Bệnh Hô hấp ở trẻ gia tăng khi giao mùa hè - thu
Bệnh Hô hấp ở trẻ gia tăng khi giao mùa hè - thu . Thời tiết miền Bắc chuyển hè sang thu, thỉnh thoảng có cơn mưa rào bất chợt nên lúc nóng lúc lạnh, do đó trẻ nhỏ rất dễ nhiễm các bệnh hô hấp vì hệ miễn dịch còn non yếu.
Nội dung bài viết
Bệnh Hô hấp ở trẻ gia tăng khi giao mùa hè - thu
Nhóm bệnh lý hô hấp chính là “cửa ngõ thông thương” giữa cơ thể và môi trường. Vào thời điểm giao mùa hè sang thu, nhiệt độ giảm xuống, không khí khô hơn, từ đó gây ra khô niêm mạc của các hốc tự nhiên (miệng, mũi). Không khí khô làm lớp dịch nhày dễ đông vón, hạn chế tác dụng bảo vệ niêm mạc. Các bé dễ bị chảy máu cam, viêm mũi cấp và mãn tính.
Nhiều trẻ biến chứng nặng do các bệnh lý hô hấp
Nhóm bệnh lý hô hấp chính là “cửa ngõ thông thương” giữa cơ thể và môi trường. Vào thời điểm giao mùa hè sang thu, nhiệt độ giảm xuống, không khí khô hơn, từ đó gây ra khô niêm mạc của các hốc tự nhiên (miệng, mũi). Không khí khô làm lớp dịch nhày dễ đông vón, hạn chế tác dụng bảo vệ niêm mạc. Các bé dễ bị chảy máu cam, viêm mũi cấp và mãn tính.
Nhiều trẻ biến chứng nặng do các bệnh lý hô hấp
>>> Xem thêm:
Những địa điểm xưởng may quần jean nam giá rẻ uy tín, xưởng sỉ quần jean cao cấp chuyên xưởng may quần jean nữ giá rẻ phù hợp cho những ai đang có ý định mở shop thời trang.
Giao mùa là thời điểm virus hợp bào hô hấp (RSV) và các virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh. Tại Hà Nội, số bệnh nhân đến khám và nhập viện điều trị bệnh hô hấp có dấu hiệu tăng nhanh, đặc biệt là trẻ em. Mỗi ngày, Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) tiếp nhận khoảng hơn 100 trẻ mắc các bệnh hô hấp. Hiện tại, con số ấy chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Trong khi đó, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày, các bác sàng lọc 80-120 bệnh nhân làm test RSV, 30-40% trong số đó nhiễm virus này. Bệnh nhân phải nhập viện chủ yếu là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Đặc biệt, trong gần 200 trẻ đang điều trị tại khoa thì có đến 60 ca mắc viêm phổi do nhiễm virus RSV.
Ở Thành phố Hồ Chí Minh, những ngày qua, Bệnh viện Nhi Đồng 2 liên tục quá tải vì số lượng bệnh nhi mắc viêm phổi phải thở máy không ngừng gia tăng. Mặc dù phòng cấp cứu chỉ có 20 giường bệnh, nhưng có những ngày có tới 30 trẻ phải cấp cứu, thở máy.
Đặc biệt, số trẻ phải thở máy đa phần là bệnh nhi dưới 12 tháng tuổi. Tại đây, đang có khoảng 300 trẻ điều trị các bệnh hô hấp, trong đó có khoảng 30% là trẻ em dưới 12 tháng tuổi. Dù có không gian thoáng, phòng bệnh rộng rãi hơn nhưng khoa Hô hấp 1 cũng phải kê thêm giường bệnh ra hành lang cho bệnh nhi nằm. Trong khi khoa Hô hấp 2 chỉ có 90 giường bệnh nhưng có ngày phải tiếp nhận đến 100 hoặc 130 bệnh nhi, nhiều bé phải nằm ghép.
Một số bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em khi giao mùa:
Viêm đường hô hấp trên (có cấp tính và mạn tính)
Đây là bệnh nhẹ nhưng trẻ rất hay gặp và khó chịu vì ảnh hưởng tới sinh hoạt. Bệnh cấp tính gây sốt cao hoặc vừa ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, thay đổi giọng, mất giọng, niêm mạc họng đỏ (trẻ em nôn nhiều, quấy khóc). Nếu không kịp thời chữa trị dứt điểm sẽ diễn tiến thành viêm phế quản, viêm phổi và rất dễ chuyển thành mạn tính.
Viêm đường hô hấp dưới
Bao gồm viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi và hay bị nặng. Mùa này 3 loại virus cúm A, B, C gây bệnh viêm đường hô hấp cấp bùng phát mạnh.
Riêng dạng cúm B, nếu bé mắc phải, ngoài những triệu chứng điển hình kể trên còn có hiện tượng giống viêm ruột thừa, nhiễm trùng. Virus Rhinovirus và Coronavirus làm nặng thêm các bệnh có sẵn như viêm phế quản mạn tính, hen. Trong trường hợp biến chứng, bệnh có thể gây viêm xoang cấp, viêm tai giữa ở bé.
Không nên coi thường cảm cúm vì bệnh có thể kéo dài hoặc nghiêm trọng, thậm chí một số bệnh cúm còn gây tử vong. Khi có các dấu hiệu trên hãy đi khám sớm (đặc biệt là khi kèm theo sốt cao), kẻo dễ bị biến chứng.
Viêm phế quản
Đây là bệnh rất nhạy cảm, khó thích ứng với biến đổi thất thường của khí hậu (trẻ em càng dễ mắc). Bệnh gây khó thở, khò khè, ho nhiều, có đờm. Nên sớm tới bác sĩ để được dùng thuốc thích hợp vì bệnh khó khỏi hẳn, hạn chế tái phát. Trẻ em sáng sớm và ban đêm cần giữ ấm, mặc đồ không quá dày kẻo mồ hôi ra nhiều cũng dẫn đến nhiễm lạnh.
Các chứng bệnh viêm phổi, viêm tắc thanh quản và khí quản
Bệnh lý này thường gây ho nhiều và dữ dội về ban đêm, thờ khò khè), đau họng (gây sưng họng, ớn lạnh, sốt, đau đầu, buồn nôn và thậm chí bị nôn), viêm tai (gây sốt cao, đau tai, đau đầu, sưng cổ)…Các triệu chứng này biểu hiện bệnh đã nặng, cần đi khám chữa ngay, không nên tự chữa ở nhà, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Biện pháp phòng tránh các bệnh hô hấp cho trẻ
- Giữ ấm cho trẻ khi về đêm và gần sáng, cởi bớt đồ khi trưa nắng nóng, chống ô nhiễm, tránh khói thuốc lá, bụi xe bằng khẩu trang là vô cùng quan trọng.
- Cho trẻ ăn phong phú, uống đủ nước, ăn nhiều trái cây, rau củ để tăng cường sức đề kháng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý khi bị cảm cúm.
- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, thoáng để không khí lưu thông. Với những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần giặt giũ thường xuyên, phơi phóng khô ráo. Trong phòng ngủ của trẻ cần vệ sinh sạch sẽ, không nên dùng tấm trải sàn. Ngoài ra cũng cần chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình (khiến trẻ hít phải bụi, mốc từ sách mà bị viêm mũi dị ứng, lên cơn hen). Đã có rất nhiều trường hợp lên cơn hen cấp tính phải nhập viện sau khi cho trẻ chơi, đọc những quyển sách đó.
- Các bệnh về đường hô hấp cũng rất dễ lây qua tiếp xúc, vì thế cần thường xuyên nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và chơi đùa, nghịch bẩn, sau khi xì mũi...
- Cũng cần có ý thức phòng tránh hiện tượng nhiễm chéo bệnh ngay trong cùng một gia đình. Vì hầu hết các bệnh lý này đều lây qua đường hô hấp, nên khi trong gia đình có người bị hắt hơi, xổ mũi cần có ý thức phòng tránh bằng cách che chắn khi ho, hắt hơi, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang... để không lây bệnh sang các thành viên khác.