Cách khắc phục bệnh nấm miệng ở trẻ em rất hiệu quả
Cách khắc phục bệnh nấm miệng ở trẻ em rất hiệu quả. Một trong những căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây nên những cơn đau rát và sự khó chịu cho trẻ nhỏ chính là nấm miệng hay còn gọi là tưa lưỡi.
Nội dung bài viết
Cách khắc phục bệnh nấm miệng ở trẻ em rất hiệu quả
Thế nào là bệnh nấm miệng?
Nấm lưỡi/ tưa lưỡi hay còn gọi là bệnh nấm Candida miệng, là một bệnh nhiễm nấm rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó gây kích ứng ở xung quanh miệng của bé. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, nhưng phổ biến nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và ở người lớn tuổi.
Trẻ bị tưa miệng có thể đã nứt da ở các góc của miệng hoặc xuất hiện các mảng trắng trên môi, lưỡi, hoặc bên trong má và không thể làm sạch. Một số bé có thể khó chịu khi bú vì miệng đau, nhưng nhiều bé không cảm thấy đau hay khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh nấm miệng
- Nguyên nhân chính là do nấm Candida albicans gây ra, thường xuất hiện ở trẻ yếu, nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng. Cũng có khi do người mẹ bị nấm âm đạo nên trẻ sẽ nhiễm bệnh ngay sau khi chào đời.
- Tưa lưỡi ở trẻ cũng có thể xảy ra khi trẻ phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Vì khi ấy, kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi và làm sinh sôi những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng trẻ, khiến nấm candida phát triển hay đối với những trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch kém cũng dễ có nguy cơ bị tưa lưỡi.
- Mầm bệnh cũng có thể đến từ đầu vú cao su, dụng cụ pha sữa. Trẻ bú xong không được vệ sinh miệng tốt, cặn sữa ứ đọng lâu ngày cũng lên men, tạo điều kiện cho nấm Candida albicans phát triển, gây tưa lưỡi.
Dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh tưa lưỡi
Triệu chứng đầu tiên của bệnh tưa lưỡi là những chấm trắng nhỏ xuất hiện ở phía trên đầu lưỡi, sau đó lan rộng thành mảng trắng sữa, giống màu trắng ngọc trai, mịn trên mặt lưỡi, hoặc xuất hiện một mảng ban màu hồng, đỏ, bóng. Sau đó dần dần xuất hiện trên đó các mảng tưa có bề mặt không đều, màu trắng hoặc hơi vàng, lan dần ra khắp trên bề mặt và xung quanh lưỡi, ở mặt trong hai má, lợi, amydal. Những mảng này bám khá chặt vào niêm mạc gây vướng víu và đau, rát, rất khó chịu.
Thế nào là bệnh nấm miệng?
Nấm lưỡi/ tưa lưỡi hay còn gọi là bệnh nấm Candida miệng, là một bệnh nhiễm nấm rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nó gây kích ứng ở xung quanh miệng của bé. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, nhưng phổ biến nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và ở người lớn tuổi.
Trẻ bị tưa miệng có thể đã nứt da ở các góc của miệng hoặc xuất hiện các mảng trắng trên môi, lưỡi, hoặc bên trong má và không thể làm sạch. Một số bé có thể khó chịu khi bú vì miệng đau, nhưng nhiều bé không cảm thấy đau hay khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh nấm miệng
- Nguyên nhân chính là do nấm Candida albicans gây ra, thường xuất hiện ở trẻ yếu, nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng. Cũng có khi do người mẹ bị nấm âm đạo nên trẻ sẽ nhiễm bệnh ngay sau khi chào đời.
- Tưa lưỡi ở trẻ cũng có thể xảy ra khi trẻ phải sử dụng một số loại thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Vì khi ấy, kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi và làm sinh sôi những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng trẻ, khiến nấm candida phát triển hay đối với những trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch kém cũng dễ có nguy cơ bị tưa lưỡi.
- Mầm bệnh cũng có thể đến từ đầu vú cao su, dụng cụ pha sữa. Trẻ bú xong không được vệ sinh miệng tốt, cặn sữa ứ đọng lâu ngày cũng lên men, tạo điều kiện cho nấm Candida albicans phát triển, gây tưa lưỡi.
Dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh tưa lưỡi
Triệu chứng đầu tiên của bệnh tưa lưỡi là những chấm trắng nhỏ xuất hiện ở phía trên đầu lưỡi, sau đó lan rộng thành mảng trắng sữa, giống màu trắng ngọc trai, mịn trên mặt lưỡi, hoặc xuất hiện một mảng ban màu hồng, đỏ, bóng. Sau đó dần dần xuất hiện trên đó các mảng tưa có bề mặt không đều, màu trắng hoặc hơi vàng, lan dần ra khắp trên bề mặt và xung quanh lưỡi, ở mặt trong hai má, lợi, amydal. Những mảng này bám khá chặt vào niêm mạc gây vướng víu và đau, rát, rất khó chịu.
>>> Tham khảo thêm những mẫu Vớ nam hàng hiệu mà ai cũng thích, nhất là những chiếc Túi xách nam cùng Túi đeo chéo nam phù hợp khi phối áo khoác cho các bạn trai mạnh mẽ.
Tổn thương có thể lan xuống thực quản (viêm thực quản do Candida), gây ra các triệu chứng như nuốt đau hoặc nuốt khó, nhai cũng đau, cảm giác như thức ăn bị mắc lại ở cổ hoặc ở ngực và gây sốt.
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh nấm miệng
Phòng ngừa
- Riêng trẻ sơ sinh, bạn cần dùng gạc mềm và sạch, thấm miếng nước muối sinh lý để lau lưỡi cho trẻ sau khi bú.
- Nếu trẻ bú sữa mẹ hoặc sử dụng núm vú giả, hãy làm sạch núm bằng nước ấm sau mỗi lần sử dụng. Bằng cách đó, nếu có men trên núm vú, bé sẽ không bị nhiễm trùng.
- Đựng sữa trong tủ lạnh để ngăn nấm men phát triển.
- Tuyệt đối không cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ vì có thể làm trẻ chảy máu dẫn đến nhiễm trùng lưỡi, khiến bệnh lan rộng và nặng hơn.
- Nếu bạn cho con bú sữa mẹ và núm vú của bạn bị tấy đỏ và đau, bạn có thể bị nhiễm nấm men trên đầu vú. Để tránh nhiễm trùng sang bé, bạn cần đi khám bác sĩ để phát hiện kịp thời, tránh lây nhiễm sang trẻ.
- Tuyệt đối không dùng mật ong tưa lưỡi cho trẻ nhũ nhi vì mật ong có thể chứa bào tử vi khuẩn clostradium botulinum, chuyển dạng thành vi khuẩn sống gây nguy hiểm cho trẻ.
Điều trị
Đối với bé sơ sinh
- Pha nước muối loãng hoặc dùng nước muối sinh lý 0.9% và dùng miếng gạc nhỏ quấn vào ngón tay út, thấm vào nước vệ sinh miệng cho bé nhẹ nhàng.
- Phụ huynh cũng có thể rơ lưỡi cho trẻ bằng bột dạng cốm ngọt (Cần sự tư vấn của bác sỹ trước khi sử dụng) pha với nước để đánh lưỡi cho trẻ ngày 2 lần đến khi bé khỏi mới thôi.
Đối với trẻ trên 1 tuổi
- Đối với trẻ trên 1 tuổi mẹ trẻ có thể sử dụng mật ong vệ sinh miệng và họng cho trẻ. Vì nồng độ đường tự nhiên trong mật ong có chất sát khuẩn tốt. Nhưng khi làm xong phải cho trẻ uống nước lọc tráng miệng để khỏi lưu lại chất đường trong miệng (Nếu cẩn thận thì có thể hấp mật ong rồi hãy làm với trẻ).
- Những trẻ bị tưa lưỡi thích hợp ăn các loại hoa quả có tính lạnh như: lê, dưa hấu, chuối, xoài… và không nên để trẻ ăn nhiều trái vải, vì vải nóng, ăn nhiều chỉ khiến cơ thể bé thêm bực bội, khó chịu.
- Nếu trẻ vẫn không đỡ, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ để được uống kháng sinh, tránh để lâu gây nhiễm trùng rất nguy hiểm.