Người trầm cảm: “Nhiều lúc bị kích thích điên cuồng bởi cái chết”
Người trầm cảm: “Nhiều lúc bị kích thích điên cuồng bởi cái chết”. Trầm cảm nguy hại đến mức nào, có thật sự dẫn đến những hành động bộc phát hay thậm chí tự kết liễu đời mình hay không? Mời bạn nghe qua tâm sự của một người đã từng sống chung với bệnh trong suốt 8 năm.
Nội dung bài viết
Người trầm cảm: “Nhiều lúc bị kích thích điên cuồng bởi cái chết”
Giữa cơn bão truyền thông và sự "chia rẽ" của cộng đồng mạng về việc người mẹ trẻ có tội hay không khi làm hại đứa con chỉ mới 33 ngày tuổi, Kul.vn đã tìm gặp một cô gái trẻ, mà trước đó cô đã từng trải qua "8 năm bị trầm cảm, không có đêm nào ngủ mà không bị giật mình 2, 3 lần trong suốt quãng thời gian đó", mong muốn sẽ truyền tải thêm một góc nhìn của người trong cuộc đến độc giả.
Đầu tiên, xin được trích dẫn nội dung bài viết mà cô gái đã từng chia sẻ trên Facebook cá nhân của mình:
Trầm cảm nói riêng, hay các bệnh về tâm lý nói chung, chỉ bắt đầu được quan tâm đến vào mấy năm gần đây, khi nhịp độ cuộc sống và guồng quay công việc cùng với những áp lực vô hình bủa vây làm cho số người phát "điên" vì nó trở nên nhiều hơn, đến mức báo động. Trầm cảm có nhiều thể và có nhiều cấp độ. Tôi không phải là bác sĩ, vì vậy xin phép được bỏ qua việc giải thích căn bệnh này theo một cách chuyên môn. Tôi viết bài viết này, dưới tư cách một người bị bệnh, nhiều năm.
Năm 2009, tôi phát bệnh lần đầu tiên, trầm cảm thể tự sát. Thế giới sụp đổ dưới chân tôi và tâm lý tôi khi đó còn
quá yếu để chấp nhận được hiện thực, tôi bệnh. Đầu tiên là u uất, tôi không nhớ nó xảy ra thế nào nhưng tôi nhớ rằng nó rất u ám.
Tôi chỉ muốn chết.
Tôi nghĩ ra mọi cách để chết, lên kế hoạch chi tiết cặn kẽ cho việc chết đi của mình. Điều đó được ngăn lại bởi mẹ tôi, người đã phát hiện ra kịp lúc và đưa tôi đi chữa trị.
Tìm một bác sĩ tâm lý tốt ở thời điểm đó không dễ, khi mà người ta vẫn đánh đồng bệnh tâm lý và bệnh tâm thần. Và những bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố nhỏ như nơi tôi ở, thời điểm đó, thậm chí không có khoa tâm lý. Tôi được "giao" cho một bác sĩ tâm thần có-học-vài-khóa-học-về-tâm-lý.
Giữa cơn bão truyền thông và sự "chia rẽ" của cộng đồng mạng về việc người mẹ trẻ có tội hay không khi làm hại đứa con chỉ mới 33 ngày tuổi, Kul.vn đã tìm gặp một cô gái trẻ, mà trước đó cô đã từng trải qua "8 năm bị trầm cảm, không có đêm nào ngủ mà không bị giật mình 2, 3 lần trong suốt quãng thời gian đó", mong muốn sẽ truyền tải thêm một góc nhìn của người trong cuộc đến độc giả.
Đầu tiên, xin được trích dẫn nội dung bài viết mà cô gái đã từng chia sẻ trên Facebook cá nhân của mình:
Trầm cảm nói riêng, hay các bệnh về tâm lý nói chung, chỉ bắt đầu được quan tâm đến vào mấy năm gần đây, khi nhịp độ cuộc sống và guồng quay công việc cùng với những áp lực vô hình bủa vây làm cho số người phát "điên" vì nó trở nên nhiều hơn, đến mức báo động. Trầm cảm có nhiều thể và có nhiều cấp độ. Tôi không phải là bác sĩ, vì vậy xin phép được bỏ qua việc giải thích căn bệnh này theo một cách chuyên môn. Tôi viết bài viết này, dưới tư cách một người bị bệnh, nhiều năm.
Năm 2009, tôi phát bệnh lần đầu tiên, trầm cảm thể tự sát. Thế giới sụp đổ dưới chân tôi và tâm lý tôi khi đó còn
quá yếu để chấp nhận được hiện thực, tôi bệnh. Đầu tiên là u uất, tôi không nhớ nó xảy ra thế nào nhưng tôi nhớ rằng nó rất u ám.
Tôi chỉ muốn chết.
Tôi nghĩ ra mọi cách để chết, lên kế hoạch chi tiết cặn kẽ cho việc chết đi của mình. Điều đó được ngăn lại bởi mẹ tôi, người đã phát hiện ra kịp lúc và đưa tôi đi chữa trị.
Tìm một bác sĩ tâm lý tốt ở thời điểm đó không dễ, khi mà người ta vẫn đánh đồng bệnh tâm lý và bệnh tâm thần. Và những bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố nhỏ như nơi tôi ở, thời điểm đó, thậm chí không có khoa tâm lý. Tôi được "giao" cho một bác sĩ tâm thần có-học-vài-khóa-học-về-tâm-lý.
>>> Những địa điểm quần jean nam giá sỉ uy tín. xưởng may quần jean cao cấp chuyên quần jean nữ giá sỉ phù hợp cho những ai đang có ý định mở shop thời trang.
Tôi được cho uống loạt thuốc đầu tiên, sau khi từ chối chia sẻ mọi cảm xúc cá nhân bằng cách trò chuyện với bác sĩ/chuyên viên tâm lý - bước đầu tiên trong mọi quá trình chữa trị tâm lý (mà cái giá hiện nay có thể lên đến 50$ trên 1 giờ.)
Sau loạt thuốc đầu tiên, chỉ trong 2 tháng, tôi từ 57kg sụt còn 43kg. Tôi không muốn chết nữa, có lẽ vì việc mất ngủ và ác mộng triền miên cũng như nôn thốc nôn tháo tất cả những gì ăn vào đã ngăn tôi khỏi việc nhớ ra là tôi muốn chết.
Sau 2 tháng, người ta đổi thuốc cho tôi, lần này, tôi ngủ vùi. Tôi gần như không thể mở to mắt để nhìn mặt trời hôm nay sáng đến đâu và thời tiết hôm nay đẹp cỡ nào, lúc nào tôi cũng lờ đờ, buồn ngủ. Điều đó một lần nữa ngăn tôi quên mất việc mình muốn chết.
Họ còn đổi thuốc cho tôi mấy lần nữa và cuối cùng tuyên bố rằng tôi đã khỏi bệnh. Tôi cũng thấy khỏe lên nhiều, có lẽ thời gian bị hành hạ bởi những phản ứng phụ của thuốc chống trầm cảm đã khiến tôi nhận ra rằng cuộc đời này thật đẹp? Tôi không còn muốn chết nữa, điều đó chứng minh rằng tôi hết bệnh, maybe.
Tôi đã rất khó khăn để tăng lên 46 - 47kg trong thời điểm đó và từ đó đến nay không bao giờ còn tăng cân nữa, dù đã dùng nhiều phương pháp từ khoa học đến phản khoa học.
Vài năm sau đó, tôi rời nhà đi tìm chân trời của riêng mình ở một thành phố lớn. Tôi gặp người tôi ngỡ sẽ yêu đến hết đời mình. Và tôi đã yêu. Một tình yêu đủ cay đắng ngọt ngào nhưng nói chung là đẹp, vì tôi đã trải qua khó khăn để được sống một cuộc sống bình thường nên tôi trân trọng tất cả những gì tôi có và quyết không làm khổ mình.
Lần đầu tôi phát bệnh trở lại, là sau kỷ niệm một năm của tôi và anh người yêu năm đó không lâu. Lần này, căn bệnh dường như trở nên "khôn" hơn khi nó chỉ xuất hiện về đêm, khi tôi một mình.
Ban ngày tôi sống và làm việc một cách bình thường vui vẻ, không hề có một cảm xúc tiêu cực nào. Nhưng khi tôi đứng tựa cửa tiễn ảnh về, khi tôi một mình, những cảm xúc đáng sợ quen thuộc quay lại. Tôi lại muốn chết.
Tôi cắt cổ tay, nhưng hỡi ôi, tôi ngất trước khi kịp làm thêm một đường chí mạng. Tôi lục lọi khắp nhà uống tất cả những loại thuốc mà tôi tìm thấy không cần biết chúng là cái gì, nhưng mà, tôi vẫn sống.
Khi tôi mở mắt đón bình minh của một ngày mới, cơn điên chấm dứt và điều đó mới thực sự hành hạ tôi.
Tôi không muốn chết!
Tôi đang yêu, tình yêu hạnh phúc, cuộc sống yên bình, mọi thứ ổn định. Tại sao tôi lại muốn chết? Khi tôi đang loay hoay đau khổ tìm lý do và cách giải quyết nó thì Đùng! Căn bệnh biến mất!
Đến và đi không một lí do nào, đó là điều tôi đúc kết được từ đó suốt chừng ấy năm.
Từ lần đó, tôi đã gặp lại nó thêm vài lần nữa. Căn bệnh cứ thoắt ẩn thoắt hiện như trêu tức tôi. Tôi muốn giết nó nhưng không bắt được nó. Tôi căm phẫn nhưng đành bất lực trước nó.
Tôi không nhớ đã bao nhiêu lần tôi vứt hết dao kéo, đồ sắt nhọn ra ngoài vào buổi chiều, khóa cửa phòng lại rồi vứt chìa khóa xuống khe hẹp dưới đáy tủ. Tôi phải làm rất nhiều chìa cho ổ khóa đó và nhờ hàng xóm giữ giúp, vì có khi tôi không thể lôi được cái chìa khóa tôi đã vứt tối hôm qua ra.
Tôi không nhớ nổi những lần tôi cào nát người mình, đập đầu vào tường vì không tìm được cách nào để chết. May là tôi không đủ sức để đập đầu đến chết, tôi khóc ngất đi trong nỗi tuyệt vọng của chính mình.
Tôi nhớ như in cảm giác sáng hôm sau tỉnh dậy, run rẩy tìm khắp nhà những vỏ thuốc mình đã uống tối hôm qua, hỏi một người bạn là dược sĩ rằng liệu có vấn đề gì nếu uống hết chừng đó cùng một lúc không? Rồi lật đật cạo mùn thớt uống, móc họng nôn cho bằng sạch.
Tôi nhớ cảm giác khi tôi lôi được chìa khóa ở dưới đáy tủ ra, cầm nó trên tay mà bật khóc nức nở vì đã sống được thêm một ngày nữa.
Tôi không nhớ đã bao lần đứng trước bệnh viện nhưng cuối cùng không đủ can đảm bước vào. Và ngay khi tôi nhận ra mình không đủ mạnh mẽ để vượt qua thêm một ngày nào nữa thì Đùng! Căn bệnh chết tiệt biến mất!
Một vòng tròn lặp đi lặp lại.
Các cô, những nhành hoa hồng xinh đẹp nhưng yếu đuối, yếu đuối nhưng có gai của tôi, hãy nhớ: đừng bao giờ kiềm nén cảm xúc của bản thân quá đáng, và hãy dũng cảm đối mặt với việc điều trị khi các cô nhận ra tâm lý mình bất ổn.
Bệnh tâm lý có thể đến với bất cứ ai, bất cứ lúc nào và tôi khuyến cáo rằng, nó không bao giờ khỏi. Hãy trân trọng chính mình khi các cô còn có thể tự yêu thương nó. Bởi căn bệnh này sẽ tước đoạt các cô khỏi quyền được yêu thương bản thân mình.
Sau nhiều năm sống chung với lũ, tôi học được nhiều kỹ năng về tâm lý khá tốt, và thần kinh của tôi nói chung là vững hơn nhiều người (cho đến khi nó sụp đổ tất nhiên). Đôi lúc, tôi không biết có nên cảm ơn căn bệnh khốn nạn đã giúp mình mạnh mẽ hơn không nữa nhưng tôi chắc chắn rằng nếu không bệnh, tôi đã dịu dàng hơn."
Chúng tôi tìm gặp Thuy Linh Le, cô gái nhỏ nhắn và nụ cười luôn thường trực trên môi. Thoáng nhìn và tiếp xúc, không ai nghĩ, cô đã từng trải qua quãng thời gian mà "khó ai có thể tượng tượng nổi" như vậy.
Thuy Linh Le, cô gái chia sẻ cùng Kul.vn, hi vọng sẽ mang được tiếng nói và câu chuyện của mình đến nhiều người, giúp họ tránh được những gì cô từng gặp phải.
"Thời gian gần đây mình đỡ rồi, chứ lúc trước, nhất là cách đây hai năm, mình cũng không nghĩ có thể sống qua được những chuyện đó", cô mở đầu câu chuyện.
"Nguyên nhân trầm cảm lần đầu của mình là do một cú sốc. Tâm lý mình lúc đó còn quá yếu để tiếp nhận thông tin đó nên mới bệnh. Sau khi ổn định cũng mất một thời gian dài mình mới phát bệnh lại (hơn 3 năm), lần này là giai đoạn ngày bình thường - đêm lên cơn, kéo dài khoảng 2 tháng xong tự động biến mất. Cuối năm 2015, mình bị một lần nữa cũng kéo dài khoảng 2 tháng. Lúc đó mình không nghĩ được lí do. Sau nghĩ lại có lẽ là do mình quá kiềm chế cảm xúc đến mức khiến nó ức chế và dồn nén lại. Mình luôn tỏ ra bình tĩnh trước mọi biến cố nhưng rõ ràng cơn bệnh nó biết mình không hề bình tĩnh.", cô nhớ lại những hồi ức của thuở xưa.
Vậy lúc đó, gia đình bạn có thật sự hiểu là bạn đang bị trầm cảm nặng đến mức đó không?
Gia đình mình nếu chỉ tính bố mẹ thì họ không hoảng loạn lắm, họ chỉ dường như ý thức rằng họ đã không đủ hiểu mình để phát hiện ra sự thay đổi của mình so với bình thường sớm hơn. Như những người khác, và như mình ở thời điểm đó, họ không nhận ra được sự nghiêm trọng của vấn đề. Họ cho rằng mình bệnh, giống như bị đau bụng hay nhức đầu, nhưng nặng hơn, và cần phải chữa trị.
Thời gian mình chữa trị cũng không lâu (6 - 8 tháng, thấy chưa, đến mình còn không nhớ rõ làm sao họ nhớ.) và mình ý thức được việc giấu những phản ứng khó chịu trong quá trình uống thuốc (trừ cái giảm cân thì không giấu được, hoặc thỉnh thoảng nôn đột ngột mình không nhịn được) nên có lẽ đến giờ họ cũng không nghĩ mình đã từng bệnh rất nghiêm trọng. Vì thiếu thông tin thôi, đừng nghĩ ba mẹ không quan tâm mình. Giờ chắc chỉ nhớ mang máng chứ không nhớ rõ quá. Chỉ có mình nhớ rõ từng chi tiết thôi.
Họ hàng cũng không biết, vì có một lần chị họ ở xa lên thăm nhà mình và ở lại một đêm. Khi về chị ấy nói mình bị điên. Họ, không phân biệt được những bất ổn tâm lý và rối loạn tâm thần. Mình cũng hoàn toàn không trách, mình chỉ muốn họ biết nhiều hơn để tránh.
Nếu như vậy, hẳn bạn phải một mình tìm cách vượt qua và chống lại nó, vì chỉ có bạn là giúp được bản thân bạn thôi, phải không?
Đúng vậy. Việc mang trong người một quả bom có thể nổ bất cứ lúc nào làm mình rút ra được nhiều nguyên tắc trong việc sống chung với bệnh. Ví dụ như thời gian đầu mình không kiềm chế được những cơn giận. Dần dần mình nhận ra rằng, khi mình bắt đầu nổi giận, mình chỉ cần tránh xa khỏi nguyên nhân của nó, uống một ly nước lạnh và ngồi một mình một lát rồi mới quay lại phản hồi.
Khi giận hơn thì tăng mức độ lên, đi khỏi chỗ đó lâu hơn hoặc ngủ một giấc. Hoặc khi mình lên cơn nặng mất ý thức muốn tự sát thì mình quăng hết dao kéo vật sắc nhọn ra ngoài, khóa cửa và vứt chìa khóa đi, như bài viết đó. Lúc làm những việc đó mình còn ý thức. Lâu dần nó thành thói quen, cảm xúc của mình sẽ bình ổn hơn. Mình cũng tự nhủ cũng không được lo lắng quá, suy nghĩ nhiều quá, buồn bực quá hay phấn khích quá.
Những lúc bạn suy nghĩ muốn tự sát, điều đó là thật? Bạn muốn tự sát chỉ vì nghĩ như vậy, hay muốn tự sát vì mình không thể thoát khỏi sự trầm cảm đó?
Ở trường hợp của mình, việc muốn chết là thật. Nó giống như một cơn nghiện hay một sự hấp dẫn. Mình bị kích thích điên cuồng bởi cái chết. Mình nghĩ nếu chảy thật nhiều máu thì sao? Nghĩ nếu bây giờ chết thì sao? Giờ uống hết tất cả đống thuốc đó thì sao? Mình không kiềm chế được ham muốn về cái chết, giống như một con nghiện đói thuốc
Tương tự mấy người trầm cảm sau sinh cũng có nhiều dạng, họ muốn tự sát hoặc muốn giết chồng hay giết con. Họ thấy mệt mỏi khi nghe tiếng con khóc, khi họ hàng chỉ hỏi em bé thế nào mà không quan tâm, mẹ bé có đau có mệt không, họ chán ghét con họ và từ chối tiếp xúc, nặng hơn thì giết con, nặng hơn nữa là ôm con tự sát.
Nhưng chắc hẳn bên cạnh bạn phải luôn có một ai đó để bạn làm chỗ dựa chứ, đúng không?
Có chứ, đó là chồng sắp cưới của mình. Anh ấy biết cách xử lý khi mình lên cơn, đó là vì ảnh hiểu mình và thương mình đến mức thương luôn bệnh của mình. Mỗi khi thấy tâm lý mình bắt đầu trở nên bất ổn, ảnh sẽ rót cho 1 ly nước và để mình ở riêng khoảng 10 phút. Sau đó ôm mình và nói mình đừng sợ. Mình chỉ ý thức được vậy thôi.
Chắc còn nhiều hành động phụ trợ nữa vì bình thường ở chung với ảnh, mình thấy cuộc sống rất dễ chịu. Nguồn cơn gây ra cơn bệnh của mình chưa bao giờ đến từ ảnh. Bạn trai cũ chỉ biết mình từng bệnh, không hề biết mình vẫn đang bệnh, mình không chia sẻ. Vì có một lần mình úp mở rằng lo là có thể tái phát bệnh, ảnh tỏ ra rất hốt hoảng và đòi nghỉ việc để chăm mình.
Nhưng điều đó càng làm mình mất bình tĩnh và tâm lý vì thế càng tệ hơn. Khi người bệnh chia sẻ về bệnh nghĩa là họ đang hoang mang. Gần như là đang cầu cứu. Họ cần một người bình tĩnh hơn họ và truyền sự bình tĩnh đó cho họ, nói với họ không có gì đáng để sợ hãi. Chứ không phải là tỏ ra sợ hãi hơn cả họ.
Bạn có lời khuyên nào chia sẻ cho những ai đã - đang - và sẽ có thể bị trầm cảm như bạn?
Mình nói rồi đó, trầm cảm nhiều loại lắm mà mình cũng không biết hết được vì mình chỉ là người bệnh, không phải bác sĩ. Theo mình biết thì trầm cảm thể tự sát là nặng nhất, nhưng không phải ai cũng bị dạng đó.
Có những người họ chỉ chán nản với cuộc sống như kiểu mức độ nặng hết của stress thôi, có những người lại đổi tính, trở nên xấu tính hoặc tốt tính bất thường, gay gắt với mọi thứ... Nói chung không ai giống ai. Tâm lý là một phạm trù rất rộng, bác sĩ nói với mình là họ luôn luôn phải học thêm mà.
Nói chung nếu thấy mình đột nhiên có các biểu hiện: tâm trạng lên xuống bất thường, khó kiềm chế cảm xúc bản thân, ăn quá nhiều hoặc quá ít, tăng cân hoặc giảm cân bất thường, ham muốn sex tăng hoặc giảm, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều... bất kỳ biểu hiện gì kỳ lạ từ cơ thể, thì đầu tiên là đi khám tổng quát, nếu không tìm ra nguyên nhân thì đi tìm bác sĩ tâm lí là vừa.
Cảm ơn bạn về những chia sẻ rất thật vừa rồi!