Những cách uống nước cam “lợi bất cập hại” bạn nên biết
Nhiều người chỉ nhìn vào công dụng vượt trội của nước cam với sức khỏe nhưng không quan tâm đến thời điểm uống cũng như cách uống khiến lợi chưa thấy mà hại đã ở ngay trước mắt.
Nội dung bài viết
Những cách uống nước cam “lợi bất cập hại” bạn nên biết
1. Nước cam + kháng sinh
Chỉ nên uống nước cam khi đã điều trị hết đợt thuốc để giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức đề kháng. Đó là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Nguyên nhân là axit trong nước cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, huyết áp, làm giảm tác dụng thậm chí làm hỏng tác dụng chữa bệnh của thuốc.
Uống nước cam khi đang dùng thuốc sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài. Nước cam cũng có thể can thiệp vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.
Lý do là vì nước cam chứa một chất tương tự như naringin, chất này làm bất hoạt hai men vận chuyển thuốc là OATP1A2 và CYP3A4. Không có hai men này hoạt hóa, thuốc khó lòng mà được hấp thu đầy đủ.
2. Uống nước cam vào ban đêm
Tránh dùng nước cam ở thời điểm này để tránh mất ngủ vì nước cam rất lợi tiểu. Ngoài ra, nước cam ép chứa nhiều đường có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến bạn dễ gặp ác mộng.
3. Nước cam + sữa
Sữa rất giàu protein, khi cho sữa vào với nước cam thì protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam gây nên hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ.
4. Nước cam + hải sản
Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ có chứa hàm lượng lớn chất asen pentavenlent rất độc hại. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể khi ăn nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C như cam thì lại gây phản ứng hóa học. Asen pentavenlent gặp vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (còn gọi là thạch tín) gây ngộ độc, gây nguy hiểm đến tính mạng.
5. Uống nước cam khi bị viêm loét dạ dày
Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì sẽ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm. Vì nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng nước cam và uống từng chút một thôi.
6. Uống nước cam ngay sau khi ăn
Khi bạn vừa ăn xong mà uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi. Vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sẽ làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.
1. Nước cam + kháng sinh
Chỉ nên uống nước cam khi đã điều trị hết đợt thuốc để giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sức đề kháng. Đó là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Nguyên nhân là axit trong nước cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, huyết áp, làm giảm tác dụng thậm chí làm hỏng tác dụng chữa bệnh của thuốc.
Uống nước cam khi đang dùng thuốc sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài. Nước cam cũng có thể can thiệp vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột.
Lý do là vì nước cam chứa một chất tương tự như naringin, chất này làm bất hoạt hai men vận chuyển thuốc là OATP1A2 và CYP3A4. Không có hai men này hoạt hóa, thuốc khó lòng mà được hấp thu đầy đủ.
2. Uống nước cam vào ban đêm
Tránh dùng nước cam ở thời điểm này để tránh mất ngủ vì nước cam rất lợi tiểu. Ngoài ra, nước cam ép chứa nhiều đường có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến bạn dễ gặp ác mộng.
3. Nước cam + sữa
Sữa rất giàu protein, khi cho sữa vào với nước cam thì protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam gây nên hiện tượng chướng, đau bụng, tiêu chảy, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ.
4. Nước cam + hải sản
Các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ có chứa hàm lượng lớn chất asen pentavenlent rất độc hại. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể khi ăn nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C như cam thì lại gây phản ứng hóa học. Asen pentavenlent gặp vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (còn gọi là thạch tín) gây ngộ độc, gây nguy hiểm đến tính mạng.
5. Uống nước cam khi bị viêm loét dạ dày
Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì sẽ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm. Vì nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng nước cam và uống từng chút một thôi.
6. Uống nước cam ngay sau khi ăn
Khi bạn vừa ăn xong mà uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi. Vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sẽ làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.