Bệnh thủy đậu nguy hiểm hơn chúng ta tưởng
Bệnh thủy đậu nguy hiểm hơn chúng ta tưởng. Chuyển mùa là thời điểm bệnh thủy đậu có nguy cơ bùng phát và lây lan cao nhất, đặc biệt ở đối tượng trẻ em. Do đó, các bậc phụ huynh cần có những hiểu biết để phòng tránh cũng như phát hiện để kịp thời bảo vệ cho bé và chính bản thân.
Nội dung bài viết
Bệnh thủy đậu nguy hiểm hơn chúng ta tưởng
Bùng phát dịch bệnh thủy đậu ở trẻ em lúc giao mùa
Với thời tiết chuyển mùa như hiện nay, nhiều chuyên gia dịch tễ cảnh báo dịch bệnh thủy đậu đang vào giai đoạn cao điểm nhất là tại miền Bắc.
Thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, năm 2017, đỉnh điểm dịch thủy đậu rơi vào tháng 3 với 8.000 ca mắc bệnh, các tháng còn lại thường dưới 3.000 ca. Con số này hiện đang có nguy cơ gia tăng mạnh trong thời gian gần đây. Thống kê của Viện Pasteur TP.HCM cho thấy 90% bệnh nhân nhiễm thủy đậu là trẻ trong độ tuổi 2-7 tuổi.Thủy đậu vốn là một bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ Đỗ Duy Cường - trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai cho biết, những ngày vừa qua, bệnh viện đã tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu, hầu hết đều là trẻ em.
Theo thống kê của Thông tấn xã Việt Nam, số ca nhập viện do thủy đậu tại bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM đang ngày một gia tăng. Chỉ riêng ngày 6/3, khoa Nhiễm – Thần kinh của bệnh viện đang điều trị cho 7 trẻ, trong đó có 3 trẻ chưa đến một tháng tuổi.
Trước đó, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Lý Nhân, Hà Nam cho biết, trên địa bàn đã ghi nhận ổ dịch thủy đậu tại Trường tiểu học xã Đức Lý với 25 trường hợp mắc bệnh.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh thủy đậu bắt đầu từ tháng 2 và kéo dài đến tháng 3, 5. Sang tháng 6, số ca mắc bệnh ít lại.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Nhiễm trùng
Biến chứng thường gặp nhất là bị nhiễm trùng tại các nốt đậu. Những người bị biến chứng này nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng nên cho dù được chữa khỏi vẫn có thể để lại nốt sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu. Ngoài ra, người mắc bệnh thủy đậu còn có thể bị biến chứng viêm phổi, viêm não...
Viêm phổi
Biến chứng viêm phổi hay gặp ở người lớn hơn là trẻ em và thường xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh. Viêm phổi có thể diễn tiến nhẹ, hồi phục nhưng cũng có thể diễn tiến nặng dẫn tới suy hô hấp, phù phổi... và nguy hiểm tính mạng.
Viêm não
Riêng trường hợp bị viêm não, tỉ lệ tử vong chiếm 5-20%, ngay cả khi được cứu sống vẫn có thể để lại di chứng nặng nề hoặc phải sống đời thực vật trong suốt tháng ngày còn lại.
Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa dịch bệnh?
Điều trị
Khi bị bệnh cần cách ly và sử dụng các vật dụng cá nhân riêng để tránh lây lan cho người khác. Nên vệ sinh mũi họng hàng ngày cho con bằng nước muối sinh lý, người bệnh tuyệt đối không được gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu. Nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người cho sạch. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Và cần lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ và nhiễm trùng. Sau khi lau, nên sử dụng khăn mềm để thấm khô người. Dùng dung dịch xanh Methylene để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ. Khi thấy người bệnh có các biểu hiện bất thường như sốt cao liên tục, mệt lả, lơ mơ, co giật... cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Phòng bệnh
Thủy đậu hiện chưa có thuốc đặc trị, do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm vắc xin ngừa thủy đậu là cách phòng bệnh hiệu quả.
“Đối với thủy đậu, tiêm vắc xin là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Hơn 90% người đã tiêm phòng sẽ tránh hoàn toàn được căn bệnh này. Khoảng 5-10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt), thường không gặp biến chứng”, PGS Cao Hữu Nghĩa (Viện Pasteur TP.HCM) cho biết.
Trẻ từ 1-12 tuổi cần được tiêm một liều vắc xin để ngừa thủy đậu. Từ 13 tuổi trở lên, mỗi người cần được tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 6 tuần để hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng. Riêng phụ nữ trong thời kỳ mang thai không được tiêm vắc xin này.
Bùng phát dịch bệnh thủy đậu ở trẻ em lúc giao mùa
Với thời tiết chuyển mùa như hiện nay, nhiều chuyên gia dịch tễ cảnh báo dịch bệnh thủy đậu đang vào giai đoạn cao điểm nhất là tại miền Bắc.
Thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, năm 2017, đỉnh điểm dịch thủy đậu rơi vào tháng 3 với 8.000 ca mắc bệnh, các tháng còn lại thường dưới 3.000 ca. Con số này hiện đang có nguy cơ gia tăng mạnh trong thời gian gần đây. Thống kê của Viện Pasteur TP.HCM cho thấy 90% bệnh nhân nhiễm thủy đậu là trẻ trong độ tuổi 2-7 tuổi.Thủy đậu vốn là một bệnh lành tính nhưng nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ Đỗ Duy Cường - trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai cho biết, những ngày vừa qua, bệnh viện đã tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu, hầu hết đều là trẻ em.
Theo thống kê của Thông tấn xã Việt Nam, số ca nhập viện do thủy đậu tại bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM đang ngày một gia tăng. Chỉ riêng ngày 6/3, khoa Nhiễm – Thần kinh của bệnh viện đang điều trị cho 7 trẻ, trong đó có 3 trẻ chưa đến một tháng tuổi.
Trước đó, thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Lý Nhân, Hà Nam cho biết, trên địa bàn đã ghi nhận ổ dịch thủy đậu tại Trường tiểu học xã Đức Lý với 25 trường hợp mắc bệnh.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh thủy đậu bắt đầu từ tháng 2 và kéo dài đến tháng 3, 5. Sang tháng 6, số ca mắc bệnh ít lại.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Nhiễm trùng
Biến chứng thường gặp nhất là bị nhiễm trùng tại các nốt đậu. Những người bị biến chứng này nếu không chữa trị kịp thời, tổn thương sẽ ăn sâu, lan rộng nên cho dù được chữa khỏi vẫn có thể để lại nốt sẹo rỗ gây mất thẩm mỹ, nặng hơn còn dẫn đến viêm mô tế bào, nhiễm trùng máu. Ngoài ra, người mắc bệnh thủy đậu còn có thể bị biến chứng viêm phổi, viêm não...
Viêm phổi
Biến chứng viêm phổi hay gặp ở người lớn hơn là trẻ em và thường xuất hiện vào ngày thứ 3-5 của bệnh. Viêm phổi có thể diễn tiến nhẹ, hồi phục nhưng cũng có thể diễn tiến nặng dẫn tới suy hô hấp, phù phổi... và nguy hiểm tính mạng.
Viêm não
Riêng trường hợp bị viêm não, tỉ lệ tử vong chiếm 5-20%, ngay cả khi được cứu sống vẫn có thể để lại di chứng nặng nề hoặc phải sống đời thực vật trong suốt tháng ngày còn lại.
Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa dịch bệnh?
Điều trị
Khi bị bệnh cần cách ly và sử dụng các vật dụng cá nhân riêng để tránh lây lan cho người khác. Nên vệ sinh mũi họng hàng ngày cho con bằng nước muối sinh lý, người bệnh tuyệt đối không được gãi hay làm vỡ các nốt thủy đậu. Nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau người cho sạch. Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Và cần lưu ý khi lau rửa phải nhẹ nhàng, tránh tác động mạnh đến các nốt thủy đậu gây vỡ và nhiễm trùng. Sau khi lau, nên sử dụng khăn mềm để thấm khô người. Dùng dung dịch xanh Methylene để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ. Khi thấy người bệnh có các biểu hiện bất thường như sốt cao liên tục, mệt lả, lơ mơ, co giật... cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Phòng bệnh
Thủy đậu hiện chưa có thuốc đặc trị, do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm vắc xin ngừa thủy đậu là cách phòng bệnh hiệu quả.
“Đối với thủy đậu, tiêm vắc xin là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Hơn 90% người đã tiêm phòng sẽ tránh hoàn toàn được căn bệnh này. Khoảng 5-10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu (dưới 50 nốt), thường không gặp biến chứng”, PGS Cao Hữu Nghĩa (Viện Pasteur TP.HCM) cho biết.
Trẻ từ 1-12 tuổi cần được tiêm một liều vắc xin để ngừa thủy đậu. Từ 13 tuổi trở lên, mỗi người cần được tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 6 tuần để hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng. Riêng phụ nữ trong thời kỳ mang thai không được tiêm vắc xin này.