Tại sao bạn có thể ‘nghe’ âm thanh từ một bức ảnh GIF?
Tại sao bạn có thể ‘nghe’ âm thanh từ một bức ảnh GIF?. Lời giải thích nằm trong cách mà bộ não chúng ta được "lập trình" để hoạt động từ nhỏ.
Nội dung bài viết
Tại sao bạn có thể ‘nghe’ âm thanh từ một bức ảnh GIF?. Lời giải thích nằm trong cách mà bộ não chúng ta được "lập trình" để hoạt động từ nhỏ.
Hãy nhìn vào bức ảnh GIF bên dưới. Nó không có âm thanh, nhưng rất nhiều người sẽ nói rằng họ “cảm thấy” được tiếng động phát ra từ bức hình mỗi khi cột điện chạm đất.
Tại sao?
Câu trả lời nằm ở cách mà các giác quan của chúng ta hoạt động. Hình ảnh trên là một ví dụ cho Synesthesia – sự liên kết các giác quan, trong trường hợp này là nghe và nhìn – trong bộ não của chúng ta.
Mỗi ngày, chúng ta luôn bị bao vây bởi những chuyển động được đi kèm với âm thanh: bạn thấy một quả bóng va vào tường, và bạn biết mình sẽ nghe một tiếng “bịch” trầm, đục. Điều này diễn ra trong suốt nhiều năm khiến bộ não của chúng ta phát triển sự liên kết giác quan cho những thứ quen thuộc hàng ngày. Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy rằng mỗi khi cột điện chạm đất, nó đem lại cho chúng ta ảo giác về âm thanh.
Có rất nhiều hiện tượng liên kết giác quan, từ "nếm" được chữ, "thấy" được âm thanh, "nghe" màu sắc"... nhưng một số hiếm hoi hơn số khác. Nhạc sĩ Nikolai Rimsky-Korsakov là một trường hợp đặc biệt như thế: ông cảm nhận các nốt nhạc dưới dạng màu sắc. Đây là hai điều rất hiếm khi được kết nối với nhau trong cuộc sống hàng ngày, vì thế khả năng liên kết nốt nhạc với màu sắc của ông là điều đáng được chú ý.
Họa sĩ Van Gogh cũng được cho là một người mắc chứng liên kết giác quan.
Sự liên kết hình-âm (visually-evoked auditory response, vEAR) phổ biến đến mức nào? Theo một kết quả nghiên cứu của phòng thí nghiệm thuộc Đại học London, Anh, có khoảng 20% người cảm nhận được hiện tượng liên kết hình-âm, trong khi chỉ 2-4% cảm nhận liên kết các giác quan khác. Dĩ nhiên mỗi người có mức độ nhạy cảm khác nhau với những hiện tượng này, tùy thuộc vào cách mà bộ não của họ hoạt động.
Một điều đặc biệt nữa là có thể rất nhiều người trong chúng ta trải nghiệm vEAR mà không hề nhận thấy. Có thể bạn nghĩ một âm thanh thực sự đã vang lên trong khi nó không xảy ra, vì âm thanh đó hợp lý. Bạn chỉ nhận ra điều này khi nó được hiển hiện ngay trước mắt chúng ta, chẳng hạn như trong bức hình GIF bên trên và nhiều trường hợp khác nữa:
ĐÙNG!
Bạn có nghe được tiếng rít chói tai khi lưỡi cưa cắt xuống mặt đường?
Bức hình GIF với cột điện nhảy dây bên trên có một lịch sử khá thú vị. HappyToast, một người dùng Twitter đã tạo ra nó trong một cuộc thi Photoshop, và sau đó được sử dụng trong series The Wrong Door của đài BBC – một show truyền hình lấy đề tài một vũ trụ song song.
Sau khi trở nên nổi tiếng, bức ảnh này đã có vài ngàn bản copy khác nhau xuất hiện khắp nơi trên internet, và hầu như ai cũng có thể cảm nhận được tiếng ồn khi nhìn vào bức ảnh này.
Ngừng ngay những thói quen này, nếu không muốn giết chết bộ não của bạn
>>> Lựa chọn phụ kiện nam đúng đắn sẽ giúp bạn thêm nổi bật và khiến nàng phải ngoái nhìn:
- Phụ kiện nam hàng hiệu
- Giày nam hàng hiệu
Hãy nhìn vào bức ảnh GIF bên dưới. Nó không có âm thanh, nhưng rất nhiều người sẽ nói rằng họ “cảm thấy” được tiếng động phát ra từ bức hình mỗi khi cột điện chạm đất.
Tại sao?
Câu trả lời nằm ở cách mà các giác quan của chúng ta hoạt động. Hình ảnh trên là một ví dụ cho Synesthesia – sự liên kết các giác quan, trong trường hợp này là nghe và nhìn – trong bộ não của chúng ta.
Mỗi ngày, chúng ta luôn bị bao vây bởi những chuyển động được đi kèm với âm thanh: bạn thấy một quả bóng va vào tường, và bạn biết mình sẽ nghe một tiếng “bịch” trầm, đục. Điều này diễn ra trong suốt nhiều năm khiến bộ não của chúng ta phát triển sự liên kết giác quan cho những thứ quen thuộc hàng ngày. Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy rằng mỗi khi cột điện chạm đất, nó đem lại cho chúng ta ảo giác về âm thanh.
Có rất nhiều hiện tượng liên kết giác quan, từ "nếm" được chữ, "thấy" được âm thanh, "nghe" màu sắc"... nhưng một số hiếm hoi hơn số khác. Nhạc sĩ Nikolai Rimsky-Korsakov là một trường hợp đặc biệt như thế: ông cảm nhận các nốt nhạc dưới dạng màu sắc. Đây là hai điều rất hiếm khi được kết nối với nhau trong cuộc sống hàng ngày, vì thế khả năng liên kết nốt nhạc với màu sắc của ông là điều đáng được chú ý.
Họa sĩ Van Gogh cũng được cho là một người mắc chứng liên kết giác quan.
Sự liên kết hình-âm (visually-evoked auditory response, vEAR) phổ biến đến mức nào? Theo một kết quả nghiên cứu của phòng thí nghiệm thuộc Đại học London, Anh, có khoảng 20% người cảm nhận được hiện tượng liên kết hình-âm, trong khi chỉ 2-4% cảm nhận liên kết các giác quan khác. Dĩ nhiên mỗi người có mức độ nhạy cảm khác nhau với những hiện tượng này, tùy thuộc vào cách mà bộ não của họ hoạt động.
Một điều đặc biệt nữa là có thể rất nhiều người trong chúng ta trải nghiệm vEAR mà không hề nhận thấy. Có thể bạn nghĩ một âm thanh thực sự đã vang lên trong khi nó không xảy ra, vì âm thanh đó hợp lý. Bạn chỉ nhận ra điều này khi nó được hiển hiện ngay trước mắt chúng ta, chẳng hạn như trong bức hình GIF bên trên và nhiều trường hợp khác nữa:
ĐÙNG!
Bạn có nghe được tiếng rít chói tai khi lưỡi cưa cắt xuống mặt đường?
Bức hình GIF với cột điện nhảy dây bên trên có một lịch sử khá thú vị. HappyToast, một người dùng Twitter đã tạo ra nó trong một cuộc thi Photoshop, và sau đó được sử dụng trong series The Wrong Door của đài BBC – một show truyền hình lấy đề tài một vũ trụ song song.
Sau khi trở nên nổi tiếng, bức ảnh này đã có vài ngàn bản copy khác nhau xuất hiện khắp nơi trên internet, và hầu như ai cũng có thể cảm nhận được tiếng ồn khi nhìn vào bức ảnh này.
Ngừng ngay những thói quen này, nếu không muốn giết chết bộ não của bạn
>>> Lựa chọn phụ kiện nam đúng đắn sẽ giúp bạn thêm nổi bật và khiến nàng phải ngoái nhìn:
- Phụ kiện nam hàng hiệu
- Giày nam hàng hiệu