Thuốc từ thảo dược có thật sự tốt?
Thuốc từ thảo dược có thật sự tốt?. Người ta thường có câu: không bổ đầu thì cũng bổ chân,không bổ lưng thì cũng bổ bụng. Đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm và thể hiện chúng ta đang thiếu thông tin và thiếu hiểu biết về các loại thuốc đông y nói chung.
Nội dung bài viết
Thuốc từ thảo dược có thật sự tốt?
Người phụ nữ bị liệt tứ chi do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc
Vừa mới đây, Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân 30 tuổi (Chương Mỹ, Hà Đông, Hà Nội) do bị ngộ độc chì và liệt rất nặng. Bệnh nhân vào viện với bệnh cảnh là thiếu máu, hạn chế vận động, thậm chí không thể ngồi dậy, cũng không thể tự nghiêng mình được.
Được biết, khoảng tháng 9/2016, bệnh nhân bị đau đầu gối nên đã mua thuốc nam về uống. Sau 2 tháng uống thuốc liên tục thì bệnh nhân thấy hiện tượng yếu chân tay, sụt cân.
ThS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bach Mai cho biết: “Qua các xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị tổn thương thần kinh nặng nề, không tự vận động chăm sóc bản thân, teo cơ và giảm sút cân nặng nghiêm trọng. Nguyên nhân là do bị ngộ độc chì nặng từ việc dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc trong thời gian dài.”
Thuốc từ thảo dược thì không có độc?
Theo PGS.TS Lương y Phùng Hoà Bình, rất nhiều bệnh nhân hiện nay có quan niêm thuốc đông y có lợi mà không có hại. Người ta thường có câu: không bổ đầu thì cũng bổ chân,không bổ lưng thì cũng bổ bụng. Đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm và thể hiện chúng ta đang thiếu thông tin và thiếu hiểu biết. Tôi lấy ví dụ rất giản đơn: nhiều phụ nữ khi mang thai đi mua ngải cứu về ăn. Trong khi đó, thông tin của thế giới là họ nghiêm cấm ngải cứu dùng cho phụ nữ có thai, bởi vì nó có thể gây xảy thai. Tuy nhiên, với người bình thường thì rau ngải cứu lại là vị thuốc bổ.
Hoặc khi chế biến thuốc sai cách thì cũng có thể gây ra tác dụng không mong muốn, đặc biệt là các vị thuốc độc. Ví như trong đông y có vị thuốc gọi là phụ tử lấy từ cây ô đầu, mã tiền hoặc vỏ cây hoàng nàn. Đây là loại cây rất độc, chỉ một liều nhỏ thôi cũng có thể gây tử vong. Vì vậy, với những vị thuốc này thì chế biến làm sao để giảm độc tính, đồng thời tăng hiệu lực là vô cùng quan trọng.
Ông Bình chia sẻ thêm: “Một điều nữa tôi muốn nói rằng, trong chế biến hiện nay dùng rất nhiều chất bảo quản, trong đó có thể có chất bảo quản tốt nhưng nếu dùng chất bảo quản mà không đúng thì cũng gây ra những nguy hiểm đối với người sử dụng.”
Từ đó, PGS.TS Lương y Phùng đã đưa ra khuyến cáo: Bất kỳ thứ nào được gọi là thuốc đều có tác dụng bất lợi. Đối với thầy thuốc ngoài việc chữa bệnh thì cần phải tìm hiểu sang lọc thông tin, cập nhật thông tin mới để kê đơn thuốc hợp lý cho người bệnh. Còn các bệnh nhân thì không nên có quan niệm, thuốc từ nguồn gốc thảo dược là không có độc. Vì thế khi sử dụng với chức năng là thuốc thì mỗi người cần rất thận trọng. Tốt nhất nên có ý kiến tư vấn của thầy thuốc nếu muốn sử dụng thuốc trong thời gian kéo dài.
Người phụ nữ bị liệt tứ chi do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc
Vừa mới đây, Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân 30 tuổi (Chương Mỹ, Hà Đông, Hà Nội) do bị ngộ độc chì và liệt rất nặng. Bệnh nhân vào viện với bệnh cảnh là thiếu máu, hạn chế vận động, thậm chí không thể ngồi dậy, cũng không thể tự nghiêng mình được.
Được biết, khoảng tháng 9/2016, bệnh nhân bị đau đầu gối nên đã mua thuốc nam về uống. Sau 2 tháng uống thuốc liên tục thì bệnh nhân thấy hiện tượng yếu chân tay, sụt cân.
Bệnh nhân bị ngộ độc thuốc nam không rõ nguồn gốc nằm điều trị tại bệnh viện Bạch Mai. |
>>> Cùng xem thêm những phụ kiện thời trang da bò , Ví nam da bò hoặc Thắt lưng da bò độc đáo dành cho phái mạnh mà bạn không thể không biết tại CyVy.
Thuốc từ thảo dược thì không có độc?
Theo PGS.TS Lương y Phùng Hoà Bình, rất nhiều bệnh nhân hiện nay có quan niêm thuốc đông y có lợi mà không có hại. Người ta thường có câu: không bổ đầu thì cũng bổ chân,không bổ lưng thì cũng bổ bụng. Đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm và thể hiện chúng ta đang thiếu thông tin và thiếu hiểu biết. Tôi lấy ví dụ rất giản đơn: nhiều phụ nữ khi mang thai đi mua ngải cứu về ăn. Trong khi đó, thông tin của thế giới là họ nghiêm cấm ngải cứu dùng cho phụ nữ có thai, bởi vì nó có thể gây xảy thai. Tuy nhiên, với người bình thường thì rau ngải cứu lại là vị thuốc bổ.
Hoặc khi chế biến thuốc sai cách thì cũng có thể gây ra tác dụng không mong muốn, đặc biệt là các vị thuốc độc. Ví như trong đông y có vị thuốc gọi là phụ tử lấy từ cây ô đầu, mã tiền hoặc vỏ cây hoàng nàn. Đây là loại cây rất độc, chỉ một liều nhỏ thôi cũng có thể gây tử vong. Vì vậy, với những vị thuốc này thì chế biến làm sao để giảm độc tính, đồng thời tăng hiệu lực là vô cùng quan trọng.
Ông Bình chia sẻ thêm: “Một điều nữa tôi muốn nói rằng, trong chế biến hiện nay dùng rất nhiều chất bảo quản, trong đó có thể có chất bảo quản tốt nhưng nếu dùng chất bảo quản mà không đúng thì cũng gây ra những nguy hiểm đối với người sử dụng.”
Từ đó, PGS.TS Lương y Phùng đã đưa ra khuyến cáo: Bất kỳ thứ nào được gọi là thuốc đều có tác dụng bất lợi. Đối với thầy thuốc ngoài việc chữa bệnh thì cần phải tìm hiểu sang lọc thông tin, cập nhật thông tin mới để kê đơn thuốc hợp lý cho người bệnh. Còn các bệnh nhân thì không nên có quan niệm, thuốc từ nguồn gốc thảo dược là không có độc. Vì thế khi sử dụng với chức năng là thuốc thì mỗi người cần rất thận trọng. Tốt nhất nên có ý kiến tư vấn của thầy thuốc nếu muốn sử dụng thuốc trong thời gian kéo dài.