Đây là nơi những ý tưởng táo bạo nhất của sinh viên được hiện thực hóa
Đây là nơi những ý tưởng táo bạo nhất của sinh viên được hiện thực hóa. Với một nền giáo dục phát triển, sinh viên không chỉ được tiếp thu kiến thức mà còn tiếp cận thực tế nhiều hơn.
Nội dung bài viết
Đây là nơi những ý tưởng táo bạo nhất của sinh viên được hiện thực hóa
Việc tiếp cận thực tế cũng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng để sinh viên bắt tay vào thực hiện một dự án do chính bản thân đề ra không phải là điều mà bất kì nền giáo dục nào hiện nay đều đáp ứng được.
Giải quyết các vấn đề cá nhân và cộng đồng
Hình: Toàn cảnh Viện công nghệ Illinois
Brendan Batliner và Vinesh Kannan (sinh viên năm ba ngành Khoa học máy tính, học viện Công nghệ Illinois) đã trực tiếp trải qua và gặp vấn đề với việc sắp xếp lịch trình phù hợp với các thành viên trong nhóm, tổ chức, thống nhất nội dung học tập cũng như trình bày các vấn đề gặp phải với giáo viên.
Trước sự việc đó, bằng những kiến thức học được, Brendan và Vinesh đã phát triển một ứng dụng với tên Omnipointment để giải quyết các vấn đề.
"Vấn đề chúng tôi nhận thấy được chính là mọi người đều quá bận rộn với cuộc sống cá nhân của họ và không thể tập trung thực hiện công việc nhóm một cách tốt nhất", Brendan cho biết, "đây là một công cụ giúp sắp xếp thời gian biểu của nhóm".
Công cụ sắp xếp thời gian này cho phép các thành viên trong nhóm tạo cuộc hẹn và gợi ý thời gian phù hợp với các thành viên trong nhóm. Đồng thời, ứng dụng cũng giảm thiểu việc sắp xếp trùng lịch và hiển thị thời gian rãnh của các thành viên trong một ngày.
"Làm việc trên một dự án cá nhân và áp dụng những kiến thức được học trên lớp vào dự án sẽ giúp những gì sinh viên học được trở nên hữu dụng và ý nghĩa hơn, giáo sư hướng dẫn Nik Rokop chia sẻ, "Tôi cảm thấy rất hứng thú và tự hào khi thấy sinh viên của mình thành công và góp phần nhỏ trong thành công của họ. Tôi cũng học hỏi được từ sinh viên của mình nhiều điều như chúng đã học được từ tôi".
Không dừng lại ở mức dự án, ứng dụng này đã được mua lại và đưa vào sử dụng rộng rãi bởi một công ty start-up về giáo dục khoa học máy tính của Ấn Độ. Là một phần của dự án, Vinesh cũng đã gia nhập công ty này và trở thành người đứng đầu về phát triển chương trình giảng dạy sau khi tốt nghiệp học viện Công nghệ Illinois.
Tính đến nay, phần mềm này đã được sử dụng rộng rãi tại hơn 95 trường đại học trên khắp Hoa Kỳ.
Hình: Brendan Batliner và Vinesh Kannan
Kannan cho biết: "Chúng tôi cảm thấy rất tự hào khi bộ phận khoa học máy tính của trường lại là khách hàng của chúng tôi. Chúng tôi không chỉ được học và làm việc cùng với các giáo sư, nhận được sự giúp đỡ chuyên môn từ các bạn sinh viên và giáo sư mà còn có được một mối quan hệ kinh doanh ngay tại trường mình".
Kể từ khi được công ty start-up mua lại, Omnipointment đã được nâng cấp, cho phép giáo sư theo dõi các dự án nhóm và giải quyết các vấn đề. Cả hai sinh viên đều cho biết rằng sự hỗ trợ họ nhận được từ trường là bước đầu giúp họ thực hiện ý tưởng này.
Sinh viên năm tư ngành Khoa học máy tính của Học viện Illinois Soren Spicknall cũng đã tìm ra đam mê và công việc của mình khi tham gia chương trình Dự án liên ngành IPRO của trường.
Soren bắt đầu có ý tưởng về việc áp dụng công nghệ để phát triển công dân và thành phố từ khi gặp Adam Hecktman, Giám đốc công nghệ và đổi mới công dân của Microsoft tại Chicago, trong một lần ông đến lớp thuyết giảng.
Để bắt đầu ý tưởng nghe có vẻ điên rồ của mình, Soren phát động vào một số cộng đồng công nghệ của Chicago, tham gia vào các nhóm liên quan đến công nghệ. Theo Soren, vị trí của trường tại Chicago giúp cậu có thể dễ dàng tìm thấy những người lập trình cùng chí hướng.
Cũng trong những cuộc gặp gỡ, cậu đã tìm hiểu về nhóm công nghệ này của Microsoft tại Chicago. Đây là văn phòng nhỏ có trụ sở tại các thành phố lớn trên khắp Hoa Kỳ với nhiệm vụ sử dụng dữ liệu và công nghệ tiên tiến để giải quyết một số vấn đề trong tiểu bang và địa phương.
"Tôi không muốn trở thành một lập trinh viên trong môi trường toàn những cộng sự như thế, tôi là một phần của nhóm liên ngành".
Soren hi vọng rằng cậu có thể sử dụng những khả năng công nghệ của mình để giải quyết các vấn đề cơ sở hạ tầng tại các thành phố lớn. Cậu hiện đang phân tích cơ sở dữ liệu về mã xây dựng của các tòa nhà tại Chicago trong 10 năm qua. Bằng cách này, những sai sót được lập lại sẽ được đánh dấu và giúp thành phố trở nên an toàn hơn.
Soren cũng cho biết trong tương lai, cậu muốn theo đuổi nhiều điều khác như dự báo thời tiết, mô hình hoá các tương tác chính trị, tạo sự minh bạch hơn trong chính phủ, tạo dữ liệu mở, kết nối công dân và chính phủ chặt chẽ hơn.
Dự án liên ngành IPRO và Học viện Công nghệ Illinois
Những ý tưởng và dự án có phần “điên rồ”, lớn lao được thành lập và thực hiện bởi chính sinh viên của Học viện Công nghệ Illinois (Illinois Institute of Technology) thông qua chương trình Dự án liên ngành IPRO (Interprofessional Projects).
Các dự án không chỉ là lý thuyết và được thực hành thông qua những bài tập mà được hiện thực hóa với sự kết hợp giữa sinh viên các ngành và sự trợ giúp của các giáo sư đầy đặn kinh nghiệm. Nói cách khác, thông qua IPRO, sinh viên sẽ cùng nhau phát triển giải pháp cho một vấn đề thực tế. Dự án sẽ được đưa vào sử dụng thực tế nếu thành công và mang lại cơ hội việc làm và kinh nghiệm cho sinh viên.
Để có được khoản đầu tư và hỗ trợ từ nhà trường và các tổ chức cho dự án, nhóm sinh viên cần phải cùng nhau làm bảng kế hoạch thực hiện dự án dưới sự góp ý của các giáo sư. Để ý tưởng được hiện thực hóa, nhóm sinh viên còn phải thuyết trình và bảo vệ ý tưởng của mình.
Dự án liên ngành IPRO được đưa vào hoạt động và phát triển tại trường Illinois vào năm 1995. Đây cũng là điểm nổi bật trong chương trình đào tạo của trường.
Hình: Sinh viên trình bày các ý tưởng của nhóm đến các giáo sư, đại diện doanh nghiệp
Học viện Công nghệ Illinois là trường đại học tư thục, đào tào chuyên sâu các ngành công nghệ với hơn 8000 sinh viên theo học các chương trình đại học và nghiên cứu sinh sau đại học. Trường cũng được đánh giá cao với số lượng sinh viên quốc tế theo học.
Tại Illinois, ngoài những kiến thức trên lớp, sinh viên còn được thỏa sức sáng tạo, thực hiện các ý tưởng và đam mê của mình thông qua sự hỗ trợ của giảng viên, giáo sư và cơ sở vật chất của trường.
Dane Christianson (sinh viên năm 3) có niềm yêu thích đặc biệt đối với các khối rubik. Dane có thể xoay khối rubik 3x3 trong vòng 27 giây khi học lớp 7 và tự tạo ra khối rubik 3x5 khi học trung học. Tuy nhiên, bản thủ công này lại không sử dụng được. Đến năm thứ hai học tại Illinois, Dane đã có cơ hội tự mình thiết kế và cho ra khối rubik mới với tên gọi “khối X” bằng công nghệ in 3D được hỗ trợ tại trường.
Với khối rubik có hình dạng lạ mắt này, Dane đã kiếm được hơn 50.000 USD/tháng và hợp tác với nhiều hãng sản xuất đồ chơi lớn.
Đăng ký tìm hiểu thêm về Viện công nghệ Illinois và gặp đại diện tuyển sinh của trường tại:
Việc tiếp cận thực tế cũng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng để sinh viên bắt tay vào thực hiện một dự án do chính bản thân đề ra không phải là điều mà bất kì nền giáo dục nào hiện nay đều đáp ứng được.
Giải quyết các vấn đề cá nhân và cộng đồng
Hình: Toàn cảnh Viện công nghệ Illinois
>>> Tham khảo thêm những mẫu phụ kiện nam thời thượng mà ai cũng thích, nhất là những chiếc cà vạt
cùng nơ nam rất phù hợp khi phối Vest cho các bạn trai
Brendan Batliner và Vinesh Kannan (sinh viên năm ba ngành Khoa học máy tính, học viện Công nghệ Illinois) đã trực tiếp trải qua và gặp vấn đề với việc sắp xếp lịch trình phù hợp với các thành viên trong nhóm, tổ chức, thống nhất nội dung học tập cũng như trình bày các vấn đề gặp phải với giáo viên.
Trước sự việc đó, bằng những kiến thức học được, Brendan và Vinesh đã phát triển một ứng dụng với tên Omnipointment để giải quyết các vấn đề.
"Vấn đề chúng tôi nhận thấy được chính là mọi người đều quá bận rộn với cuộc sống cá nhân của họ và không thể tập trung thực hiện công việc nhóm một cách tốt nhất", Brendan cho biết, "đây là một công cụ giúp sắp xếp thời gian biểu của nhóm".
Công cụ sắp xếp thời gian này cho phép các thành viên trong nhóm tạo cuộc hẹn và gợi ý thời gian phù hợp với các thành viên trong nhóm. Đồng thời, ứng dụng cũng giảm thiểu việc sắp xếp trùng lịch và hiển thị thời gian rãnh của các thành viên trong một ngày.
"Làm việc trên một dự án cá nhân và áp dụng những kiến thức được học trên lớp vào dự án sẽ giúp những gì sinh viên học được trở nên hữu dụng và ý nghĩa hơn, giáo sư hướng dẫn Nik Rokop chia sẻ, "Tôi cảm thấy rất hứng thú và tự hào khi thấy sinh viên của mình thành công và góp phần nhỏ trong thành công của họ. Tôi cũng học hỏi được từ sinh viên của mình nhiều điều như chúng đã học được từ tôi".
Không dừng lại ở mức dự án, ứng dụng này đã được mua lại và đưa vào sử dụng rộng rãi bởi một công ty start-up về giáo dục khoa học máy tính của Ấn Độ. Là một phần của dự án, Vinesh cũng đã gia nhập công ty này và trở thành người đứng đầu về phát triển chương trình giảng dạy sau khi tốt nghiệp học viện Công nghệ Illinois.
Tính đến nay, phần mềm này đã được sử dụng rộng rãi tại hơn 95 trường đại học trên khắp Hoa Kỳ.
Hình: Brendan Batliner và Vinesh Kannan
Kannan cho biết: "Chúng tôi cảm thấy rất tự hào khi bộ phận khoa học máy tính của trường lại là khách hàng của chúng tôi. Chúng tôi không chỉ được học và làm việc cùng với các giáo sư, nhận được sự giúp đỡ chuyên môn từ các bạn sinh viên và giáo sư mà còn có được một mối quan hệ kinh doanh ngay tại trường mình".
Kể từ khi được công ty start-up mua lại, Omnipointment đã được nâng cấp, cho phép giáo sư theo dõi các dự án nhóm và giải quyết các vấn đề. Cả hai sinh viên đều cho biết rằng sự hỗ trợ họ nhận được từ trường là bước đầu giúp họ thực hiện ý tưởng này.
Sinh viên năm tư ngành Khoa học máy tính của Học viện Illinois Soren Spicknall cũng đã tìm ra đam mê và công việc của mình khi tham gia chương trình Dự án liên ngành IPRO của trường.
Soren bắt đầu có ý tưởng về việc áp dụng công nghệ để phát triển công dân và thành phố từ khi gặp Adam Hecktman, Giám đốc công nghệ và đổi mới công dân của Microsoft tại Chicago, trong một lần ông đến lớp thuyết giảng.
Để bắt đầu ý tưởng nghe có vẻ điên rồ của mình, Soren phát động vào một số cộng đồng công nghệ của Chicago, tham gia vào các nhóm liên quan đến công nghệ. Theo Soren, vị trí của trường tại Chicago giúp cậu có thể dễ dàng tìm thấy những người lập trình cùng chí hướng.
Cũng trong những cuộc gặp gỡ, cậu đã tìm hiểu về nhóm công nghệ này của Microsoft tại Chicago. Đây là văn phòng nhỏ có trụ sở tại các thành phố lớn trên khắp Hoa Kỳ với nhiệm vụ sử dụng dữ liệu và công nghệ tiên tiến để giải quyết một số vấn đề trong tiểu bang và địa phương.
"Tôi không muốn trở thành một lập trinh viên trong môi trường toàn những cộng sự như thế, tôi là một phần của nhóm liên ngành".
Soren hi vọng rằng cậu có thể sử dụng những khả năng công nghệ của mình để giải quyết các vấn đề cơ sở hạ tầng tại các thành phố lớn. Cậu hiện đang phân tích cơ sở dữ liệu về mã xây dựng của các tòa nhà tại Chicago trong 10 năm qua. Bằng cách này, những sai sót được lập lại sẽ được đánh dấu và giúp thành phố trở nên an toàn hơn.
Soren cũng cho biết trong tương lai, cậu muốn theo đuổi nhiều điều khác như dự báo thời tiết, mô hình hoá các tương tác chính trị, tạo sự minh bạch hơn trong chính phủ, tạo dữ liệu mở, kết nối công dân và chính phủ chặt chẽ hơn.
Dự án liên ngành IPRO và Học viện Công nghệ Illinois
Những ý tưởng và dự án có phần “điên rồ”, lớn lao được thành lập và thực hiện bởi chính sinh viên của Học viện Công nghệ Illinois (Illinois Institute of Technology) thông qua chương trình Dự án liên ngành IPRO (Interprofessional Projects).
Các dự án không chỉ là lý thuyết và được thực hành thông qua những bài tập mà được hiện thực hóa với sự kết hợp giữa sinh viên các ngành và sự trợ giúp của các giáo sư đầy đặn kinh nghiệm. Nói cách khác, thông qua IPRO, sinh viên sẽ cùng nhau phát triển giải pháp cho một vấn đề thực tế. Dự án sẽ được đưa vào sử dụng thực tế nếu thành công và mang lại cơ hội việc làm và kinh nghiệm cho sinh viên.
Để có được khoản đầu tư và hỗ trợ từ nhà trường và các tổ chức cho dự án, nhóm sinh viên cần phải cùng nhau làm bảng kế hoạch thực hiện dự án dưới sự góp ý của các giáo sư. Để ý tưởng được hiện thực hóa, nhóm sinh viên còn phải thuyết trình và bảo vệ ý tưởng của mình.
Dự án liên ngành IPRO được đưa vào hoạt động và phát triển tại trường Illinois vào năm 1995. Đây cũng là điểm nổi bật trong chương trình đào tạo của trường.
Hình: Sinh viên trình bày các ý tưởng của nhóm đến các giáo sư, đại diện doanh nghiệp
Học viện Công nghệ Illinois là trường đại học tư thục, đào tào chuyên sâu các ngành công nghệ với hơn 8000 sinh viên theo học các chương trình đại học và nghiên cứu sinh sau đại học. Trường cũng được đánh giá cao với số lượng sinh viên quốc tế theo học.
Tại Illinois, ngoài những kiến thức trên lớp, sinh viên còn được thỏa sức sáng tạo, thực hiện các ý tưởng và đam mê của mình thông qua sự hỗ trợ của giảng viên, giáo sư và cơ sở vật chất của trường.
Dane Christianson (sinh viên năm 3) có niềm yêu thích đặc biệt đối với các khối rubik. Dane có thể xoay khối rubik 3x3 trong vòng 27 giây khi học lớp 7 và tự tạo ra khối rubik 3x5 khi học trung học. Tuy nhiên, bản thủ công này lại không sử dụng được. Đến năm thứ hai học tại Illinois, Dane đã có cơ hội tự mình thiết kế và cho ra khối rubik mới với tên gọi “khối X” bằng công nghệ in 3D được hỗ trợ tại trường.
Với khối rubik có hình dạng lạ mắt này, Dane đã kiếm được hơn 50.000 USD/tháng và hợp tác với nhiều hãng sản xuất đồ chơi lớn.
Đăng ký tìm hiểu thêm về Viện công nghệ Illinois và gặp đại diện tuyển sinh của trường tại:
- 09h-12h ngày 17/6 tại Lầu 2, 27 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp HCM