Chứng hiếu động quá mức ở trẻ
Chứng hiếu động quá mức ở trẻ. Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ quá hiếu động khó phát triển nhân cách bình thường và rất dễ trở nên hung bạo, nghiện ngập. Do đó, cha mẹ cần có kiến thức để kịp thời phòng tránh và chữa trị cho trẻ.
Nội dung bài viết
Chứng hiếu động quá mức ở trẻ
Hiếu động quá mức ở trẻ là gì?
Hiếu động quá mức ở trẻ là hội chứng mà khi trẻ mắc bệnh sẽ có biểu hiện thái quá về mặt vận động, trẻ thường không tập trung, không ngồi yên một chỗ. Bệnh hiếu động nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ giúp trẻ phát triển tốt. Ngược lại, nếu không được điều trị, trẻ càng lớn càng trở nên hung hăng. Với tính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và không được suôn sẻ trong đời sống xã hội.
Nguyên nhân gây hiếu động quá mức ở trẻ
Tình trạng gia đình thường xuyên có xung đột sẽ tạo cho trẻ những ức chế về tâm lý. Ở những gia đình này, trẻ ít được quan tâm về mặt tinh thần nên chúng luôn muốn được “bung ra”.
Hiếu động quá mức ở trẻ là gì?
Hiếu động quá mức ở trẻ là hội chứng mà khi trẻ mắc bệnh sẽ có biểu hiện thái quá về mặt vận động, trẻ thường không tập trung, không ngồi yên một chỗ. Bệnh hiếu động nếu được phát hiện sớm và can thiệp đúng mức sẽ giúp trẻ phát triển tốt. Ngược lại, nếu không được điều trị, trẻ càng lớn càng trở nên hung hăng. Với tính khí như vậy, trẻ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và không được suôn sẻ trong đời sống xã hội.
Nguyên nhân gây hiếu động quá mức ở trẻ
Tình trạng gia đình thường xuyên có xung đột sẽ tạo cho trẻ những ức chế về tâm lý. Ở những gia đình này, trẻ ít được quan tâm về mặt tinh thần nên chúng luôn muốn được “bung ra”.
Nếu bạn đang tìm mua Phụ kiện nam hiện đại. Hãy đến với aKmen để cập nhật thêm những mẫu Ví da nam đang HOT. Đặc biệt là những kiểu Ví da ngang dành cho các bạn trai thanh lịch kết hợp với quần tây đầy tự tin.
Chứng hiếu động quá mức có thể được điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cho trẻ có thể gây nguy hiểm vì những loại thuốc này thường chứa chất ma túy, dễ gây nghiện. Còn với liệu pháp tâm lý, kết quả sẽ tốt hơn. Có thể tổ chức các nhóm trẻ hiếu động quá mức để các em hiểu nhau, dễ thích nghi ứng xử hơn và làm cho phản ứng của những người xung quanh giảm đi.
Dấu hiệu nhận biết chứng hiếu động quá ở trẻ
Trẻ hấp tấp, vộ vàng, làm trước khi nghĩ
Các bé hoạt động liên tục nhưng theo hứng mà không để thời gian ngưng nghỉ để duy nghĩ xem cách làm và hậu quả của chúng. Vì vậy trẻ dường như chỉ vận động theo bản năng mà không dựa trên mối quan hệ nguyên nhân và kết quả… Nhiều trẻ sẵn sàng đá bóng ngay trong nhà hoặc chạy nhảy ở dưới đường mà không quan sát, đảm bảo các quy tắc an toàn. Đối với trẻ bình thường với tính cách hiếu động thì trẻ vẫn thích vận động nhưng không thái quá và các hành động luôn có mục đích, được tính toán kỹ. Còn đối với trẻ mắc chứng hiếu động thoái quá thì trẻ hành động thường không có mục đích, trạng thái tinh thần luôn bồn chồn và không lúc nào yên, ngưng tay ngưng chân.
Khả năng tập trung
Hãy quan sát trẻ và nếu thấy trẻ hay quên, đang làm việc này lại chuyển sang làm việc khác. Trẻ định làm một việc nào đó nhưng lại quên mất nên chuyển qua làm những điều khác khi quan sát thấy. Ví dụ: trẻ đang định đi xuống sân chơi nhặt bóng nhưng khi có tiếng còi/kèn thổi trẻ lập tức quay lại lấy kèn chơi và quên mất nhiệu vị nhặt bóng. Hoặc nhiều trường hợp trẻ có tập trung vào một việc, món đồ chơi cho bé ưa thích nhưng sự tập trung này lại thiếu mạch lạc, thiếu nhất quán; chỉ tập trung được một lúc rồi quên ngay và lấy đồ chơi khác để sử dụng.
Cách chăm sóc trẻ bị hiếu động quá mức
- Tính nết của trẻ hiếu động sẽ được cải thiện nhiều nếu có sự quan tâm, kiên nhẫn của cha mẹ.
- Không nên đặt biệt hiệu cho con là “đứa con trời đánh”, “nghịch như quỷ sứ”... Cách đặt biệt hiệu này làm trẻ càng xa cách với bạn bè và trở nên tự ti, hung hăng thêm.
- Việc la mắng, đánh đập càng làm phát triển sự hung hăng của trẻ hiếu động; thay vào đó, nên cư xử dịu dàng với trẻ.
- Không nên so sánh con với những trẻ khác cùng tuổi với ý chê trách, thất vọng. Do đã rơi vào tình trạng đặc biệt nên những gì mà trẻ trông chờ là sự thương yêu của cha mẹ. Đối với những trẻ này, tình yêu của cha mẹ chính là sự sống còn.
- Nên nhìn vào mắt con khi nói chuyện. Bắt trẻ nhìn vào mắt bạn khi nó yêu cầu một điều gì. Thực hiện hành động rõ ràng ngay trước mắt trẻ.
- Giúp trẻ tập hình dung được hậu quả trước khi hành động.
- Dùng những lời động viên, khen ngợi để trẻ tự làm một cách hứng thú những công việc nhỏ có ích.
- Luôn giám sát trẻ.