Net Neutrality là gì? Tại sao nó quan trọng? Chúng ta có bị ảnh hưởng gì không?
Net Neutrality là gì? Tại sao nó quan trọng? Chúng ta có bị ảnh hưởng gì không?. Trong những ngày qua, Net Neutrality đang là một vấn đề sôi sục trên internet. Nhưng liệu nó có ảnh hưởng gì đến Việt Nam?
Nội dung bài viết
Net Neutrality là gì? Tại sao nó quan trọng? Chúng ta có bị ảnh hưởng gì không?. Trong những ngày qua, Net Neutrality đang là một vấn đề sôi sục trên internet. Nhưng liệu nó có ảnh hưởng gì đến Việt Nam?
Net Neutrality là gì?
Được chính phủ của tổng thống Obama đưa ra vào năm 2015, Net Neutrality (sự bình đẳng internet) buộc các nhà cung cấp dịch vụ internet phải đối xử với dữ liệu một cách bình đẳng, không ưu tiên cho bất kỳ loại dữ liệu nào. Thật ra, đây chỉ là cách mà internet đã hoạt động từ xưa đến nay, nhưng được quy định bằng luật pháp.
Hiện tại, sự sống còn của Net Neutrality có vẻ như đã được xác định – nó phụ thuộc vào một nhóm 5 người thuộc Ủy ban thông tin liên bang Mỹ FCC. Trong số 5 người này, 2 người muốn giữ lại Net Neutrality, còn 3 người kia nói rằng họ sẽ bỏ phiếu cho phép hủy bỏ điều luật này trong cuộc bỏ phiếu ngày 14/12 tới.
Tại sao nó quan trọng với chúng ta?
Ở “xứ sở tự do” Mỹ, các nhà cung cấp dịch vụ internet đã chia nhau miếng bánh thị phần. Dù không nhà cung cấp internet (IP) nào sở hữu toàn bộ thị trường Mỹ, họ sắp xếp để sự độc quyền tồn tại ở những thành phố, tiểu bang khác nhau.
Bạn có tin được trong khi ở Việt Nam chúng ta có thể chọn VNPT, FTP, Viettel và nhiều cái tên khác thì ngay tại Manhattan, trung tâm của New York, người dùng internet chỉ có một lựa chọn duy nhất (tức là không có lựa chọn) là Spectrum của Time Warner?
Thị trường internet Mỹ đã được chia cắt.
Sự độc quyền này đồng nghĩa với việc các IP Mỹ hoàn toàn có thể làm bất kỳ điều gì mình muốn với khách hàng. Điều duy nhất bảo vệ khách hàng (và cũng không đủ) là điều luật về Net Neutrality.
Nếu Net Neutrality bị hủy bỏ, điều gì sẽ xảy ra? Các IP sẽ hoàn toàn tự do trong việc “làm giá” – không chỉ với những người dùng bình thường, mà cả với những công ty lớn khác. Google, Netflix, Amazon có thể sẽ phải trả tiền để dữ liệu của họ không bị chặn lại, hoặc để được ưu tiên hơn đối thủ.
Người dùng cũng sẽ phải trả tiền, chẳng hạn IP yêu cầu “nếu bạn muốn xem YouTube nhanh hơn, hãy mua gói dữ liệu không chặn YouTube của chúng tôi.”
Các nhà cung cấp internet hoàn toàn có thể chặn YouTube nếu thích.
Và dĩ nhiên như đã nói, các nhà cung cấp dịch vụ hoàn toàn có thể thương lượng với các IP để được ưu tiên hơn đối thủ. Dịch vụ chiếu phim trực tuyến Netflix có thể đè bẹp mọi đối thủ nhỏ hơn bằng cách mua quyền ưu tiên cho phim ảnh của mình trên đường truyền của tất cả các IP Mỹ, sau đó khi đã trở thành độc quyền, họ có thể tự do làm giá để bù lại khoản tiền đã bỏ ra.
Do chúng ta đang sống trong thời đại internet, rất nhiều thứ đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Server của Google, Amazon nằm ở Mỹ, nhưng người Việt Nam vẫn dùng chúng nhiều lần mỗi ngày. Nếu Google phải trả phí, có thể họ sẽ đăng quảng cáo nhiều hơn. Nếu Amazon phải trả phí, ắt hẳn giá cả những món hàng họ bán sẽ tăng lên đôi chút.
Các ông lớn thừa tiền để mua quyền ưu tiên, nhưng những đối thủ nhỏ sẽ chết.
Bạn có muốn đường truyền internet trở thành một nơi sặc mùi tiền, nơi các công ty đấu đá nhau bằng những trò bẩn thỉu và không lành mạnh rồi “lãnh đủ” hậu quả của nó? Không, nhưng thật đáng tiếc là chúng ta không thể làm gì để bảo vệ Net Neutrality ngoài việc… cầu mong nó sẽ trở lại trong tương lai.
Internet ngày càng trở nên 'nguy hiểm' vì tiền ảo
>>> Tham khảo thêm những mẫu Quần kaki nam hàng hiệu thời thượng mà ai cũng thích, hãy đến ngay shop 4MEN, để tìm được những sản phẩm ưng ý:
- Quần Short nam hàng hiệu
Net Neutrality là gì?
Được chính phủ của tổng thống Obama đưa ra vào năm 2015, Net Neutrality (sự bình đẳng internet) buộc các nhà cung cấp dịch vụ internet phải đối xử với dữ liệu một cách bình đẳng, không ưu tiên cho bất kỳ loại dữ liệu nào. Thật ra, đây chỉ là cách mà internet đã hoạt động từ xưa đến nay, nhưng được quy định bằng luật pháp.
Hiện tại, sự sống còn của Net Neutrality có vẻ như đã được xác định – nó phụ thuộc vào một nhóm 5 người thuộc Ủy ban thông tin liên bang Mỹ FCC. Trong số 5 người này, 2 người muốn giữ lại Net Neutrality, còn 3 người kia nói rằng họ sẽ bỏ phiếu cho phép hủy bỏ điều luật này trong cuộc bỏ phiếu ngày 14/12 tới.
Tại sao nó quan trọng với chúng ta?
Ở “xứ sở tự do” Mỹ, các nhà cung cấp dịch vụ internet đã chia nhau miếng bánh thị phần. Dù không nhà cung cấp internet (IP) nào sở hữu toàn bộ thị trường Mỹ, họ sắp xếp để sự độc quyền tồn tại ở những thành phố, tiểu bang khác nhau.
Bạn có tin được trong khi ở Việt Nam chúng ta có thể chọn VNPT, FTP, Viettel và nhiều cái tên khác thì ngay tại Manhattan, trung tâm của New York, người dùng internet chỉ có một lựa chọn duy nhất (tức là không có lựa chọn) là Spectrum của Time Warner?
Thị trường internet Mỹ đã được chia cắt.
Sự độc quyền này đồng nghĩa với việc các IP Mỹ hoàn toàn có thể làm bất kỳ điều gì mình muốn với khách hàng. Điều duy nhất bảo vệ khách hàng (và cũng không đủ) là điều luật về Net Neutrality.
Nếu Net Neutrality bị hủy bỏ, điều gì sẽ xảy ra? Các IP sẽ hoàn toàn tự do trong việc “làm giá” – không chỉ với những người dùng bình thường, mà cả với những công ty lớn khác. Google, Netflix, Amazon có thể sẽ phải trả tiền để dữ liệu của họ không bị chặn lại, hoặc để được ưu tiên hơn đối thủ.
Người dùng cũng sẽ phải trả tiền, chẳng hạn IP yêu cầu “nếu bạn muốn xem YouTube nhanh hơn, hãy mua gói dữ liệu không chặn YouTube của chúng tôi.”
Các nhà cung cấp internet hoàn toàn có thể chặn YouTube nếu thích.
Và dĩ nhiên như đã nói, các nhà cung cấp dịch vụ hoàn toàn có thể thương lượng với các IP để được ưu tiên hơn đối thủ. Dịch vụ chiếu phim trực tuyến Netflix có thể đè bẹp mọi đối thủ nhỏ hơn bằng cách mua quyền ưu tiên cho phim ảnh của mình trên đường truyền của tất cả các IP Mỹ, sau đó khi đã trở thành độc quyền, họ có thể tự do làm giá để bù lại khoản tiền đã bỏ ra.
Do chúng ta đang sống trong thời đại internet, rất nhiều thứ đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Server của Google, Amazon nằm ở Mỹ, nhưng người Việt Nam vẫn dùng chúng nhiều lần mỗi ngày. Nếu Google phải trả phí, có thể họ sẽ đăng quảng cáo nhiều hơn. Nếu Amazon phải trả phí, ắt hẳn giá cả những món hàng họ bán sẽ tăng lên đôi chút.
Các ông lớn thừa tiền để mua quyền ưu tiên, nhưng những đối thủ nhỏ sẽ chết.
Bạn có muốn đường truyền internet trở thành một nơi sặc mùi tiền, nơi các công ty đấu đá nhau bằng những trò bẩn thỉu và không lành mạnh rồi “lãnh đủ” hậu quả của nó? Không, nhưng thật đáng tiếc là chúng ta không thể làm gì để bảo vệ Net Neutrality ngoài việc… cầu mong nó sẽ trở lại trong tương lai.
Internet ngày càng trở nên 'nguy hiểm' vì tiền ảo
>>> Tham khảo thêm những mẫu Quần kaki nam hàng hiệu thời thượng mà ai cũng thích, hãy đến ngay shop 4MEN, để tìm được những sản phẩm ưng ý:
- Quần Short nam hàng hiệu