Bệnh viêm kết mạc gia tăng trong mùa nắng gắt
Bệnh viêm kết mạc gia tăng trong mùa nắng gắt .Theo cảnh báo của một bác sĩ của Khoa Chấn thương (Bệnh viện Mắt Trung ương) thì mùa nắng nóng là mùa cao điểm của bệnh viêm kết mạc. Là một bệnh phổ biến của mắt, nhưng nếu dùng thuốc không theo chỉ…
Nội dung bài viết
Bệnh viêm kết mạc gia tăng trong mùa nắng gắt.
Theo bản đồ thời tiết thì Việt Nam có 6 tháng trời nóng, trong đó có những tháng nhiệt độ có những ngày lên tới gần 40 độ C, là tháng 5,6,7. Đây là thời gian mà các bệnh lý liên quan đến dị ứng thời tiết bùng phát mạnh mẽ, trong đó có bệnh viêm kết mạc.
Theo nghiên cứu của y khoa, viêm kết mạc là một bệnh lý có tính toàn cầu, gây dịch, thường xảy ra vào mùa nóng. Bệnh lây lan dễ dàng do virut có tính kháng cồn, tồn tại trên các bề mặt dụng cụ gia đình và cả dụng cụ y tế tới... 35 ngày.
Thủ phạm chính của bệnh viêm kết mạc là Adenovius (Nguồn: internet)
Khi bị nhiễm virut này, cơ thể thường sốt nhẹ, ho, đau họng, nổi hạch. Sau đó là các triệu chứng tại mắt rầm rộ, rất khó chịu: đỏ mắt, ra gỉ, cộm rát.
Với thể viêm kết - giác mạc các triệu chứng của viêm giác mạc sẽ xuất hiện từ ngày thứ 7 đến 14: viêm biểu mô lan tỏa, viêm dưới biểu mô dạng đốm, đám thẩm lậu dưới biểu mô. Đỏ, ngứa, chảy nước mắt và nóng rát tại mắt là các triệu chứng điển hình và phổ biến của viêm kết mạc dị ứng. Người bệnh cũng thường thức dậy buổi sáng với đôi mắt sưng húp.
Theo BS. Hoàng Cương (BV Mắt Trung ương) thì thủ phạm là virut nhóm Adeno. Có 6 loại dưới nhóm từ A tới F với 47 typ huyết thanh khác nhau. Biểu hiện bệnh lý do a-denovirus trên mắt khá đa dạng, gồm có: viêm kết mạc có hột cấp; viêm kết giác mạc dịch tễ; viêm thanh quản- kết mạc có sốt; viêm kết giác mạc có hột mạn tính.
Ngoài ra, bệnh viêm kết mạc do dị ứng do phản ứng dị ứng với một số tác nhân như phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà, hóa chất….Vào mùa nóng, khả năng gây dị ứng cho những cơ địa di ứng rất tập trung. Đối với mắt, kết mạc là cơ quan rất dễ nhạy cảm bởi các tác nhân kích thích như chất gây dị ứng theo mùa, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.
Hơn nữa, mùa hè là mùa mà con người thích tiếp xúc với nước, như tham gia các môn thể thao dưới nước, đi bơi lội, tắm biển…”Việc bơi lội làm tăng cơ hội lây nhiễm của một loại vi khuẩn có tên là chlamydia cùng họ với vi khuẩn gây ra bệnh mắt hột. Vi khuẩn này có thể từ bộ phận sinh dục lây vào mắt hoặc từ mắt sang mắt. Các bác sĩ còn gọi bệnh là viêm kết mạc bể bơi hay viêm kết mạc thể vùi trên người lớn. Biểu hiện của bệnh này là mắt đỏ, cộm, thậm chí như có cát trong mắt. Người bệnh khó nhìn vì có rử, tiết tố trong mắt nhưng thị lực không giảm. Nặng hơn, mi có thể sưng nề, đỏ, có nước mắt kèm dịch hồng chảy ra”, BS Hoàng Cương cho biết.
Bể bơi mùa hè là dễ mắc và lây bệnh viêm kết mạc (nguồn: internet).
Theo bản đồ thời tiết thì Việt Nam có 6 tháng trời nóng, trong đó có những tháng nhiệt độ có những ngày lên tới gần 40 độ C, là tháng 5,6,7. Đây là thời gian mà các bệnh lý liên quan đến dị ứng thời tiết bùng phát mạnh mẽ, trong đó có bệnh viêm kết mạc.
Theo nghiên cứu của y khoa, viêm kết mạc là một bệnh lý có tính toàn cầu, gây dịch, thường xảy ra vào mùa nóng. Bệnh lây lan dễ dàng do virut có tính kháng cồn, tồn tại trên các bề mặt dụng cụ gia đình và cả dụng cụ y tế tới... 35 ngày.
Thủ phạm chính của bệnh viêm kết mạc là Adenovius (Nguồn: internet)
Khi bị nhiễm virut này, cơ thể thường sốt nhẹ, ho, đau họng, nổi hạch. Sau đó là các triệu chứng tại mắt rầm rộ, rất khó chịu: đỏ mắt, ra gỉ, cộm rát.
Với thể viêm kết - giác mạc các triệu chứng của viêm giác mạc sẽ xuất hiện từ ngày thứ 7 đến 14: viêm biểu mô lan tỏa, viêm dưới biểu mô dạng đốm, đám thẩm lậu dưới biểu mô. Đỏ, ngứa, chảy nước mắt và nóng rát tại mắt là các triệu chứng điển hình và phổ biến của viêm kết mạc dị ứng. Người bệnh cũng thường thức dậy buổi sáng với đôi mắt sưng húp.
Theo BS. Hoàng Cương (BV Mắt Trung ương) thì thủ phạm là virut nhóm Adeno. Có 6 loại dưới nhóm từ A tới F với 47 typ huyết thanh khác nhau. Biểu hiện bệnh lý do a-denovirus trên mắt khá đa dạng, gồm có: viêm kết mạc có hột cấp; viêm kết giác mạc dịch tễ; viêm thanh quản- kết mạc có sốt; viêm kết giác mạc có hột mạn tính.
Ngoài ra, bệnh viêm kết mạc do dị ứng do phản ứng dị ứng với một số tác nhân như phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà, hóa chất….Vào mùa nóng, khả năng gây dị ứng cho những cơ địa di ứng rất tập trung. Đối với mắt, kết mạc là cơ quan rất dễ nhạy cảm bởi các tác nhân kích thích như chất gây dị ứng theo mùa, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.
Hơn nữa, mùa hè là mùa mà con người thích tiếp xúc với nước, như tham gia các môn thể thao dưới nước, đi bơi lội, tắm biển…”Việc bơi lội làm tăng cơ hội lây nhiễm của một loại vi khuẩn có tên là chlamydia cùng họ với vi khuẩn gây ra bệnh mắt hột. Vi khuẩn này có thể từ bộ phận sinh dục lây vào mắt hoặc từ mắt sang mắt. Các bác sĩ còn gọi bệnh là viêm kết mạc bể bơi hay viêm kết mạc thể vùi trên người lớn. Biểu hiện của bệnh này là mắt đỏ, cộm, thậm chí như có cát trong mắt. Người bệnh khó nhìn vì có rử, tiết tố trong mắt nhưng thị lực không giảm. Nặng hơn, mi có thể sưng nề, đỏ, có nước mắt kèm dịch hồng chảy ra”, BS Hoàng Cương cho biết.
Bể bơi mùa hè là dễ mắc và lây bệnh viêm kết mạc (nguồn: internet).
>>> Những mẫu Áo sơ mi nam hàng hiệu độc đáo kết hợp cùng thời trang áo gile mạnh mẽ sẽ giúp bạn tự tin hơn khi dạo phố.
Ai cũng có thể bị bệnh viêm kết mạc một lần, hoặc nhiều lần khi “mỗi ngày đang có 24 giờ để thở”. Đáng tiếc là sau khi bị bệnh, theo ý khoa tổng kết là cơ thể con người không thu được miễn dịch trọn đời như với sởi hay thủy đậu.
Dựa trên những hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc thì, chúng ta có thể tối đa việc phơi nhiễm với các tác nhân dị ứng, bằng các “nghiệp vụ” như sau:
- Đóng cửa sổ và cửa ra vào khi lượng phấn hoa trong không khí cao.
- Giữ cho môi trường sống (như nhà, phòng làm việc) ít bụi hoặc sử dụng thiết bị lọc không khí trong nhà.
- Vệ sinh tay, mắt, chống lây lan là quan trọng nhất. Rửa mắt bằng nước muối hoặc nước mắt nhân tạo các loại khi có người xung quanh bị đau mắt đỏ. Có thể dùng kháng sinh và các thuốc có steroides nhưng phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt.
- Khi đi bơi, tiếp xúc với nguồn nước công cộng, cần bảo vệ mắt bằng kính bơi. Sau khi bơi xong, nên nhỏ ngay các nước sát khuẩn mắt như nước muối sinh lý, dung dịch desomidine. Và nếu chính mình bị đau mắt đỏ thì nên ngừng bơi để tránh lây bệnh cho những người khác.
- Cần khám và điều trị tại các phòng khám chuyên khoa mắt uy tín hoặc bệnh viện có chuyên khoa mắt.