Những vấn đề phiền toái khi share phòng với người khác
Những vấn đề phiền toái khi share phòng với người khác. Chị em trong nhà còn "đá thúng đụng nia" thì việc ở chung với người lạ, dù là bạn bè thân thiết, cũng khó tránh chuyện cãi cọ xích mích. Không thiếu những trường hợp trở mặt "từ bạn thành thù" chỉ sau 1 thời gian ngắn ở chung.
Nội dung bài viết
Những vấn đề phiền toái khi share phòng với người khác
Chơi chung có thể hợp nhưng ở chung lại là chuyện khác. Sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh mà các bạn trẻ phải học cách xử lý để không phải ở trọ một thân một mình, không ai thèm share phòng.
1. Bạn cùng phòng "ở bẩn"
Nếu như bản thân bạn là một người bừa bộn, "bạ đâu quăng đấy" thì hãy mau sửa cái tính này đi nếu không muốn biến phòng trọ thành "chuồng heo". Hoặc tệ lắm thì bạn cũng chỉ nên thoải mái ở trong không gian riêng của mình thôi, còn trong không gian sinh hoạt chung thì hãy ngăn nắp, gọn gàng, ăn đâu dọn đấy, không để bày bừa nhé.
Trường hợp bạn cùng phòng là người ở bẩn thì tốt nhất bạn nên nhắc nhở lịch sự nhưng tỏ thái độ thật nghiêm túc. Bạn nhắc nhở đến lần thứ 3 mà người đó vẫn không sạch sẽ lên được thì nên ra tối hậu thư, nếu bạn cùng phòng không thay đổi bạn sẽ dọn đi.
2. Tị nạnh nhau vì lịch phân công lao động
Nếu bạn quá chăm chỉ làm việc nhà, bạn cùng phòng sẽ ngày càng ỉ lại vào bạn. Điều đó cũng không hẳn tốt hay xấu, đó hoàn toàn là vấn đề tâm lý. Nếu bạn không cảm thấy phiền hà gì khi dọn dẹp thì chuyện đó cũng tốt thôi. Căn bản là khi đi ở trọ, bạn nên thoải mái và dễ tính một chút, đừng quá xét nét và muốn người khác cũng phải giống như mình.
Trở lại vấn đề này, giả sử hôm nay theo lịch thì người ấy phải dọn dẹp nhà vệ sinh nhưng vẫn không làm, bạn có thể làm thay và nhắc nhở sau đó nhưng không nên để tình huống này tiếp diễn mãi. Hãy nói chuyện thẳng thắn để người ấy biết mà cư xử hợp lý hơn.
3. Khi có bạn đến chơi
Bạn hoàn toàn vui vẻ và thoải mái khi "bạn của bạn" đến chơi phòng, nhưng có thể sẽ hơi khó chịu khi họ đến chơi, ăn uống và ngủ lại suốt cả tuần lễ hoặc hơn. Bởi vì chi phí điện nước bạn vẫn phải chịu, chưa kể những vấn đề sinh hoạt phát sinh. Trường hợp này hãy nói khéo với cô bạn cùng phòng, để cô ấy nhận ra bạn cũng cần không gian để nghỉ ngơi và học tập.
4. Phân chia không gian trong phòng
Bạn cùng phòng có quá nhiều đồ đạc khiến không gian của bạn bị ép lại. Họ lại ồn ào suốt ngày đêm. Trong khi bạn muốn ngủ, muốn tập trung học bài nhưng bạn cùng phòng liên tục mở nhạc to, xem phim và cười nói rôm rả.
Nếu không thể thích nghi với lịch sinh hoạt của những người cùng phòng thì tốt nhất bạn nên sắm cho mình chiếc tai nghe, hoặc vào thư viện để học bài. Trường hợp họ có quá nhều đồ đạc lấn sang cả "đất" của bạn, bạn có thể nhường luôn hoặc nói khéo để họ sắp xếp lại hoặc bỏ bớt đi đồ thừa.
5. Họ luôn xen vào chuyện của bạn
Bất cứ khi nào bạn nhận được cái gì đó mới, nhóm bạn cùng phòng sẽ nhảy vào hỏi han. Bạn gặp ai, đi đâu, mua gì... bạn cùng phòng đều biết hết hoặc tìm mọi cách để biết hết. Sự tọc mạch và những lời bình luận của họ có thể khiến bạn không thoải mái. Chuyện sẽ càng phức tạp hơn khi bạn có người yêu.
Nếu không thích sự thân mật quá mức của các cô bạn thì bạn có thể cười trừ khi họ hỏi, hoặc tỏ ra bận rộn để phớt lờ, hoặc trả lời ỡm ờ không chủ đích, hoặc giữ kín bí mật cho riêng mình. Dần dà họ sẽ chán và không hỏi nữa.
6. Đồ của bạn cũng là đồ của họ
Bạn buộc phải chia sẻ mọi thứ với họ, từ đồ ăn, thức uống đến quần áo, các đồ dùng... Bạn cùng phòng có thể "mượn tạm" đồ của bạn mà không hỏi, hoặc bạn đợi mãi không thấy họ trả lại. Điều này làm bạn cảm thấy khó chịu. Trường hợp này thì bạn phải "đòi thẳng" thôi.
Đối với chuyện tiền bạc cũng phải phân minh. Nên nhớ cách bạn đối xử với họ sẽ điều khiển cách người ta đối xử với bạn. Bạn nghiêm túc và rành mạch trong những chuyện dùng chung này, thì dù là bạn cùng phòng cũng sẽ cư xử "phải phép" với bạn. Hoặc bạn bịa ra rằng mình bị dị ứng nên không thể dùng chung đồ với người khác được.
7. Bạn muốn tắt đèn nhưng họ lại muốn bật đèn
Bạn muốn tắt đèn để đi ngủ, nhưng họ lại muốn bật đèn để học bài, xem phim và làm những điều họ thích. Đây là cuộc đấu tranh vô tận mà bạn không thể giải quyết được. Tốt nhất hãy sắm cho mình một chiếc đèn ngủ và yêu cầu bạn cùng phòng cũng làm như vậy. Bằng không thì mua miếng che mắt để ngủ bạn nhé.
Share phòng là một hoạt động tốt giúp lứa tuổi thanh thiếu niên trưởng thành hơn trong giao tiếp. Chưa kể, bạn cùng phòng có thể trở thành những người đồng hành tốt nhất chia sẻ với bạn mọi buồn vui trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc chọn bạn để share phòng là điều vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, trước tiên bạn phải là người cởi mở, biết quan tâm đến người khác, cư xử chừng mực tế nhị, ăn ở ngăn nắp gọn gàng và cũng nên biết cách tự bảo vệ bản thân mình nữa nhé.
(Ảnh minh họa: wikihow)
Chơi chung có thể hợp nhưng ở chung lại là chuyện khác. Sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh mà các bạn trẻ phải học cách xử lý để không phải ở trọ một thân một mình, không ai thèm share phòng.
1. Bạn cùng phòng "ở bẩn"
Nếu như bản thân bạn là một người bừa bộn, "bạ đâu quăng đấy" thì hãy mau sửa cái tính này đi nếu không muốn biến phòng trọ thành "chuồng heo". Hoặc tệ lắm thì bạn cũng chỉ nên thoải mái ở trong không gian riêng của mình thôi, còn trong không gian sinh hoạt chung thì hãy ngăn nắp, gọn gàng, ăn đâu dọn đấy, không để bày bừa nhé.
Trường hợp bạn cùng phòng là người ở bẩn thì tốt nhất bạn nên nhắc nhở lịch sự nhưng tỏ thái độ thật nghiêm túc. Bạn nhắc nhở đến lần thứ 3 mà người đó vẫn không sạch sẽ lên được thì nên ra tối hậu thư, nếu bạn cùng phòng không thay đổi bạn sẽ dọn đi.
2. Tị nạnh nhau vì lịch phân công lao động
Nếu bạn quá chăm chỉ làm việc nhà, bạn cùng phòng sẽ ngày càng ỉ lại vào bạn. Điều đó cũng không hẳn tốt hay xấu, đó hoàn toàn là vấn đề tâm lý. Nếu bạn không cảm thấy phiền hà gì khi dọn dẹp thì chuyện đó cũng tốt thôi. Căn bản là khi đi ở trọ, bạn nên thoải mái và dễ tính một chút, đừng quá xét nét và muốn người khác cũng phải giống như mình.
Trở lại vấn đề này, giả sử hôm nay theo lịch thì người ấy phải dọn dẹp nhà vệ sinh nhưng vẫn không làm, bạn có thể làm thay và nhắc nhở sau đó nhưng không nên để tình huống này tiếp diễn mãi. Hãy nói chuyện thẳng thắn để người ấy biết mà cư xử hợp lý hơn.
3. Khi có bạn đến chơi
Bạn hoàn toàn vui vẻ và thoải mái khi "bạn của bạn" đến chơi phòng, nhưng có thể sẽ hơi khó chịu khi họ đến chơi, ăn uống và ngủ lại suốt cả tuần lễ hoặc hơn. Bởi vì chi phí điện nước bạn vẫn phải chịu, chưa kể những vấn đề sinh hoạt phát sinh. Trường hợp này hãy nói khéo với cô bạn cùng phòng, để cô ấy nhận ra bạn cũng cần không gian để nghỉ ngơi và học tập.
4. Phân chia không gian trong phòng
Bạn cùng phòng có quá nhiều đồ đạc khiến không gian của bạn bị ép lại. Họ lại ồn ào suốt ngày đêm. Trong khi bạn muốn ngủ, muốn tập trung học bài nhưng bạn cùng phòng liên tục mở nhạc to, xem phim và cười nói rôm rả.
Nếu không thể thích nghi với lịch sinh hoạt của những người cùng phòng thì tốt nhất bạn nên sắm cho mình chiếc tai nghe, hoặc vào thư viện để học bài. Trường hợp họ có quá nhều đồ đạc lấn sang cả "đất" của bạn, bạn có thể nhường luôn hoặc nói khéo để họ sắp xếp lại hoặc bỏ bớt đi đồ thừa.
5. Họ luôn xen vào chuyện của bạn
Bất cứ khi nào bạn nhận được cái gì đó mới, nhóm bạn cùng phòng sẽ nhảy vào hỏi han. Bạn gặp ai, đi đâu, mua gì... bạn cùng phòng đều biết hết hoặc tìm mọi cách để biết hết. Sự tọc mạch và những lời bình luận của họ có thể khiến bạn không thoải mái. Chuyện sẽ càng phức tạp hơn khi bạn có người yêu.
Nếu không thích sự thân mật quá mức của các cô bạn thì bạn có thể cười trừ khi họ hỏi, hoặc tỏ ra bận rộn để phớt lờ, hoặc trả lời ỡm ờ không chủ đích, hoặc giữ kín bí mật cho riêng mình. Dần dà họ sẽ chán và không hỏi nữa.
6. Đồ của bạn cũng là đồ của họ
Bạn buộc phải chia sẻ mọi thứ với họ, từ đồ ăn, thức uống đến quần áo, các đồ dùng... Bạn cùng phòng có thể "mượn tạm" đồ của bạn mà không hỏi, hoặc bạn đợi mãi không thấy họ trả lại. Điều này làm bạn cảm thấy khó chịu. Trường hợp này thì bạn phải "đòi thẳng" thôi.
Đối với chuyện tiền bạc cũng phải phân minh. Nên nhớ cách bạn đối xử với họ sẽ điều khiển cách người ta đối xử với bạn. Bạn nghiêm túc và rành mạch trong những chuyện dùng chung này, thì dù là bạn cùng phòng cũng sẽ cư xử "phải phép" với bạn. Hoặc bạn bịa ra rằng mình bị dị ứng nên không thể dùng chung đồ với người khác được.
7. Bạn muốn tắt đèn nhưng họ lại muốn bật đèn
Bạn muốn tắt đèn để đi ngủ, nhưng họ lại muốn bật đèn để học bài, xem phim và làm những điều họ thích. Đây là cuộc đấu tranh vô tận mà bạn không thể giải quyết được. Tốt nhất hãy sắm cho mình một chiếc đèn ngủ và yêu cầu bạn cùng phòng cũng làm như vậy. Bằng không thì mua miếng che mắt để ngủ bạn nhé.
Share phòng là một hoạt động tốt giúp lứa tuổi thanh thiếu niên trưởng thành hơn trong giao tiếp. Chưa kể, bạn cùng phòng có thể trở thành những người đồng hành tốt nhất chia sẻ với bạn mọi buồn vui trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc chọn bạn để share phòng là điều vô cùng quan trọng. Để làm được điều này, trước tiên bạn phải là người cởi mở, biết quan tâm đến người khác, cư xử chừng mực tế nhị, ăn ở ngăn nắp gọn gàng và cũng nên biết cách tự bảo vệ bản thân mình nữa nhé.
(Ảnh minh họa: wikihow)