc do tự tử được cấp cứu tại bệnh viện là do trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên buồn chuyện gia đình, do bị điểm kém hay bị cha mẹ, thầy cô la mắng.
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ ngộ độc thuốc
Dấu hiệu giá trị nhất trong việc xác định trẻ có nguy cơ bị ngộ độc thuốc là cha mẹ phát hiện xung quanh trẻ có những vỉ thuốc dở dang, những bao đựng thuốc bột bị xé hoặc những chai đựng thuốc của người lớn bị văng tung tóe… trẻ thực sự bị ngộ độc thuốc khi có những biểu hiện sau đây:
- Ở đường tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nhất, vì thuốc gây ngộ độc sau khi trẻ uống sẽ tác động trực tiếp tại đây khiến trẻ kêu đau bụng nhiều, trẻ buồn nôn, nôn ói nhiều, một số trẻ bị tiêu chảy.
- Đường hô hấp: Trẻ đột ngột ho sặc sụa nhất là trẻ nhỏ vì tâm lý hoảng sợ, nặng hơn trẻ có biểu hiện thở nhanh, tím môi, thậm chí khó thở.
- Hệ thần kinh: Với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau như trẻ bị hôn mê hoặc co giật toàn thân, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực, đùi, cánh tay), yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có thể gây liệt hô hấp, rối loạn nhịp tim.
- Tăng tiết: Trẻ bị tăng tiết đàm nhớt ở cổ họng hay đường hô hấp, dịch tiêu hóa tăng bất thường, tay chân lạnh vì vã mồ hôi, chảy nước miếng nhiều.
Cách phòng tránh và xử lý khi trẻ bị ngộ độc thuốc?
Cách phòng chống hiệu quả nhất đó là cha mẹ không nên để thuốc hay hóa chất độc hại trong tầm với của trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể bảo quản và lưu trữ thuốc ở tủ thuốc đặt nơi cao khỏi tầm với của trẻ. Đựng thuốc trong các lọ có nắp đậy kín có miếng chống ẩm, dán nhãn có thể, hạn sử dụng rõ ràng nhằm tránh hiện tượng thuốc bị hỏng và sử dụng nhầm thuốc.
Trong trường hợp trẻ bị ngộ độc thuốc, bậc phụ huynh cần bình tĩnh hết sức có thể và tìm hiểu xem bé đã uống phải thuốc loại gì, liều lượng là bao nhiêu (nên mang theo vỏ thuốc bé đã sử dụng tới bệnh viện để bác sĩ biết và tìm cách xử lý phù hợp). Cha mẹ có thể căn cứ vào phản ứng trúng độc của trẻ, vỏ thuốc quanh nhà để biết được bé đã uống nhầm loại thuốc gì để có cách xử lý kịp thời.
Khi biết trẻ bị ngộ độc thuốc, phụ huynh hãy giữ trẻ ở tư thế ngồi hoặc đứng, tuyệt đối không đặt trẻ ở tư thế nằm để các chất trong dạ dày khi trẻ đang bị nôn ói nhiều không trào lên thực quản, rồi vào khí phế quản, vào phổi sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.