Các nhà khoa học ‘nã pháo’ chỉ trích Sophia, lo ngại quyền công dân sụp đổ
Các nhà khoa học ‘nã pháo’ chỉ trích Sophia, lo ngại quyền công dân sụp đổ. Những nhân vật danh tiếng trong làng công nghệ AI đã lên tiếng nói về Sophia và quyền công dân mà nàng robot vừa nhận được ở Ả Rập Saudi.
Nội dung bài viết
Các nhà khoa học ‘nã pháo’ chỉ trích Sophia, lo ngại quyền công dân sụp đổ. Những nhân vật danh tiếng trong làng công nghệ AI đã lên tiếng nói về Sophia và quyền công dân mà nàng robot vừa nhận được ở Ả Rập Saudi.
Robot Sophia đang là đầu đề của các trang tin công nghệ trên khắp thế giới. Được cha đẻ David Hanson gọi là “sống”, nàng robot này đã xuất hiện ở nhiều nơi, từ trụ sở Liên Hiệp Quốc để nói rằng “tôi đến đây để giúp con người tạo ra tương lai”, rồi sang Hội nghị sáng kiến đầu tư tương lai ở Ả Rập Saudi để trở thành robot có quyền công dân đầu tiên của thế giới.
Nhưng trong mắt những người nghi ngờ, Sophia, David Hanson, quyền công dân chỉ là một trò lừa bịp, PR không hơn không kém. “Mọi thứ hóa ra chỉ là việc có một thực thể ‘bình đẳng’ mà bạn có thể bật tắt khi cần. Nó sẽ ảnh hưởng đến người ta ra sao khi họ nghĩ rằng mình có thể mua một ‘công dân’?” – tiến sĩ Joanna Bryson, một nhà nghiên cứu về luân lý của AI tại Đại học Bath, Anh đặt câu hỏi.
Bà Joanna Bryson từng nhận nhiều giải thưởng về AI.
“Sophia chỉ là một con rối được thiết kế để lợi dụng trí tưởng tượng của chúng ta về việc một robot trông ra sao và nói chuyện thế nào. Nó có thể tham gia vào một cuộc trao đổi gượng gạo, đúng, nhưng những lời thoại của nó có vẻ như được viết sẵn để phản ứng với những từ khóa khác nhau,” tờ The Verge viết. Trong khi đó, Piers Morgan, một nhà báo nổi tiếng của Anh tin chắc rằng những gì Sophia nói là những câu trả lời được lập trình sẵn.
Những chuyển động cơ thể và biểu cảm của Sophia – điều giúp cô nàng trông giống người – cũng nằm trong tầm ngắm của The Verge. Do David Hanson từng bỏ ra nhiều năm tạo hình nhân vật và vật phẩm cho Walt Disney, sự chân thực trong biểu cảm và vẻ ngoài của Sophia bị xem nhẹ. “Sophia trông giống người, nhưng những hình nộm trong các công viên chủ đề cũng thế.”
David Hanson.
Người ta cũng đào sâu hơn vào sự thành lập và hoạt động của Hanson Robotics, công ty do David Hanson tạo ra. Sau khi tạo nên một chiếc đầu giả trông rất giống với bạn gái của mình vài năm trước, David Hanson thành lập Hanson Robotics để bán các robot phục vụ cho ngành công nghiệp giải trí – để chúng ta nghe, nhìn và cười – thay vì những công việc thực sự dựa trên những lợi thế của robot.
“Những tạo vật của Hanson thực sự là những tác phẩm cơ khí ấn tượng, nhưng về cơ bản, Hanson làm trong ngành biểu diễn, và anh ta lợi dụng sự hiểu lầm về sự tiên tiến của AI và robot để bán ảo giác (về AI thật) của mình.”
Nhưng NẾU Sophia thực sự là một thực thể có trí tuệ và khả năng tự nhận thức thì sao? Theo bà Bryson, ngay cả trong tình huống này, trao quyền công dân cho Sophia thực sự cũng không phải là một điều đúng đắn. Điều này là không cần thiết bởi người ta luôn có thể tạo nên một robot mới không có khả năng tự nhận thức, và nó làm suy thoái nền tảng về quyền của những con người thực sự đang sống và đang thở.
Bà lo ngại rằng “Cho phép một robot trở thành một con người hợp pháp không phải là vấn đề về robot hình người. Cho AI bất kỳ quyền lợi nào gần giống quyền con người sẽ cho phép các tổ chức chuyển tất cả trách nhiệm pháp lý và thuế má lên những thực thể hoàn toàn nhân tạo đó. Toàn bộ giá trị pháp lý của ‘con người’ sẽ sụp đổ.”
Đây thực ra không phải là một quá điều xa xăm, bởi Nghị viện châu Âu đã bắt đầu nghiên cứu khả năng trao cho robot trạng thái “người điện tử” từ tháng 5/2016.
Trong khi đó, Ả Rập Saudi cũng bị chỉ trích vì việc trao quyền công dân cho Sophia. Điều này bị xem là một trò hề, bởi đất nước này thường xuyên bị chỉ trích về cách đối xử với công nhân nhập cư, những người phải sống trong “tình trạng như nô lệ”, trong khi phụ nữ Ả Rập Saudi chỉ mới được phép lái xe hồi tháng trước.
Giáo sư Hussein Abbas, trường đại học quốc phòng Úc cũng bày tỏ sự lo ngại về ý tưởng “quyền công dân” cho robot. Theo ông, quyền công dân là trạng thái vinh dự nhất mà một quốc gia có thể trao cho công dân của mình, và đang đứng trước rủi ro đe dọa sự tồn tại của nó.
Đâu là nhận dạng đặc biệt của riêng Sophia?
“Là một nhà nghiên cứu khuyến khích việc tạo ra những hệ thống tự động đáng tin cậy, tôi biết rằng kỹ thuật hiện tại chưa sẵn sàng,” giáo sư Hussein nói. Ông lo ngại vì chúng ta chưa có một cơ chế đáng tin đảm bảo rằng robot hoặc AI sẽ hành động phù hợp với giá trị đạo đức của con người, và cũng chưa có gì bảo vệ con người khỏi việc chúng thực hiện những hành động sai lầm có hậu quả khủng khiếp.
Theo ông, mỗi người trong chúng ta có một nhận dạng độc nhất tách biệt chúng ta khỏi người khác. “Điều gì tạo ra nhận dạng của Sophia? Địa chỉ MAC? Mã vạch, dấu vết trên da, giọng nói, sóng não? Chúng không tạo ra nhận dạng của Sophia, chúng chỉ tạo ra nhận dạng của phần cứng. Vậy thì nhận dạng của Sophia là gì?”
Thêm vào đó, “quyền công dân” là một khái niệm kéo theo vô số quyền lợi và nghĩa vụ khác. Hãy cho rằng Sophia được bầu cử. Lựa chọn này là của ai, Hanson Robotics hay Sophia? Sophia có phải tự đóng thuế không? Nếu Sophia và một người khác cùng gặp nguy hiểm nhưng cảnh sát chỉ có thể cứu một trong hai, họ phải cứu ai? Liệu đạo đức có buộc cảnh sát phải cứu Sophia vì Sophia đi trên bánh xe và không có khả năng tự vệ?
Công nghệ đã cho phép robot sinh nở – trường đại học bang North Dakota, Mỹ đã tạo ra một robot có khả năng tự nhân bản mình bằng công nghệ in 3D. Điều gì sẽ xảy ra nếu Sophia muốn được cưới hỏi, hoặc sinh nở? Nếu chúng ta có thêm nhiều công dân robot khác, liệu họ có đòi quyền được sinh sản, được tạo ra những công dân robot khác? Nếu được phép, dân số của robot hoàn toàn có thể vượt qua dân số của cả một quốc gia.
Công nhân nhập cư tìm việc làm ở Ả Rập Saudi.
Với vai trò là một công dân có quyền bầu cử, robot có thể tạo ra thay đổi trong cấu trúc xã hội. Luật pháp sẽ phải thay đổi, và có thể con người sẽ bất ngờ nhận thấy mình đang ở trong một tình huống chúng ta chưa từng nghĩ tới trước đây.
Nhưng tựu trung với tiến bộ của công nghệ, một ngày nào đó AI sẽ đủ thông minh để cư xử như con người – hoặc thậm chí vượt qua con người. “Chúng ta sẽ phải bàn luận về quyền của robot và AI, về quyền công dân bởi một ngày nào đó, họ sẽ đòi hỏi những quyền đó với chúng ta.”
Trí thông minh nhân tạo, tương lai hay ngày tận thế?
>>> >>> Những mẫu Áo sơ mi nam hàng hiệu độc đáo kết hợp cùng thời trang Áo thun nam hàng hiệu mạnh mẽ sẽ giúp bạn tự tin hơn khi dạo phố.
Robot Sophia đang là đầu đề của các trang tin công nghệ trên khắp thế giới. Được cha đẻ David Hanson gọi là “sống”, nàng robot này đã xuất hiện ở nhiều nơi, từ trụ sở Liên Hiệp Quốc để nói rằng “tôi đến đây để giúp con người tạo ra tương lai”, rồi sang Hội nghị sáng kiến đầu tư tương lai ở Ả Rập Saudi để trở thành robot có quyền công dân đầu tiên của thế giới.
Nhưng trong mắt những người nghi ngờ, Sophia, David Hanson, quyền công dân chỉ là một trò lừa bịp, PR không hơn không kém. “Mọi thứ hóa ra chỉ là việc có một thực thể ‘bình đẳng’ mà bạn có thể bật tắt khi cần. Nó sẽ ảnh hưởng đến người ta ra sao khi họ nghĩ rằng mình có thể mua một ‘công dân’?” – tiến sĩ Joanna Bryson, một nhà nghiên cứu về luân lý của AI tại Đại học Bath, Anh đặt câu hỏi.
Bà Joanna Bryson từng nhận nhiều giải thưởng về AI.
“Sophia chỉ là một con rối được thiết kế để lợi dụng trí tưởng tượng của chúng ta về việc một robot trông ra sao và nói chuyện thế nào. Nó có thể tham gia vào một cuộc trao đổi gượng gạo, đúng, nhưng những lời thoại của nó có vẻ như được viết sẵn để phản ứng với những từ khóa khác nhau,” tờ The Verge viết. Trong khi đó, Piers Morgan, một nhà báo nổi tiếng của Anh tin chắc rằng những gì Sophia nói là những câu trả lời được lập trình sẵn.
Những chuyển động cơ thể và biểu cảm của Sophia – điều giúp cô nàng trông giống người – cũng nằm trong tầm ngắm của The Verge. Do David Hanson từng bỏ ra nhiều năm tạo hình nhân vật và vật phẩm cho Walt Disney, sự chân thực trong biểu cảm và vẻ ngoài của Sophia bị xem nhẹ. “Sophia trông giống người, nhưng những hình nộm trong các công viên chủ đề cũng thế.”
David Hanson.
Người ta cũng đào sâu hơn vào sự thành lập và hoạt động của Hanson Robotics, công ty do David Hanson tạo ra. Sau khi tạo nên một chiếc đầu giả trông rất giống với bạn gái của mình vài năm trước, David Hanson thành lập Hanson Robotics để bán các robot phục vụ cho ngành công nghiệp giải trí – để chúng ta nghe, nhìn và cười – thay vì những công việc thực sự dựa trên những lợi thế của robot.
“Những tạo vật của Hanson thực sự là những tác phẩm cơ khí ấn tượng, nhưng về cơ bản, Hanson làm trong ngành biểu diễn, và anh ta lợi dụng sự hiểu lầm về sự tiên tiến của AI và robot để bán ảo giác (về AI thật) của mình.”
Nhưng NẾU Sophia thực sự là một thực thể có trí tuệ và khả năng tự nhận thức thì sao? Theo bà Bryson, ngay cả trong tình huống này, trao quyền công dân cho Sophia thực sự cũng không phải là một điều đúng đắn. Điều này là không cần thiết bởi người ta luôn có thể tạo nên một robot mới không có khả năng tự nhận thức, và nó làm suy thoái nền tảng về quyền của những con người thực sự đang sống và đang thở.
Bà lo ngại rằng “Cho phép một robot trở thành một con người hợp pháp không phải là vấn đề về robot hình người. Cho AI bất kỳ quyền lợi nào gần giống quyền con người sẽ cho phép các tổ chức chuyển tất cả trách nhiệm pháp lý và thuế má lên những thực thể hoàn toàn nhân tạo đó. Toàn bộ giá trị pháp lý của ‘con người’ sẽ sụp đổ.”
Đây thực ra không phải là một quá điều xa xăm, bởi Nghị viện châu Âu đã bắt đầu nghiên cứu khả năng trao cho robot trạng thái “người điện tử” từ tháng 5/2016.
Trong khi đó, Ả Rập Saudi cũng bị chỉ trích vì việc trao quyền công dân cho Sophia. Điều này bị xem là một trò hề, bởi đất nước này thường xuyên bị chỉ trích về cách đối xử với công nhân nhập cư, những người phải sống trong “tình trạng như nô lệ”, trong khi phụ nữ Ả Rập Saudi chỉ mới được phép lái xe hồi tháng trước.
Giáo sư Hussein Abbas, trường đại học quốc phòng Úc cũng bày tỏ sự lo ngại về ý tưởng “quyền công dân” cho robot. Theo ông, quyền công dân là trạng thái vinh dự nhất mà một quốc gia có thể trao cho công dân của mình, và đang đứng trước rủi ro đe dọa sự tồn tại của nó.
Đâu là nhận dạng đặc biệt của riêng Sophia?
“Là một nhà nghiên cứu khuyến khích việc tạo ra những hệ thống tự động đáng tin cậy, tôi biết rằng kỹ thuật hiện tại chưa sẵn sàng,” giáo sư Hussein nói. Ông lo ngại vì chúng ta chưa có một cơ chế đáng tin đảm bảo rằng robot hoặc AI sẽ hành động phù hợp với giá trị đạo đức của con người, và cũng chưa có gì bảo vệ con người khỏi việc chúng thực hiện những hành động sai lầm có hậu quả khủng khiếp.
Theo ông, mỗi người trong chúng ta có một nhận dạng độc nhất tách biệt chúng ta khỏi người khác. “Điều gì tạo ra nhận dạng của Sophia? Địa chỉ MAC? Mã vạch, dấu vết trên da, giọng nói, sóng não? Chúng không tạo ra nhận dạng của Sophia, chúng chỉ tạo ra nhận dạng của phần cứng. Vậy thì nhận dạng của Sophia là gì?”
Thêm vào đó, “quyền công dân” là một khái niệm kéo theo vô số quyền lợi và nghĩa vụ khác. Hãy cho rằng Sophia được bầu cử. Lựa chọn này là của ai, Hanson Robotics hay Sophia? Sophia có phải tự đóng thuế không? Nếu Sophia và một người khác cùng gặp nguy hiểm nhưng cảnh sát chỉ có thể cứu một trong hai, họ phải cứu ai? Liệu đạo đức có buộc cảnh sát phải cứu Sophia vì Sophia đi trên bánh xe và không có khả năng tự vệ?
Công nghệ đã cho phép robot sinh nở – trường đại học bang North Dakota, Mỹ đã tạo ra một robot có khả năng tự nhân bản mình bằng công nghệ in 3D. Điều gì sẽ xảy ra nếu Sophia muốn được cưới hỏi, hoặc sinh nở? Nếu chúng ta có thêm nhiều công dân robot khác, liệu họ có đòi quyền được sinh sản, được tạo ra những công dân robot khác? Nếu được phép, dân số của robot hoàn toàn có thể vượt qua dân số của cả một quốc gia.
Công nhân nhập cư tìm việc làm ở Ả Rập Saudi.
Với vai trò là một công dân có quyền bầu cử, robot có thể tạo ra thay đổi trong cấu trúc xã hội. Luật pháp sẽ phải thay đổi, và có thể con người sẽ bất ngờ nhận thấy mình đang ở trong một tình huống chúng ta chưa từng nghĩ tới trước đây.
Nhưng tựu trung với tiến bộ của công nghệ, một ngày nào đó AI sẽ đủ thông minh để cư xử như con người – hoặc thậm chí vượt qua con người. “Chúng ta sẽ phải bàn luận về quyền của robot và AI, về quyền công dân bởi một ngày nào đó, họ sẽ đòi hỏi những quyền đó với chúng ta.”
Trí thông minh nhân tạo, tương lai hay ngày tận thế?
>>> >>> Những mẫu Áo sơ mi nam hàng hiệu độc đáo kết hợp cùng thời trang Áo thun nam hàng hiệu mạnh mẽ sẽ giúp bạn tự tin hơn khi dạo phố.