Đừng để ngộ độc vải ngày nắng
Đừng để ngộ độc vải ngày nắng . Vải là thực phẩm mùa hè được rất nhiều người ưa thích, tuy nhiên cũng xảy ra không ít trường hợp bị ngộ độc vì loại quả này.
Nội dung bài viết
Đừng để ngộ độc vải ngày nắng
Lý do ăn vải dễ bị mụn, nhọt, ngộ độc?
Lý do ăn vải dễ bị mụn, nhọt, ngộ độc?
Liên quan tới vấn đề trên, giáo sư Đỗ Tất Lợi - Nhà nghiên cứu dược học nổi tiếng của Việt Nam chia sẻ trên báoTrí thức trẻ cho rằng, một số người ăn quả vải bị ngộ độc, đồng thời có những triệu chứng người nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy, khó thở huyết áp hạ.. thực ra, nguyên nhân không phải do bản thân quả vải mà là do một loại nấm độc Candida tropicalis, thường thấy ở núm những quả vải chín quá dập nát, ủng thối.
Trong khi đó, hàm lượng đường, pH, axit trong quả vải là môi trường cần thiết cho nấm phát triển.
Trong khi đó, hàm lượng đường, pH, axit trong quả vải là môi trường cần thiết cho nấm phát triển.
>>> Những địa điểm quần jean nam giá sỉ uy tín. xưởng may quần jean cao cấp chuyên quần jean nữ giá sỉ phù hợp cho những ai đang có ý định mở shop thời trang.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Ghi nhớ cần tránh khi ăn vải để bảo vệ sức khoẻ
Với những tác hại của quả vải được ghi nhận ở trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, không nên ăn quá nhiều vải trong một thời điểm nhất định, nhất là đối với phụ nữ mang thai và trẻ em.
Lượng ăn an toàn, khuyên dùng cho người lớn là không quá 10 quả một lần ăn. Trẻ em không quá 3 - 4 quả 1 lần, bên cạnh đó cần giám sát chặt chẽ, bởi trẻ em có thể hóc hạt vải rất nguy hiểm.
Không nên bỏ màng trắng bao quanh quả vải
Có một cách ăn vải hạn chế bị nóng trong, mụn nhọt rất ít người biết đến, đó là khi ăn không nên bỏ màng trắng bao quanh quả vải. Màng trắng này sẽ giúp hạn chế sinh nhiệt, sinh hỏa, tuy rằng vị nó hơi chát và khó ăn một chút.
Ăn vải tươi khi đói, sẽ khiến cơ thể nạp quá nhiều đường trong một thời gian ngắn, điều này có thể gây say với các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Thay vào đó, thời điểm tốt nhất để ăn vải là sau bữa ăn, bởi lúc này cơ thể đã tích lỹ đủ lượng nước muối qua thức ăn, nên ăn vải không sợ say và không sợ nóng.
Không ăn vải khi đang bị tiểu đường
Vải là loại quả có chỉ số GI (chỉ số đường huyết của thực phẩm cao), do đó các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên rằng, những bệnh nhân tiểu đường không nên ăn vải. Vì lượng đường trong vải cao, nên khi ăn trên 7 quả vải có khả năng làm tăng lượng đường trong máu.
Người thường xuyên nóng trong không nên ăn vải
Vải có tính đại nhiệt, có nghĩa là rất nhiều nhiệt vì vậy những người có tiền sử nóng trong hay bị nhiệt miệng, tốt nhất nên hạn chế ăn nhiều vải. Ăn vải sẽ làm cho nhiệt miệng thêm nặng hơn, hơn nữa còn gây ra mụn nhọt, chảy máu mũi, thậm chí ngộ độc.
Không ăn khi cơ thể nhiệt, mắc bệnh có đờm
Ngoài ra, những người có các bệnh dễ nhiễm cảm, người đang mắc bệnh có đờm hay người đang bị thủy đậu, mụn nhọt, rôm sảy, chắp lẹo mắt … cũng nên hạn chế mức tối đa việc ăn vải thiều, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.