Gây tê màng cứng lợi và hại gì, bạn nên biết?
Gây tê màng cứng lợi và hại gì, bạn nên biết?. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã ra đời phương pháp gây tê màng cứng giúp chị em 'vượt cạn' không đau đớn. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại những ưu nhược điểm như sau.
Nội dung bài viết
Gây tê màng cứng lợi và hại gì, bạn nên biết?
Thủ thuật gây tê màng cứng là gì?
Gây tê ngoài màng cứng nói chính xác hơn là gây tê vùng. Điều này có nghĩa, bà bầu sẽ nhận được một mũi gây tê vào cột sống, thuốc từ đó phân tán đối xứng sang hai vùng lân cận xung quanh làm tê liệt một vài bộ phận chịu áp lực nhiều nhất trong khi chuyển dạ. Thông thường, thuốc có tác dụng từ núm ti hoặc rốn xuống tận các ngón chân. Vì vậy, bà bầu vẫn hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được mọi chuyện xung quanh, chỉ trừ không cảm nhận được cơn đau đẻ đang 'hoành hành'.
Cách thực hiện gây tê màng cứng
- Bà bầu có thể phải nằm nghiêng bên trái hoặc ngồi, cả hai tư thế đều yêu cầu bạn phải co người, cong lưng để bác sĩ có thể thấy rõ vùng cột sống và tiêm thuốc tê.
- Tiếp đến, bác sĩ sẽ sát trùng qua phần thắt lưng của bà bầu, sau đó tiêm thuốc tê để giảm cảm giác đau lúc đưa ống truyền thuốc vào khoang trên màng cứng quanh xương sống.
- Sau khi gây tê, ống thuốc được đặt vào qua kim tiêm lớn với một lượng thuốc tê thử nghiệm. Lúc này, mẹ bầu nên thư giãn, hít thở sâu và nhẹ nhàng, hạn chế cử động. Cuối cùng, bác sĩ định hình ống thuốc nhờ băng keo y tế.
- Nếu liều thuốc thử nghiệm ổn, một túi dịch sẽ được nối với ống mềm đã dán sẵn trên lưng, và đặt ở chế độ chảy liên tục. Thuốc có thể thay đổi tùy vào nhu cầu của mẹ bầu.
Ưu nhược điểm của phương pháp gây tê màng cứng
Ưu điểm
- Gây tê ngoài màng cứng có lộ trình giảm đau hiệu quả xuyên suốt cuộc sinh nở.
- Bác sĩ gây tê có thể kiểm soát được hiệu quả giảm đau thông qua điều chỉnh linh hoạt loại thuốc, liều lượng và cường độ của thuốc. Điều này rất quan trọng vì khi quá trình chuyển dạ xảy ra và em bé bắt đầu tuột xuống đường sinh, thuốc tê có thể không đủ để kiểm soát cơn đau hoặc bạn có thể thình lình thấy đau ở những vùng khác.
- Vì hiệu quả của thuốc chỉ khu trú ở một vùng, bạn sẽ tỉnh táo và ý thức được toàn bộ quá trình chuyển dạ và sinh con của mình. Và vì bạn không cảm thấy đau đơn, bạn có thể nghỉ ngơi thậm chí thiếp đi để dành sức cho việc rặn đẻ khi mọi thứ đã sẵn sàng.
- Không giống như gây mê, đối với gây tê ngoài màng cứng, chỉ một lượng thuốc rất nhỏ có thể tiếp cận với em bé.
Thủ thuật gây tê màng cứng là gì?
Gây tê ngoài màng cứng nói chính xác hơn là gây tê vùng. Điều này có nghĩa, bà bầu sẽ nhận được một mũi gây tê vào cột sống, thuốc từ đó phân tán đối xứng sang hai vùng lân cận xung quanh làm tê liệt một vài bộ phận chịu áp lực nhiều nhất trong khi chuyển dạ. Thông thường, thuốc có tác dụng từ núm ti hoặc rốn xuống tận các ngón chân. Vì vậy, bà bầu vẫn hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được mọi chuyện xung quanh, chỉ trừ không cảm nhận được cơn đau đẻ đang 'hoành hành'.
Cách thực hiện gây tê màng cứng
- Bà bầu có thể phải nằm nghiêng bên trái hoặc ngồi, cả hai tư thế đều yêu cầu bạn phải co người, cong lưng để bác sĩ có thể thấy rõ vùng cột sống và tiêm thuốc tê.
- Tiếp đến, bác sĩ sẽ sát trùng qua phần thắt lưng của bà bầu, sau đó tiêm thuốc tê để giảm cảm giác đau lúc đưa ống truyền thuốc vào khoang trên màng cứng quanh xương sống.
- Sau khi gây tê, ống thuốc được đặt vào qua kim tiêm lớn với một lượng thuốc tê thử nghiệm. Lúc này, mẹ bầu nên thư giãn, hít thở sâu và nhẹ nhàng, hạn chế cử động. Cuối cùng, bác sĩ định hình ống thuốc nhờ băng keo y tế.
- Nếu liều thuốc thử nghiệm ổn, một túi dịch sẽ được nối với ống mềm đã dán sẵn trên lưng, và đặt ở chế độ chảy liên tục. Thuốc có thể thay đổi tùy vào nhu cầu của mẹ bầu.
Ưu nhược điểm của phương pháp gây tê màng cứng
Ưu điểm
- Gây tê ngoài màng cứng có lộ trình giảm đau hiệu quả xuyên suốt cuộc sinh nở.
- Bác sĩ gây tê có thể kiểm soát được hiệu quả giảm đau thông qua điều chỉnh linh hoạt loại thuốc, liều lượng và cường độ của thuốc. Điều này rất quan trọng vì khi quá trình chuyển dạ xảy ra và em bé bắt đầu tuột xuống đường sinh, thuốc tê có thể không đủ để kiểm soát cơn đau hoặc bạn có thể thình lình thấy đau ở những vùng khác.
- Vì hiệu quả của thuốc chỉ khu trú ở một vùng, bạn sẽ tỉnh táo và ý thức được toàn bộ quá trình chuyển dạ và sinh con của mình. Và vì bạn không cảm thấy đau đơn, bạn có thể nghỉ ngơi thậm chí thiếp đi để dành sức cho việc rặn đẻ khi mọi thứ đã sẵn sàng.
- Không giống như gây mê, đối với gây tê ngoài màng cứng, chỉ một lượng thuốc rất nhỏ có thể tiếp cận với em bé.
Cùng tham khảo những mẫu thời trang da đà điểu hàng hiệu, cùng những chiếc Ví nữ da đà điểu , Thắt lưng da đà điểu cá tính dành cho bạn
- Khi ống truyền đã được đặt, nó có thể được dùng để truyền thuốc tê nếu bạn cần phải đẻ mổ hoặc thắt ống dẫn trứng sau khi sinh xong.
Nhược điểm
– Bạn phải giữ nguyên một tư thế không mấy dễ chịu với chiếc bụng bầu trong 10-15 phút khi ống truyền vào khoang ngoài màng cứng được đặt, và sau đó bạn có thể phải đợi thêm từ 5-20 phút nữa để thuốc phát huy tác dụng. Đây dường như là một bất lợi nho nhỏ so với ích lợi làm vô hiệu cái đau khủng khiếp hàng giờ sau đó.
– Tuỳ vào loại thuốc và liều lượng được truyền, bạn có thể mất cảm giác ở chân và không thể đứng dậy được cho đến khi thuốc tan. Đôi khi, đặc biệt là trong giai đoạn đầu chuyển dạ, bạn có thể được gây tê một chút để cảm thấy thoải mái trong khi vẫn có cảm giác chân và đi lại bình thường. Tuy nhiên, nhiều bệnh viên có thể không cho bạn rời khỏi giường khi bạn đã được gây tê ngoài màng cứng, dù bạn nghĩ là mình có thể đi lại được hay không.
– Việc gây tê ngoài màng cứng cũng buộc bạn phải gắn các ống truyền, thường xuyên theo dõi huyết áp và liên tục kiểm tra thai.
– Gây tê ngoài màng cứng thường khiến giai đoạn chuyển dạ kéo dài hơn. Sự mất cảm giác ở phần dưới cơ thể làm yếu phản xạ đẩy xuống khiến bạn sẽ khó khăn hơn khi rặn em bé ra ngoài.
Những ai không thể lựa chọn thủ thuật này?
Để thực hiện một ca gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ phải khám thật chi tiết cho bà bầu về tiểu sử bệnh lý, tình trạng chuyển dạ, cơn co thắt để tiên lượng xem liệu bạn có phù hợp với phương án đẻ không đau này hay không. Thông thường, mẹ bầu sẽ không được thực hiện phương án này với 6 nguyên nhân sau:
- Đã và đang dùng thuốc chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ.
- Chất lượng máu của bà bầu không đủ tiêu chuẩn do quá ít tiểu cầu hay một vài lý do khác.
- Tình trạng thừa cân khiến bác sĩ gây mê khó có thể xác định được vị trí khoang trên ngoài màng cứng để truyền thuốc vào.
- Chảy máu quá nhiều hoặc đang bị sốc không đạt điều kiện thích hợp cho thủ thuật đẻ không đau, bởi bà bầu rất dễ bị tụt huyết áp đột ngột.
- Viêm nhiễm ở vùng lưng cũng cản trở việc thực hiện phương pháp này.
- Cổ tử cung đã mở đủ chuẩn để sinh thường (8-10cm).