Hiểu về tác dụng phụ của nhịn ăn gián đoạn
Nhịn ăn gián đoạn trở thành lựa chọn phổ biến cho những người muốn cải thiện sức khỏe thông qua chế độ ăn uống
Nội dung bài viết
Các nhà nghiên cứu gần đây phát hiện ra việc nhịn ăn gián đoạn có liên quan đến hành vi rối loạn ăn uống.
Theo Eat This Not That, nhịn ăn gián đoạn (IF) là chế độ ăn uống mà bạn chỉ ăn trong một khoảng thời gian giới hạn (thường là 8 giờ) và nhịn ăn trong những giờ còn lại trong ngày. Nhịn ăn gián đoạn trở thành lựa chọn phổ biến cho những người muốn cải thiện sức khỏe thông qua chế độ ăn uống, và một trong những lợi ích của chế độ này là giảm cân.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện ra kiểu ăn uống này có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Eating Behaviors, liên quan đến việc phân tích dữ liệu từ nghiên cứu của Canada về hành vi sức khỏe vị thành niên. Xem xét thông tin liên quan đến hơn 2.762 thanh thiếu niên, kết quả cho thấy trong suốt một năm, 38,4% nam giới, 47,7% phụ nữ và 52% người chuyển giới đã áp dụng phương pháp nhịn ăn gián đoạn.
Những người đứng sau nghiên cứu đã phát hiện ra việc nhịn ăn gián đoạn có liên quan đáng kể đến hành vi ăn uống không điều độ.
Chuyên gia dinh dưỡng và phát ngôn viên của Học viện Dinh dưỡng - Kristen Smith - cho biết: "Nhịn ăn gián đoạn chắc chắn không phù hợp cho tất cả. Những người đang mang thai, mắc bệnh tiểu đường hoặc phải vật lộn với chứng ăn uống không điều độ không nên tuân theo phương pháp nhịn ăn gián đoạn".
Jason M. Nagata, đồng tác giả của nghiên cứu và trợ lý giáo sư tại Đại học California, San Francisco, nói: "Mối liên hệ được tìm thấy giữa hành vi nhịn ăn gián đoạn và rối loạn ăn uống đặc biệt nổi bật. Sự gia tăng đáng kể trong rối loạn ăn uống ở thanh thiếu niên bắt đầu kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện".
Chuyên gia dinh dưỡng Mary Curnutte thuộc trung tâm rối loạn ăn uống Louisville, nói với Eat This, Not That: "Mọi người thường bắt đầu thực hành nhịn ăn gián đoạn để 'khỏe mạnh', vì đây là điều được quảng cáo là tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc hạn chế lượng ăn vào có thể dẫn đến các hành vi ăn uống cực đoan khác. Bỏ qua cơn đói khiến cơ thể kiệt sức, dẫn đến ăn quá nhiều và ăn vô độ. Những hành vi này cũng kích hoạt các hành vi bù trừ như tập thể dục quá sức hoặc nôn mửa".
Chuyên gia dinh dưỡng Sarah Schlichter của Bucket List Tummy, đồng thời là tác giả của How to Get In cho biết: “Nhịn ăn gián đoạn là cách ăn uống rất hạn chế, buộc mọi người bỏ qua các dấu hiệu đói, thay vào đó là ăn vào những thời điểm nhất định trong ngày. Chế độ này có thể giúp giảm cân, nhưng điều tôi thấy là nhiều tác hại. Họ không còn ăn vì niềm vui, sự thích thú hay cơn đói nữa mà thay vào đó là vì đồng hồ bảo họ làm như vậy. Khi họ trở lại cách ăn uống bình thường, họ chắc chắn sẽ tăng cân".
Chuyên gia dinh dưỡng Mary Curnutte cũng lưu ý "những người có tiền sử rối loạn ăn uống không bao giờ được nhịn ăn gián đoạn trong bất kỳ trường hợp nào". Ngoài ra, "những người kén ăn cũng nên tránh điều này".
Đối với những người quan tâm đến việc nhịn ăn gián đoạn, chuyên gia dinh dưỡng Mary Curnutte nói: "Cơ thể chúng ta nhịn ăn qua đêm một cách tự nhiên. Khi cho bản thân nghỉ ngơi trong đêm, cơ thể chúng ta sẽ thấy những lợi ích của việc nhịn ăn này. Nếu ai đó quyết định nhịn ăn gián đoạn trong một thời gian dài, tôi khuyến khích họ thảo luận vấn đề này với chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn không thiếu chất, có thể gây hại cho cơ thể".
Nếu bạn đang nghĩ đến việc thử nhịn ăn gián đoạn, các chuyên gia muốn bạn nhận thức được phương pháp này có nhiều tác dụng phụ gây hại. Ảnh: Verywell Health. |
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện ra kiểu ăn uống này có thể dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Eating Behaviors, liên quan đến việc phân tích dữ liệu từ nghiên cứu của Canada về hành vi sức khỏe vị thành niên. Xem xét thông tin liên quan đến hơn 2.762 thanh thiếu niên, kết quả cho thấy trong suốt một năm, 38,4% nam giới, 47,7% phụ nữ và 52% người chuyển giới đã áp dụng phương pháp nhịn ăn gián đoạn.
Những người đứng sau nghiên cứu đã phát hiện ra việc nhịn ăn gián đoạn có liên quan đáng kể đến hành vi ăn uống không điều độ.
Chuyên gia dinh dưỡng và phát ngôn viên của Học viện Dinh dưỡng - Kristen Smith - cho biết: "Nhịn ăn gián đoạn chắc chắn không phù hợp cho tất cả. Những người đang mang thai, mắc bệnh tiểu đường hoặc phải vật lộn với chứng ăn uống không điều độ không nên tuân theo phương pháp nhịn ăn gián đoạn".
Jason M. Nagata, đồng tác giả của nghiên cứu và trợ lý giáo sư tại Đại học California, San Francisco, nói: "Mối liên hệ được tìm thấy giữa hành vi nhịn ăn gián đoạn và rối loạn ăn uống đặc biệt nổi bật. Sự gia tăng đáng kể trong rối loạn ăn uống ở thanh thiếu niên bắt đầu kể từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện".
Nhịn ăn gián đoạn vẫn là phương pháp giảm cân siêu phổ biến và thời thượng. Ảnh: Eat This Not That. |
Chuyên gia dinh dưỡng Sarah Schlichter của Bucket List Tummy, đồng thời là tác giả của How to Get In cho biết: “Nhịn ăn gián đoạn là cách ăn uống rất hạn chế, buộc mọi người bỏ qua các dấu hiệu đói, thay vào đó là ăn vào những thời điểm nhất định trong ngày. Chế độ này có thể giúp giảm cân, nhưng điều tôi thấy là nhiều tác hại. Họ không còn ăn vì niềm vui, sự thích thú hay cơn đói nữa mà thay vào đó là vì đồng hồ bảo họ làm như vậy. Khi họ trở lại cách ăn uống bình thường, họ chắc chắn sẽ tăng cân".
Chuyên gia dinh dưỡng Mary Curnutte cũng lưu ý "những người có tiền sử rối loạn ăn uống không bao giờ được nhịn ăn gián đoạn trong bất kỳ trường hợp nào". Ngoài ra, "những người kén ăn cũng nên tránh điều này".
Đối với những người quan tâm đến việc nhịn ăn gián đoạn, chuyên gia dinh dưỡng Mary Curnutte nói: "Cơ thể chúng ta nhịn ăn qua đêm một cách tự nhiên. Khi cho bản thân nghỉ ngơi trong đêm, cơ thể chúng ta sẽ thấy những lợi ích của việc nhịn ăn này. Nếu ai đó quyết định nhịn ăn gián đoạn trong một thời gian dài, tôi khuyến khích họ thảo luận vấn đề này với chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn không thiếu chất, có thể gây hại cho cơ thể".