Bí quyết giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh
Bí quyết giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh. Giữ ấm cho trẻ tưởng như là việc đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng cách hay ủ ấm quá mức cho trẻ cũng sẽ gây nên những nguy hiểm khó lường.
Nội dung bài viết
Bí quyết giữ ấm cho trẻ trong mùa lạnh
Không nên ủ ấm quá mức
Ủ ấm quá mức cho trẻ trong lúc ngủ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị...đột tử.
Hầu hết khi ngủ các bé đều có xu hướng đạp chăn ra ngoài và không có ý thức đắp lại. Đêm đến mẹ vẫn phải thức dậy nhiều lần, khi thì để đắp thêm chăn cho con, lúc lại phải sờ gáy, lưng xem có ra mồ hôi không rồi lấy khăn lau khô.
Một số mẹ phòng xa, mặc nhiều quần áo cho con trước khi đi ngủ vì nếu chẳng may con có bị hở chăn, cũng không sợ lạnh, khiến bé không xoay mình được, nóng bức, toát mồ hôi, nếu không lau kịp lại dẫn tới mắc bệnh về đường hô hấp.
Không nên ủ ấm quá mức
Ủ ấm quá mức cho trẻ trong lúc ngủ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị...đột tử.
Hầu hết khi ngủ các bé đều có xu hướng đạp chăn ra ngoài và không có ý thức đắp lại. Đêm đến mẹ vẫn phải thức dậy nhiều lần, khi thì để đắp thêm chăn cho con, lúc lại phải sờ gáy, lưng xem có ra mồ hôi không rồi lấy khăn lau khô.
Một số mẹ phòng xa, mặc nhiều quần áo cho con trước khi đi ngủ vì nếu chẳng may con có bị hở chăn, cũng không sợ lạnh, khiến bé không xoay mình được, nóng bức, toát mồ hôi, nếu không lau kịp lại dẫn tới mắc bệnh về đường hô hấp.
>>> Cùng xem những mẫu Ví nữ da cá sấu và những kiểu dây đeo đồng hồ độc đáo, hoặc nhưng mẫu Ví nam da cá sấu thời thượng từ CyVy
Giữ ấm bụng và chân
Giữ ấm bụng cho bé trong ngày lạnh cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ dạ dày. Bởi nếu bị lạnh bụng, bé rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác. Trong thời tiết lạnh với nhiệt độ thấp, bụng được giữ ấm, dạ dày hoạt động bình thường sẽ giúp bé tăng cường tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn. Khi bé ngủ, bạn vẫn có thể quấn khăn để đề phòng bé đạp chăn sẽ bị hở bụng.
Mẹ nên nhớ đeo cho bé một đôi tất. Đây là cách tốt để giữ ấm cho những ngón chân của bé khi trời lạnh. Đừng đắp quá nhiều chăn dày, nặng cho bé vì nóng quá sẽ làm bé tăng thoát nhiệt ở đầu, dẫn tới dễ bị đột tử khi ngủ.
Dùng túi ngủ
Nếu cha mẹ lo lắng con sẽ đạp chăn trong lúc ngủ thì nên chọn cho con một chiếc túi ngủ. Túi ngủ vừa giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, vừa giúp bé không đạp chăn ra ngoài. Tuy nhiên để chọn cho bé chiếc túi ngủ tốt thì không phải mẹ nào cũng biết cách.
Chọn túi ngủ cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh có sự khác biệt với túi ngủ cho người lớn ở chỗ, trẻ nhỏ dễ tụt xuống dưới và ngạt thở mà không biết tự ngoi lên. Do vậy cần lựa chọn loại túi ngủ cho bé được thiết kế có 3 lỗ với 1 ở phía trên đầu và lỗ ở hai chân hoặc hai tay.
Nhưng với bất kỳ chiếc tủi ngủ nào bạn cần để ý đến độ dày và sự vừa vặn của túi. Túi không nên rộng quá hay hẹp quá vì hẹp quá khiến bé khó chịu, bí bách, túi rộng quá thì bé dễ lọt sâu vào trong túi không an toàn. Nên chọn túi không có những lợi lông nhỏ tránh trường hợp bé có thể hít phải gây ho và ảnh hưởng sức khỏe của bé.
Luôn giữ nhiệt độ trong nhà ấm áp.
Tránh những nơi có gió lùa trực tiếp. Không đặt bé gần một cửa số đang mở, cửa chính đang mở hoặc những khe cửa nhiều gió. Ngay cả quạt trần với người lớn là mát mẻ nhưng với bé là đủ tạo lên gió lạnh. Mặc cho bé một vài lớp áo để dễ dàng cởi bỏ những lớp áo bên ngoài khi không cần thiết.
Đội mũ cho bé để giữ cho đầu của bé ấm áp trong thời tiết lạnh. Không để tóc bé bị ướt khi đội mũ. Tuy nhiên, không nên ủ ấm bé quá mức. Bé cần được giữ ấm nhưng không phải quá nóng. Nên loại bỏ bớt quần áo cho bé khi nhiệt độ tăng lên.
Giữ ấm con bằng thực phẩm
Dinh dưỡng với bé rất quan trọng dù ở bất kỳ thời điểm nào nhưng vào mùa đông, cơ thể bé càng cần nhiều vitamin hơn. Do đó, cần chọn những loại hoa quả có chứa hàm lượng lớn vitamin C như táo, cam, quýt, bưởi những loại hoa quả này sẽ giúp bé tránh cảm cúm, cảm lạnh.
Ngoài ra trong những bữa ăn của con, cần chọn rau xanh như cải xanh, cải chip cùng với những loại thịt trắng như thịt gà, cá vì trong loại thịt này có chứa nhiều chất giúp cải thiện hệ miễn dịch và hoạt chất có tính kháng các loại virus cho bé.
Thêm vào đó, nhiều cha mẹ chỉ chú ý đến chế độ nước uống cho bé vào mùa hè mà quên rằng, mùa đông bé cũng rất cần uống đủ nước, cần cho bé uống đủ nước để cơ thể dễ chịu và khỏe mạnh hơn.
Không sử dụng điều hòa, máy sưởi với tần suất cao
Nhiều mẹ có thói quen thấy trời trở lạnh là đóng kín cửa phòng hoặc cửa nhà. Và nghĩ rằng càng kín càng tốt để giữ ấm. Tuy nhiên, nếu mẹ đóng kín sẽ khiến trong phòng không có sự thông thoáng ngột ngạt, thiếu oxy. Sẽ khiến cơ thể cả gia đình mệt mỏi. Làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi. Do đó, các mẹ cần phải đảm bảo nhiệt độ trong phòng luôn ấm áp, thông thoáng và tránh gió lùa.
Nhiều gia đình có điều kiện sử dụng các loại thiết bị sưởi ấm như điều hòa, máy sưởi. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá lạm dụng vào các thiết bị này. Chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Bởi nếu dùng quá nhiều sẽ khiến cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da. Nhất là máy sưởi sẽ khiến khô mũi dẫn đến ảnh hưởng hệ hô hấp. Gây ra khó thở ở trẻ em.
Không tắm, rửa chân cho trẻ bằng nước quá nóng
Vì trời lạnh nên bố mẹ ngại cho trẻ tắm, hoặc nếu tắm cũng dùng nước rất nóng. Da trẻ nhạy cảm hơn người lớn, nếu bố mẹ thấy nước đủ ấm tức là nước đó bị nóng với trẻ. Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33 – 36 độ C. Nên dùng cổ tay hoặc khuỷu tay để thử độ ấm của nước. Nếu không, hãy chuẩn bị một nhiệt kế để có thể pha nước tắm thích hợp cho trẻ.
Khi cho trẻ tắm mẹ cũng lưu ý để phòng kín gió. Chuẩn bị thêm quạt sưởi, máy sưởi nếu cần thiết. Chỉ nên cho trẻ tắm trong 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Hãy để ý đến điều này khi chăm sóc trẻ vào mùa đông.
Bên cạnh đó, việc thường xuyên rửa chân cho con bằng nước quá nóng cũng không tốt. Dùng nước nóng để rửa hoặc ngâm chân cho bé sẽ khiến dây chằng ở bàn chân bị giãn ra. Từ đó chân bé sẽ trở nên “bẹt”, lòng bàn chân không có hình vòm như bình thường. Nhớ tắm trẻ và chăm sóc trẻ đúng cách.