Apple trong những năm qua và những điều người dùng không thích
Apple trong những năm qua và những điều người dùng không thích. Dù luôn tự hào là công ty "vì người dùng," Apple có những hành vi cho thấy thật ra họ làm mọi thứ vì lợi nhuận.
Nội dung bài viết
Apple trong những năm qua và những điều người dùng không thích. Là công ty giàu nhất thế giới với hơn 243 tỉ USD tiền mặt và giá trị thị trường 1.000 tỉ USD, Apple không thiếu đối thủ lẫn những người dùng bất mãn về những chính sách của họ. Dù Apple vẫn tung ra những sản phẩm tuyệt vời, rất khó để bỏ qua những điều mà người dùng chê bai ở công ty nghìn tỉ này, bởi họ hoàn toàn có lý.
Những sợi cáp dỏm
Những MacBook vài ngàn USD lại được đi kèm những sợi cáp Lightning chất lượng kém. Nếu bạn sử dụng chúng đủ lâu, rất nhiều sợi cáp sẽ bộc lộ điểm yếu của chúng: đứt gãy, tuột vỏ và không còn có thể dùng được. Người dùng phải tự tìm cách khắc phục vấn đề, từ quấn một lò xo bút bi quanh đầu cáp hay dán lại bằng băng keo dán điện, nhưng vấn đề vẫn hiện hữu: chúng có chất lượng quá kém.
Trước vấn nạn này, Apple đã phải buộc phải đưa ra chương trình thay thế sạc MacBook hồi năm 2011 sau khi bị khách hàng kiện trong một vụ kiện tập thể. Tuy nhiên, chương trình này đã hết hạn và nếu chẳng may gặp vấn đề tương tự với sợi cáp sạc của mình, bạn chỉ có thể “cắn răng, bấm bụng” chi tiền mua cáp mới.
Gian nan ngừng dịch vụ
Muốn được tham gia vào hệ sinh thái Apple, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho thiết bị, chưa kể các khoản chi hàng tháng cho các dịch vụ của hãng, chẳng hạn Apple Music. Nhưng vào là một chuyện, ra lại là chuyện khác. Dù dịch vụ này có cho phép dùng thử miễn phí, người dùng sẽ phải rất gian nan tìm cách trở về của mình nếu không muốn bị thu tiền sau khi thời gian dùng thử kết thúc.
Lý do là Apple chẳng hề thiết kế một mục “quản lý subscribtion” nào trong Apple Music. Để có thể ngừng dịch vụ Apple Music trả phí, bạn sẽ phải chạm vào thứ mà ai cũng tưởng là biểu tượng đại diện cho mình, sau đó là “View Apple ID,” xác nhận bằng Face ID hoặc dấu vân tay rồi mới tìm thấy lựa chọn ngưng trả phí. Thiết kế kém cỏi này là bởi các kỹ sư Apple bất tài, hay do Apple cố ý khiến bạn không tìm thấy đường ra?
Cái bẫy bàn phím
Từng được gọi là “một trong những pha vấp ngã lớn nhất trong lịch sử Apple,” thiết kế cơ chế kích hoạt bàn phím trên MacBook mà Apple đưa ra hồi năm 2016 khiến người dùng vô cùng khó chịu. Nó có thể bị phá hỏng chỉ bằng vài hạt bụi, và tiến trình sửa chữa cực kỳ phức tạp buộc người dùng phải đem nó tới cửa hàng Apple. Dĩ nhiên việc sửa máy không hề miễn phí, ngay cả khi bạn có bảo hành.
Thiết kế phím cũ (trái) và thiết kế butterfly mới của Apple (phải).
Chịu hết nổi, người dùng lại phải vác đơn kiện Apple, chưa kể vô vàn lời chỉ trích. Phải đến lúc này, Apple mới chịu sửa miễn phí cho những người dùng bị “hành” vì lỗi của hãng.
“Cắt cơm” những đồng đội cũ
Apple có được danh tiếng của mình một phần nhờ vào nhiều trang blog không ngừng viết bài về sản phẩm và dịch vụ của hãng, tạo ra sự mong đợi từ phía người tiêu dùng. Để trả công, Apple có một chương trình trả phí nhỏ: blog sẽ nhận được 7% số tiền mà độc giả tiêu dùng thông qua link quảng cáo được đặt trên blog đó.
Sau vài năm, Apple quyết định “trả ơn” các blog này bằng cách dẹp luôn phần trả phí đó vào tháng 10 tới. Lý do rất đơn giản: họ không muốn cạnh tranh với chính mình. Apple đang bán quảng cáo ngay trong App Store, và quảng cáo trên các trang blog ảnh hưởng đến doanh thu của Apple. Điều này dẫn đến việc một trong các đối tác đó – TouchArcade – chua chát nói rằng “tôi thực sự không ngờ Apple sẽ là kẻ giết TouchArcade.”
Pin iPhone 6
Vụ việc này hẳn là một trong những tai tiếng lớn nhất mà Apple phải gánh chịu trong thời gian qua. Nó ồn ào đến mức không cần phải dùng hàng táo, bạn cũng biết được điều gì tạo ra vụ việc này.
Cụ thể, hàng loạt người dùng nhận thấy rằng sau khoảng một năm sử dụng, chiếc iPhone của mình có sự sụt giảm tốc độ đáng kể. Những người dùng rành công nghệ thử nghiệm và nhận ra rằng lý do là viên pin của iPhone xuống cấp quá nhanh, khiến iOS phải kéo chậm hiệu năng của CPU nhằm tránh máy hư hỏng. Trong khi đó, một số người nghi ngờ đây là "độc chiêu" được Apple dùng để kích thích khách hàng vứt bỏ iPhone cũ để mua máy mới mạnh hơn.
Chỉ đến lúc Apple buộc phải thừa nhận mình giảm hiệu năng của điện thoại bởi pin xuống cấp sau khoảng 1 năm sử dụng, và chỉ chịu đền bù thiệt hại bằng cách hỗ trợ một phần chi phí thay pin cho khách hàng sau hàng loạt vụ kiện tụng diễn ra ở khắp nơi.
Dongle lủng củng
Ngày xửa ngày xưa, Apple có câu khẩu hiệu “It just works” (nó hoạt động) còn bây giờ, họ đã đổi thành “Think Different” (hãy suy nghĩ khác). Có lẽ chính vì câu khẩu hiệu mới này mà người dùng sản phẩm Apple đang ngày càng phải khuân theo nhiều thứ hơn, và biến Dongle thành biểu tượng của một fan nhà táo.
iFan là phải thế này.\
Ảnh cắt từ clip quảng cáo của Apple cho thấy chiếc Mac mảnh mai phải đi kèm một núi dây nhợ và dongle.
Một dongle chuyển Thunderbolt 2 thành Thunderbolt 3 có giá tầm 50 USD, một cái giá không rẻ mà người dùng phải bỏ ra bên cạnh một sản phẩm vốn đã rất đắt tiền. Apple cũng áp dụng chiêu này với điện thoại bằng cách loại bỏ jack cắm tai nghe, và sản xuất tai nghe không dây Airpod giá gần 4 triệu đồng tại Việt Nam.
Thiết kế của 'iPhone X Plus' bị chính Apple tiết lộ trong bản beta iOS 12
>>> Chọn mua Balo nam hàng hiệu kiểu dáng Hàn Quốc, chất lượng cao cấp của thương hiệu thời trang nam 4MEN(R), các dòng hàng giày nam luôn được cập nhật liên tục hàng tháng:
- Mắt kính nam hàng hiệu
Những sợi cáp dỏm
Những MacBook vài ngàn USD lại được đi kèm những sợi cáp Lightning chất lượng kém. Nếu bạn sử dụng chúng đủ lâu, rất nhiều sợi cáp sẽ bộc lộ điểm yếu của chúng: đứt gãy, tuột vỏ và không còn có thể dùng được. Người dùng phải tự tìm cách khắc phục vấn đề, từ quấn một lò xo bút bi quanh đầu cáp hay dán lại bằng băng keo dán điện, nhưng vấn đề vẫn hiện hữu: chúng có chất lượng quá kém.
Trước vấn nạn này, Apple đã phải buộc phải đưa ra chương trình thay thế sạc MacBook hồi năm 2011 sau khi bị khách hàng kiện trong một vụ kiện tập thể. Tuy nhiên, chương trình này đã hết hạn và nếu chẳng may gặp vấn đề tương tự với sợi cáp sạc của mình, bạn chỉ có thể “cắn răng, bấm bụng” chi tiền mua cáp mới.
Gian nan ngừng dịch vụ
Muốn được tham gia vào hệ sinh thái Apple, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho thiết bị, chưa kể các khoản chi hàng tháng cho các dịch vụ của hãng, chẳng hạn Apple Music. Nhưng vào là một chuyện, ra lại là chuyện khác. Dù dịch vụ này có cho phép dùng thử miễn phí, người dùng sẽ phải rất gian nan tìm cách trở về của mình nếu không muốn bị thu tiền sau khi thời gian dùng thử kết thúc.
Lý do là Apple chẳng hề thiết kế một mục “quản lý subscribtion” nào trong Apple Music. Để có thể ngừng dịch vụ Apple Music trả phí, bạn sẽ phải chạm vào thứ mà ai cũng tưởng là biểu tượng đại diện cho mình, sau đó là “View Apple ID,” xác nhận bằng Face ID hoặc dấu vân tay rồi mới tìm thấy lựa chọn ngưng trả phí. Thiết kế kém cỏi này là bởi các kỹ sư Apple bất tài, hay do Apple cố ý khiến bạn không tìm thấy đường ra?
Cái bẫy bàn phím
Từng được gọi là “một trong những pha vấp ngã lớn nhất trong lịch sử Apple,” thiết kế cơ chế kích hoạt bàn phím trên MacBook mà Apple đưa ra hồi năm 2016 khiến người dùng vô cùng khó chịu. Nó có thể bị phá hỏng chỉ bằng vài hạt bụi, và tiến trình sửa chữa cực kỳ phức tạp buộc người dùng phải đem nó tới cửa hàng Apple. Dĩ nhiên việc sửa máy không hề miễn phí, ngay cả khi bạn có bảo hành.
Thiết kế phím cũ (trái) và thiết kế butterfly mới của Apple (phải).
Chịu hết nổi, người dùng lại phải vác đơn kiện Apple, chưa kể vô vàn lời chỉ trích. Phải đến lúc này, Apple mới chịu sửa miễn phí cho những người dùng bị “hành” vì lỗi của hãng.
“Cắt cơm” những đồng đội cũ
Apple có được danh tiếng của mình một phần nhờ vào nhiều trang blog không ngừng viết bài về sản phẩm và dịch vụ của hãng, tạo ra sự mong đợi từ phía người tiêu dùng. Để trả công, Apple có một chương trình trả phí nhỏ: blog sẽ nhận được 7% số tiền mà độc giả tiêu dùng thông qua link quảng cáo được đặt trên blog đó.
Sau vài năm, Apple quyết định “trả ơn” các blog này bằng cách dẹp luôn phần trả phí đó vào tháng 10 tới. Lý do rất đơn giản: họ không muốn cạnh tranh với chính mình. Apple đang bán quảng cáo ngay trong App Store, và quảng cáo trên các trang blog ảnh hưởng đến doanh thu của Apple. Điều này dẫn đến việc một trong các đối tác đó – TouchArcade – chua chát nói rằng “tôi thực sự không ngờ Apple sẽ là kẻ giết TouchArcade.”
Pin iPhone 6
Vụ việc này hẳn là một trong những tai tiếng lớn nhất mà Apple phải gánh chịu trong thời gian qua. Nó ồn ào đến mức không cần phải dùng hàng táo, bạn cũng biết được điều gì tạo ra vụ việc này.
Cụ thể, hàng loạt người dùng nhận thấy rằng sau khoảng một năm sử dụng, chiếc iPhone của mình có sự sụt giảm tốc độ đáng kể. Những người dùng rành công nghệ thử nghiệm và nhận ra rằng lý do là viên pin của iPhone xuống cấp quá nhanh, khiến iOS phải kéo chậm hiệu năng của CPU nhằm tránh máy hư hỏng. Trong khi đó, một số người nghi ngờ đây là "độc chiêu" được Apple dùng để kích thích khách hàng vứt bỏ iPhone cũ để mua máy mới mạnh hơn.
Chỉ đến lúc Apple buộc phải thừa nhận mình giảm hiệu năng của điện thoại bởi pin xuống cấp sau khoảng 1 năm sử dụng, và chỉ chịu đền bù thiệt hại bằng cách hỗ trợ một phần chi phí thay pin cho khách hàng sau hàng loạt vụ kiện tụng diễn ra ở khắp nơi.
Dongle lủng củng
Ngày xửa ngày xưa, Apple có câu khẩu hiệu “It just works” (nó hoạt động) còn bây giờ, họ đã đổi thành “Think Different” (hãy suy nghĩ khác). Có lẽ chính vì câu khẩu hiệu mới này mà người dùng sản phẩm Apple đang ngày càng phải khuân theo nhiều thứ hơn, và biến Dongle thành biểu tượng của một fan nhà táo.
iFan là phải thế này.\
Ảnh cắt từ clip quảng cáo của Apple cho thấy chiếc Mac mảnh mai phải đi kèm một núi dây nhợ và dongle.
Một dongle chuyển Thunderbolt 2 thành Thunderbolt 3 có giá tầm 50 USD, một cái giá không rẻ mà người dùng phải bỏ ra bên cạnh một sản phẩm vốn đã rất đắt tiền. Apple cũng áp dụng chiêu này với điện thoại bằng cách loại bỏ jack cắm tai nghe, và sản xuất tai nghe không dây Airpod giá gần 4 triệu đồng tại Việt Nam.
Thiết kế của 'iPhone X Plus' bị chính Apple tiết lộ trong bản beta iOS 12
>>> Chọn mua Balo nam hàng hiệu kiểu dáng Hàn Quốc, chất lượng cao cấp của thương hiệu thời trang nam 4MEN(R), các dòng hàng giày nam luôn được cập nhật liên tục hàng tháng:
- Mắt kính nam hàng hiệu