Những bệnh thường gặp khi trời nóng có hại
Những bệnh thường gặp khi trời nóng có hại. Bệnh thủy đậu cao điểm vào tháng 4, bệnh viêm màng não tăng cao trong dịp hè và có thể để lại nhiều di chứng nặng nề như bại não, chậm phát triển tâm thần, liệt, co giật, động kinh...
Nội dung bài viết
Những bệnh thường gặp khi trời nóng có hại. Bệnh thủy đậu cao điểm vào tháng 4, bệnh viêm màng não tăng cao trong dịp hè và có thể để lại nhiều di chứng nặng nề như bại não, chậm phát triển tâm thần, liệt, co giật, động kinh... .
Theo bác sĩ Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), mùa nắng nóng, thời tiết hanh khô làm cho độ ẩm trong không khí khá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh ở trẻ như vi khuẩn, siêu vi khuẩn. Đây là thời điểm trẻ dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, viêm đường hô hấp cấp tính... Phụ huynh cần chủ động phòng ngừa những bệnh "đến hẹn lại lên" trong mùa này.
Bệnh thủy đậu (trái rạ)
Thủy đậu được xem là bệnh phổ biến ở trẻ em vì bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Theo ghi nhận của Viện Pasteur TP HCM, bệnh thường xuất hiện theo mùa, tầm khoảng tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, cao điểm thường rơi vào tháng 4. Bệnh hiện đã có văcxin phòng ngừa hiệu quả.
Nhóm bệnh sởi - quai bị - rubella
Nhóm bệnh này cũng rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Đây được xem là nhóm bệnh “đến hẹn lại lên” vì thường phổ biến vào tầm tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Với bệnh sởi, nếu theo dõi và chăm sóc không đúng cách có thể gặp những biến chứng nguy hiểm, đôi khi dẫn đến tử vong. Bệnh quai bị có thể gây biến chứng “vô sinh” ở nam giới. Bệnh rubella nếu phụ nữ không may bị nhiễm trong thời kỳ mang thai có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Hiện tại bệnh cũng có thể phòng ngừa chủ động bằng văcxin 3 trong 1.
Viêm não Nhật Bản (còn gọi viêm não B)
Theo ghi nhận của các chuyên gia y tế về bệnh truyền nhiễm thì tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em thường tăng cao hơn vào đầu mùa mưa (tầm tháng 6-7). Bệnh thường xảy ra ở khu vực phía Bắc, miền Nam hiếm hơn. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời. Hiện nay đã có thuốc phòng ngừa hiệu quả, phần nào làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho trẻ em.
Viêm màng não ở trẻ em
Theo thống kê thường niên của Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, bệnh thường có xu hướng tăng trong dịp hè nắng nóng. Nếu phát hiện trễ và điều trị không kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nhiều trẻ mắc bệnh quá nặng nếu điều trị thành công cũng để lại di chứng nặng nề như bại não, chậm phát triển tâm thần, liệt, co giật, động kinh... Hiện tại bệnh cũng đã có văcxin phòng ngừa rất hiệu quả khi trẻ được 2 tháng tuổi.
Một số bệnh xảy ra quanh năm
Bệnh tay chân miệng
Bệnh xuất hiện quanh năm trên cả nước. Thường gặp ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao gây nhiều lo lắng cho gia đình có trẻ nhỏ. Bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Bệnh nguy hiểm thật sự nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh, hô hấp hay tim mạch như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ, đi đứng loạng choạng, thở mệt, thở khó, nhịp tim nhanh… Nếu gặp những biểu hiện này phụ huynh nên khẩn trương đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Sốt xuất huyết
Phổ biến quanh năm nhưng thường có chiều hướng gia tăng vào mùa mưa. Bệnh được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm cho trẻ em vì những biến chứng nguy hiểm, nhất là tình trạng sốc sốt xuất huyết nặng. Khi nghi ngờ trẻ sốt cao liên tục 2-7 ngày kèm những biểu hiện xuất huyết da niêm như chấm hoặc mảng xuất huyết bất thường, trẻ bị chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, đi tiêu phân đen… phụ huynh cần sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả. Hiện bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vẫn chưa có văcxin phòng ngừa.
Một vài bệnh lý khác: Với thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu. Hoặc trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở.
Theo bác sĩ Đinh Thạc, nên phòng ngừa hiệu quả bệnh mùa nắng nóng cho trẻ bằng cách rửa tay thường xuyên, ăn uống hợp vệ sinh, giữ môi trường sống thông thoáng, tiêm ngừa văcxin, chủ động diệt trừ muỗi. Chú ý bổ sung nước cho trẻ, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội… giúp cơ thể trẻ mát mẻ và có sức đề kháng tốt nhằm chống chọi với bệnh tật.
>>>> Nón lưỡi trai trai đang trở lại và lợi hai hơn xưa, hãy nhanh chân chọn cho mình một kiểu nón phù hợp và thời thượng nhất nhé:
- Nón snapback
- Nón len
Theo bác sĩ Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), mùa nắng nóng, thời tiết hanh khô làm cho độ ẩm trong không khí khá cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh ở trẻ như vi khuẩn, siêu vi khuẩn. Đây là thời điểm trẻ dễ mắc các bệnh như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, viêm đường hô hấp cấp tính... Phụ huynh cần chủ động phòng ngừa những bệnh "đến hẹn lại lên" trong mùa này.
Bệnh thủy đậu (trái rạ)
Thủy đậu được xem là bệnh phổ biến ở trẻ em vì bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Theo ghi nhận của Viện Pasteur TP HCM, bệnh thường xuất hiện theo mùa, tầm khoảng tháng 2 đến tháng 6 hàng năm, cao điểm thường rơi vào tháng 4. Bệnh hiện đã có văcxin phòng ngừa hiệu quả.
Thời tiết nắng nóng khiến trẻ có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh: Đ.T |
Nhóm bệnh này cũng rất dễ lây lan qua đường hô hấp. Đây được xem là nhóm bệnh “đến hẹn lại lên” vì thường phổ biến vào tầm tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Với bệnh sởi, nếu theo dõi và chăm sóc không đúng cách có thể gặp những biến chứng nguy hiểm, đôi khi dẫn đến tử vong. Bệnh quai bị có thể gây biến chứng “vô sinh” ở nam giới. Bệnh rubella nếu phụ nữ không may bị nhiễm trong thời kỳ mang thai có thể gây hội chứng rubella bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Hiện tại bệnh cũng có thể phòng ngừa chủ động bằng văcxin 3 trong 1.
Viêm não Nhật Bản (còn gọi viêm não B)
Theo ghi nhận của các chuyên gia y tế về bệnh truyền nhiễm thì tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em thường tăng cao hơn vào đầu mùa mưa (tầm tháng 6-7). Bệnh thường xảy ra ở khu vực phía Bắc, miền Nam hiếm hơn. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời. Hiện nay đã có thuốc phòng ngừa hiệu quả, phần nào làm giảm bớt gánh nặng bệnh tật cho trẻ em.
Viêm màng não ở trẻ em
Theo thống kê thường niên của Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, bệnh thường có xu hướng tăng trong dịp hè nắng nóng. Nếu phát hiện trễ và điều trị không kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nhiều trẻ mắc bệnh quá nặng nếu điều trị thành công cũng để lại di chứng nặng nề như bại não, chậm phát triển tâm thần, liệt, co giật, động kinh... Hiện tại bệnh cũng đã có văcxin phòng ngừa rất hiệu quả khi trẻ được 2 tháng tuổi.
Một số bệnh xảy ra quanh năm
Bệnh tay chân miệng
Bệnh xuất hiện quanh năm trên cả nước. Thường gặp ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao gây nhiều lo lắng cho gia đình có trẻ nhỏ. Bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường. Bệnh nguy hiểm thật sự nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh, hô hấp hay tim mạch như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ, đi đứng loạng choạng, thở mệt, thở khó, nhịp tim nhanh… Nếu gặp những biểu hiện này phụ huynh nên khẩn trương đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Sốt xuất huyết
Phổ biến quanh năm nhưng thường có chiều hướng gia tăng vào mùa mưa. Bệnh được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm cho trẻ em vì những biến chứng nguy hiểm, nhất là tình trạng sốc sốt xuất huyết nặng. Khi nghi ngờ trẻ sốt cao liên tục 2-7 ngày kèm những biểu hiện xuất huyết da niêm như chấm hoặc mảng xuất huyết bất thường, trẻ bị chảy máu cam, chảy máu chân răng hoặc xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, đi tiêu phân đen… phụ huynh cần sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị hiệu quả. Hiện bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vẫn chưa có văcxin phòng ngừa.
Một vài bệnh lý khác: Với thời tiết oi bức, nhiệt độ môi trường tăng cao làm trẻ em thường bị chứng rôm sảy gây ngứa ngáy rất khó chịu. Hoặc trẻ có thể bị say nắng nếu chơi ở ngoài nắng nóng quá lâu, mất nước và muối khoáng khá nhiều qua sự bài tiết mồ hôi trên da, qua hơi thở.
Theo bác sĩ Đinh Thạc, nên phòng ngừa hiệu quả bệnh mùa nắng nóng cho trẻ bằng cách rửa tay thường xuyên, ăn uống hợp vệ sinh, giữ môi trường sống thông thoáng, tiêm ngừa văcxin, chủ động diệt trừ muỗi. Chú ý bổ sung nước cho trẻ, đặc biệt là những loại nước uống giàu khoáng chất và nhiều vitamin như các loại nước ép trái cây, nước cam tươi, nước dừa tươi, nước sôi nguội… giúp cơ thể trẻ mát mẻ và có sức đề kháng tốt nhằm chống chọi với bệnh tật.
>>>> Nón lưỡi trai trai đang trở lại và lợi hai hơn xưa, hãy nhanh chân chọn cho mình một kiểu nón phù hợp và thời thượng nhất nhé:
- Nón snapback
- Nón len