Chăm sóc trẻ tự kỉ và những điều bạn nên biết
Chăm sóc trẻ tự kỉ và những điều bạn nên biết.Thay vì lo lắng, bối rối khi biết con bị mắc chứng tự kỉ cha mẹ nên trang bị những kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh để giúp con sớm hoà nhập nhất.
Nội dung bài viết
Chăm sóc trẻ tự kỉ và những điều bạn nên biết
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một bệnh rối loạn phát triển của hệ thần kinh biểu hiện rối loạn tâm thần. Những trẻ em bị tự kỷ thiếu hay chậm phát triển về khả năng liên hệ qua lại trong xã hội, không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không thông hiểu hình ảnh ký hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng.
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một bệnh rối loạn phát triển của hệ thần kinh biểu hiện rối loạn tâm thần. Những trẻ em bị tự kỷ thiếu hay chậm phát triển về khả năng liên hệ qua lại trong xã hội, không sử dụng được ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, không thông hiểu hình ảnh ký hiệu và không biết chơi các trò cần sức tưởng tượng.
>>> Xem thêm:
Nếu bạn đang tìm nơi quần jean nam giá sỉ tphcm . Hãy đến với xưởng may quần jean giá rẻ để có thể hợp tác về việc quần jean nữ giá sỉ tphcm giá ưu đãi nhất.
Biểu hiện của bệnh tự kỷ?
- Chậm phát triển về ngôn ngữ.
- Không thích chơi với mọi người xung quanh, có rất ít hoặc không có tiếp xúc mắt, không thích người khác chạm vào người, có xu hướng một mình.
- Ưa thích sự ổn định trật tự, thường chống đối rất mạnh mẽ việc thay đổi những gì đã quen thuộc và đặc biệt khi giận dữ hoặc không đồng ý điều gì đấy thì hét lên (tiếng kêu chói tai), bứt tóc, đập chân tay xuống sàn nhà, đập đầu vào tường.
Phân loại bệnh tự kỷ
Tự kỷ điển hình: xuất hiện trước 3 tuổi ở cả 3 lĩnh vực nói trên.
Tự kỷ không điển hình: xuất hiện sau 3 tuổi, không đủ cả 3 lĩnh vực.
Tự kỷ chức năng cao: biết chữ số sớm, trí nhớ máy móc tốt nhưng kém giao tiếp và tương tác xã hội.
Hội chứng phân rã ở trẻ nhỏ: bình thường trước 3 – 4 tuổi, sau đó xuất hiện các dấu hiệu tự kỷ mức nặng.
Cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh tự kỷ
Can thiệp sớm:
Ngay từ khi trẻ có biểu hiện bất thường, chẩn đoán xác định rõ từ 24 – 30 tháng, cần:
+ Trị liệu hành vi, dạy ngôn ngữ và giao tiếp, trị liệu tâm vận động và điều hoà cảm giác, tự phục vụ, chơi tương tác, kỹ năng xã hội, tư vấn gia đình.
+ Các kỹ năng cơ bản dạy trẻ: chú ý bằng nhìn, lắng nghe, bắt chước, giao tiếp bằng cử chỉ, chơi phù hợp, hiểu lời, kỹ năng phát âm.
Thái độ và vai trò của cha mẹ
Cần đưa trẻ đi khám ngay khi phát hiện các biểu hiện nghi ngờ trẻ bị tự kỷ
Tích cực tìm hiểu tự kỷ, điểu chỉnh cảm xúc bản thân. Tạo môi trường sống an toàn, ổn định cho trẻ.
Dành nhiều thời gian cho trẻ: quan sát, hiểu, tương tác và dạy trẻ phù hợp. Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi bằng vật thật, đồ chơi, tranh ảnh, biểu tượng. Kết hợp với các nhà chuyên môn: bác sỹ nhi khoa, cán bộ tâm lý, giáo viên giáo dục đặc biệt, bác sỹ chuyên khoa tâm thần.
Chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc, phương tiện dạy trẻ với các cha mẹ khác. Ghi nhật ký về diễn biến của trẻ và cách can thiệp để rút kinh nghiệm.
Hướng dẫn cha mẹ can thiệp sớm tại nhà
Chơi và dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi. Gọi tên, nhìn mắt, nhìn theo tay chỉ, gây sự chú ý của trẻ, tạo nhu cầu cho trẻ. Dạy trẻ chỉ ngón trỏ vào bộ phận cơ thể, đồ vật, tranh ảnh.
Dạy cử chỉ giao tiếp: chào, ạ, xin, bye, bắt tay, hoan hô,…Dạy cách chơi đồ chơi và chơi với người khác: chi chành, ú oà, kiến bò. Bắt chước các động tác môi miệng, nét mặt, tiếng kêu con vật, đồ vật, từ đơn giản.
Nói ngắn, rõ, nhấn mạnh từ chính kèm theo cử chỉ, điệu bộ, tranh ảnh, đồ vật.
Giao tiếp bằng tranh để đổi lấy thứ trẻ cần (PECS). Sai việc đơn giản, thực hiện mệnh lệnh.
Vận động tinh: xếp, ghép, vẽ tô, xâu, cắm, xé, cắt dán,…
Vận động thô: đi bộ, bò, lăn, nhảy, trượt, thể dục, đạp xe, lăn bóng, …
Kích thích cảm giác khác nhau vào da, cơ, khớp: mát xa, chải, xoa bóp, ép khớp…Tự tập xúc ăn, cầm cốc, đi vệ sinh, mặc quần áo, đi dép, …
Khuyến khích trẻ chơi cùng trẻ khác. Dứt khoát hành vi sai, lờ đi khi trẻ ăn vạ.
Luôn khuyến khích, động viên, khen ngợi với tiến bộ nhỏ nhất. Hiện chưa có thuốc chữa khỏi tự kỷ mà chỉ có thuốc điều trị rối loạn đi kèm như tăng động, hung tính, động kinh,…