Những tình trạng đau bạn cần lưu ý
Những tình trạng đau bạn cần lưu ý . Đau là dấu hiệu cơ thể đang gặp những vấn đề không bình thường, nếu tình trạng này kéo dài hoặc thường xuyên xảy ra bạn không nên lơ là mà ngay lập tức đi khám bác sĩ.
Nội dung bài viết
Những tình trạng đau bạn cần lưu ý
Đau đầu dữ dội
Nhiều yếu tố có thể gây đau đầu, nguyên nhân có thể do mất nước, ngạt mũi hoặc thậm chí là khó chịu. Nhưng nếu cơn đau đầu không giảm ngay cả khi bạn dùng thuốc thì đó có thể là dấu hiệu xuất huyết não hoặc đau nửa đầu…Trong trường hợp này bạn nên đi khám bác sĩ.
Đau ở chân
Nếu bạn có cảm giác bỏng rát hoặc đau ở chân, rất có thể dấu hiệu bệnh thần kinh tiểu đường. Các triệu chứng khác có thể bao gồm da khô, ngứa, khô miệng, chậm liền vết thương, nhìn mờ và đi tiểu thường xuyên hơn. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để biết dấu hiệu là bệnh tiểu đường hay đau chân bình thường.
Đau lưng mãn tính
Đau lưng là tình trạng thường gặp. Khi bạn cúi xuống đột ngột hoặc ngồi nhiều giờ liền thì tình trạng này có thể xảy ra. Nhưng nếu hiện tượng này không chấm dứt có thể là do những tình trạng nghiêm trọng như rách động mạch chủ hoặc một số vấn đề về mạch máu.
Đau bắp chân do chuột rút quá lâu
Chuột rút bắp chân có thể gây đau. Nhưng nếu chuột rút kéo dài và đau nhiều đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu, là tình trạng có các cục máu đông trong mạch. Đây là một vấn đề nghiêm trọng và cần hỗ trợ y tế nhanh chóng.
Đau ngực
Ít tập luyện hoặc béo phì có thể dẫn tới đau ngực khi cơ thể phải gắng sức quá nhiều. Nhưng nếu luyện tập thường xuyên và vẫn bị khó chịu ở ngực ngay cả khi đã giảm hoạt động lại là điều thật đáng lo lắng.
Tất nhiên không phải tất cả các triệu chứng đau ở ngực hoặc tay đều là dấu hiệu đau tim, nhưng bạn cũng nên đi khám bác sĩ để sàng lọc nếu bị đau ở ngực, cánh tay hoặc hàm. Nếu bạn thường cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở thậm chí ngay sau khi đi bộ khoảng cách ngắn bạn cần đi khám bác sĩ.
Nói chung, những khó chịu liên quan tới bệnh tim ảnh hưởng tới ngực trên, bên trái ngực, cổ họng, hàm và vai hoặc cánh tay trái và có thể kèm theo buồn nôn và đổ mồ hôi. Nếu bạn bị tiểu đường bạn càng cần cảnh giác.
Đau cổ
Chúng ta thường bỏ qua triệu chứng ngứa nhẹ ở ngón tay hoặc yếu cơ, nhưng khi cơn đau trở nên quá sức chịu đựng, thoái hóa đốt sống cổ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu sớm cũng đủ đáng ngại. Bạn có thể đang thực hiện một số hoạt động bình thường như trà thì đột nhiên bạn cảm thấy yếu và không thể giữ mọi thứ ổn định, dần dần, cơn đau tăng dần và khiến bạn cảm thấy yếu tay kèm với một số cơn đau ở cổ.
Đau bụng
Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, hầu hết mọi người chỉ uống thuốc giảm đau hoặc thuốc chống co thắt để làm dịu cơn đau nhưng về lâu dài, thói quen này có thể gây hại cho thận. Tốt nhất bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa nếu đau dai dẳng và uống thuốc lâu không khỏi cơn đau.
Ngoài ra, đau ở vùng bụng có thể là do các bệnh nghiêm trọng như viêm ruột thừa cấp hoặc những bệnh ít nguy hiểm hơn như ợ nóng, trào ngược, viêm dạ dày ruột. Đau bụng cũng có thể là một dấu hiệu của tắc nghẽn đường ruột, viêm loét dạ dày hoặc tụy và các vấn đề túi mật khác.
Đau đầu dữ dội
Nhiều yếu tố có thể gây đau đầu, nguyên nhân có thể do mất nước, ngạt mũi hoặc thậm chí là khó chịu. Nhưng nếu cơn đau đầu không giảm ngay cả khi bạn dùng thuốc thì đó có thể là dấu hiệu xuất huyết não hoặc đau nửa đầu…Trong trường hợp này bạn nên đi khám bác sĩ.
Đau ở chân
Nếu bạn có cảm giác bỏng rát hoặc đau ở chân, rất có thể dấu hiệu bệnh thần kinh tiểu đường. Các triệu chứng khác có thể bao gồm da khô, ngứa, khô miệng, chậm liền vết thương, nhìn mờ và đi tiểu thường xuyên hơn. Tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ để biết dấu hiệu là bệnh tiểu đường hay đau chân bình thường.
Đau lưng mãn tính
Đau lưng là tình trạng thường gặp. Khi bạn cúi xuống đột ngột hoặc ngồi nhiều giờ liền thì tình trạng này có thể xảy ra. Nhưng nếu hiện tượng này không chấm dứt có thể là do những tình trạng nghiêm trọng như rách động mạch chủ hoặc một số vấn đề về mạch máu.
Đau bắp chân do chuột rút quá lâu
Chuột rút bắp chân có thể gây đau. Nhưng nếu chuột rút kéo dài và đau nhiều đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu, là tình trạng có các cục máu đông trong mạch. Đây là một vấn đề nghiêm trọng và cần hỗ trợ y tế nhanh chóng.
Đau ngực
Ít tập luyện hoặc béo phì có thể dẫn tới đau ngực khi cơ thể phải gắng sức quá nhiều. Nhưng nếu luyện tập thường xuyên và vẫn bị khó chịu ở ngực ngay cả khi đã giảm hoạt động lại là điều thật đáng lo lắng.
Tất nhiên không phải tất cả các triệu chứng đau ở ngực hoặc tay đều là dấu hiệu đau tim, nhưng bạn cũng nên đi khám bác sĩ để sàng lọc nếu bị đau ở ngực, cánh tay hoặc hàm. Nếu bạn thường cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở thậm chí ngay sau khi đi bộ khoảng cách ngắn bạn cần đi khám bác sĩ.
Nói chung, những khó chịu liên quan tới bệnh tim ảnh hưởng tới ngực trên, bên trái ngực, cổ họng, hàm và vai hoặc cánh tay trái và có thể kèm theo buồn nôn và đổ mồ hôi. Nếu bạn bị tiểu đường bạn càng cần cảnh giác.
Đau cổ
Chúng ta thường bỏ qua triệu chứng ngứa nhẹ ở ngón tay hoặc yếu cơ, nhưng khi cơn đau trở nên quá sức chịu đựng, thoái hóa đốt sống cổ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu sớm cũng đủ đáng ngại. Bạn có thể đang thực hiện một số hoạt động bình thường như trà thì đột nhiên bạn cảm thấy yếu và không thể giữ mọi thứ ổn định, dần dần, cơn đau tăng dần và khiến bạn cảm thấy yếu tay kèm với một số cơn đau ở cổ.
Đau bụng
Hiện tượng này thường gặp ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt, hầu hết mọi người chỉ uống thuốc giảm đau hoặc thuốc chống co thắt để làm dịu cơn đau nhưng về lâu dài, thói quen này có thể gây hại cho thận. Tốt nhất bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ phụ khoa nếu đau dai dẳng và uống thuốc lâu không khỏi cơn đau.
Ngoài ra, đau ở vùng bụng có thể là do các bệnh nghiêm trọng như viêm ruột thừa cấp hoặc những bệnh ít nguy hiểm hơn như ợ nóng, trào ngược, viêm dạ dày ruột. Đau bụng cũng có thể là một dấu hiệu của tắc nghẽn đường ruột, viêm loét dạ dày hoặc tụy và các vấn đề túi mật khác.