Cách nhận biết trẻ bị nhiễm giun
Cách nhận biết trẻ bị nhiễm giun. Trẻ em rất dễ bị nhiễm giun qua nhiều đường tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, cha mẹ cần hết lưu ý để kịp thời phát hiện cũng như điều trị để bảo vệ sức khỏe cho bé.
Nội dung bài viết
Cách nhận biết trẻ bị nhiễm giun
Việt Nam có tỷ lệ trẻ bị nhiễm giun khá cao
Nhiễm giun rất phổ biến ở Việt Nam, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay nước ta là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm giun cao từ 50 - 97% tùy theo vùng, miền.
Các loại giun phổ biến ở người là: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim... Cũng theo WHO, tỷ lệ trẻ em mắc giun cao hơn ở người lớn.
Nhiễm giun làm giảm tình trạng dinh dưỡng của người theo nhiều phương thức khác nhau như giun ký sinh lấy các chất dinh dưỡng từ các mô của cơ thể, bao gồm máu, dẫn đến sự thiếu máu và protein. Giun ký sinh làm cơ thể kém hấp thụ dinh dưỡng, làm thiếu hụt vitamin A. Nhiễm giun cũng gây giảm cảm giác ngon miệng, do đó giảm lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể. Suy dinh dưỡng do các bệnh giun gây ra tác động đáng kể đến sự tăng trưởng và phát triển thể chất, giảm khả năng phát triển trí tuệ của trẻ.
Biểu hiện cơ bản khi trẻ bị nhiễm giun
– Những biểu hiện về hệ tiêu hóa: Khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ, giun thường tiết ra chất độc khiến bé cảm thấy chán ăn, buồn nôn, thậm chí có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, phân có nhớt hoặc có máu. Nghiêm trọng hơn, bé có thể bị tắc ruột do lượng giun quá nhiều.
– Biểu hiện bên ngoài: Do bị thiếu máu, bé có dấu hiệu xanh xao mệt mỏi, thường xuyên có biểu hiện lo lắng, bồn chồn kém tập trung. Đặc biệt, những trường hợp nhiễm giun kim, bé sẽ thường xuyên bị ngứa hậu môn vào ban đêm, do giun thường đẻ trứng vào lúc này.
Biện pháp phòng ngừa và tẩy giun đúng cách cho trẻ
– Giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên nhắc bé rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn.
– Không nên ăn ở những hàng quán lề đường hoặc những quán ăn không vệ sinh.
– Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Đặc biệt, trong quá trình chế biến món ăn, mẹ nên cẩn thận, không để lẫn những thực phẩm sống, chín với nhau. Các loại trái cây, rau củ quả nên được ngâm với nước muối trong ít nhất 10 phút trước khi ăn.
– Cắt ngắn móng tay cho trẻ, và hạn chế trường hợp bé cho tay vào miệng sau khi chơi bẩn.
– Nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng/ lần.
Nên tẩy giun định kỳ 6 tháng cho trẻ uống thuốc tẩy giun một lần theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trong nhà có một người bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà. Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn nhưng phải được bác sĩ tư vấn và chọn loại thuốc thích hợp.
Việt Nam có tỷ lệ trẻ bị nhiễm giun khá cao
Nhiễm giun rất phổ biến ở Việt Nam, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay nước ta là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm giun cao từ 50 - 97% tùy theo vùng, miền.
Các loại giun phổ biến ở người là: giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim... Cũng theo WHO, tỷ lệ trẻ em mắc giun cao hơn ở người lớn.
Nhiễm giun làm giảm tình trạng dinh dưỡng của người theo nhiều phương thức khác nhau như giun ký sinh lấy các chất dinh dưỡng từ các mô của cơ thể, bao gồm máu, dẫn đến sự thiếu máu và protein. Giun ký sinh làm cơ thể kém hấp thụ dinh dưỡng, làm thiếu hụt vitamin A. Nhiễm giun cũng gây giảm cảm giác ngon miệng, do đó giảm lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể. Suy dinh dưỡng do các bệnh giun gây ra tác động đáng kể đến sự tăng trưởng và phát triển thể chất, giảm khả năng phát triển trí tuệ của trẻ.
Biểu hiện cơ bản khi trẻ bị nhiễm giun
– Những biểu hiện về hệ tiêu hóa: Khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa của trẻ, giun thường tiết ra chất độc khiến bé cảm thấy chán ăn, buồn nôn, thậm chí có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, phân có nhớt hoặc có máu. Nghiêm trọng hơn, bé có thể bị tắc ruột do lượng giun quá nhiều.
– Biểu hiện bên ngoài: Do bị thiếu máu, bé có dấu hiệu xanh xao mệt mỏi, thường xuyên có biểu hiện lo lắng, bồn chồn kém tập trung. Đặc biệt, những trường hợp nhiễm giun kim, bé sẽ thường xuyên bị ngứa hậu môn vào ban đêm, do giun thường đẻ trứng vào lúc này.
Biện pháp phòng ngừa và tẩy giun đúng cách cho trẻ
– Giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên nhắc bé rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi ăn.
– Không nên ăn ở những hàng quán lề đường hoặc những quán ăn không vệ sinh.
– Cho trẻ ăn chín, uống sôi. Đặc biệt, trong quá trình chế biến món ăn, mẹ nên cẩn thận, không để lẫn những thực phẩm sống, chín với nhau. Các loại trái cây, rau củ quả nên được ngâm với nước muối trong ít nhất 10 phút trước khi ăn.
– Cắt ngắn móng tay cho trẻ, và hạn chế trường hợp bé cho tay vào miệng sau khi chơi bẩn.
– Nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng/ lần.
Nên tẩy giun định kỳ 6 tháng cho trẻ uống thuốc tẩy giun một lần theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trong nhà có một người bị nhiễm giun kim, nên tẩy giun cho cả nhà. Thông thường trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, tuy nhiên trong những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng chậm lớn do bị nhiễm giun có thể tẩy sớm hơn nhưng phải được bác sĩ tư vấn và chọn loại thuốc thích hợp.
- >>> Xem thêm:
- Dây lưng
- Ví nam
- giày nam da cá sấu