Tiêm phòng cúm và những điều bạn cần biết
Tiêm phòng cúm và những điều bạn cần biết , tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất khi tiêm phòng bạn nên tìm hiểu một số thông tin dưới đây.
Nội dung bài viết
Tiêm phòng cúm và những điều bạn cần biết
Tiêm phòng rồi vẫn có khả năng bị cúm
CDC ước tính rằng việc tiêm phòng cúm chỉ có hiệu quả khoảng 42%, có nghĩa là mỗi người chúng ta vẫn có khả năng bị tấn công bởi virus cúm ngay cả sau khi tiêm chủng. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Accademy of Sciences, virus của mùa đông năm trước có thể phát triển đột biến gây trở ngại cho hiệu quả của liều thuốc - đây là một mối đe doạ đối với vắc xin mới của năm sau.
1 mũi tiêm không thể chống lại tất cả các loại virus
Có nhiều hơn một loại virus cúm, và tiêm phòng cúm không bảo vệ được tất cả chúng. Mặc dù vắc xin dùng trong mùa cúm năm 2016 – 2017 đã có hiệu quả tổng thể là 42%, nhưng tiêm chích chỉ hiệu quả 34% so với chủng H3N2.
"Nếu virus H3N2 thống trị mùa cúm ở Mỹ một lần nữa trong năm nay, hiệu quả của vắc xin sẽ giảm xuống mức trung bình và thấp. Các loại cúm khác, như H2N1 và cúm B, có thể sẽ được loại bỏ bởi vắc xin. Vắc xin cũng có thể ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do virut H3N2 gây ra", Scott Hensley, phó giáo sư tại Đại học Pennsylvania, giải thích.
Tiêm phòng rồi vẫn có khả năng bị cúm
CDC ước tính rằng việc tiêm phòng cúm chỉ có hiệu quả khoảng 42%, có nghĩa là mỗi người chúng ta vẫn có khả năng bị tấn công bởi virus cúm ngay cả sau khi tiêm chủng. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the National Accademy of Sciences, virus của mùa đông năm trước có thể phát triển đột biến gây trở ngại cho hiệu quả của liều thuốc - đây là một mối đe doạ đối với vắc xin mới của năm sau.
1 mũi tiêm không thể chống lại tất cả các loại virus
Có nhiều hơn một loại virus cúm, và tiêm phòng cúm không bảo vệ được tất cả chúng. Mặc dù vắc xin dùng trong mùa cúm năm 2016 – 2017 đã có hiệu quả tổng thể là 42%, nhưng tiêm chích chỉ hiệu quả 34% so với chủng H3N2.
"Nếu virus H3N2 thống trị mùa cúm ở Mỹ một lần nữa trong năm nay, hiệu quả của vắc xin sẽ giảm xuống mức trung bình và thấp. Các loại cúm khác, như H2N1 và cúm B, có thể sẽ được loại bỏ bởi vắc xin. Vắc xin cũng có thể ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong do virut H3N2 gây ra", Scott Hensley, phó giáo sư tại Đại học Pennsylvania, giải thích.
Tham khảo thêm những mẫu dây nịt hiện đại cho bạn thêm tự tin
Sau tiêm phòng, bạn có thể gặp một vài triệu chứng như bệnh cúm
Nếu bạn gặp các triệu chứng giống như cúm như ho, sốt nhẹ và đau khắp người... sau khi tiêm chủng, hãy yên tâm rằng đó không phải là bệnh cúm. Nhưng nếu bạn vẫn quan tâm đến chúng, hãy kiểm tra kỹ hơn với bắc sĩ của bạn.
Hiệu quả sau 1 tuần tiêm phòng cúm
Điều này cũng giải thích tại sao có người tiêm phòng cúm rồi mà vẫn bị cúm. Bởi thuốc chủng ngừa cúm phải mất 1 tuần mới có hiệu quả. Nếu chờ đến giữa mùa cúm bạn mới tiêm phòng thì có thể bạn đã bị nhiễm virus cúm từ trước đó và virus cúm sẽ không còn hiệu lực.
Chủng ngừa cúm có thể ngăn ngừa cơn đau tim
Đây là khẳng định của một nhà khoa học được đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y tế Canada, ngoài tác dụng phòng ngừa bệnh cúm, loại vắc-xin cũng có thể ngăn ngừa những cơn đau tim. Tuy không hoàn toàn chắc chắn nhưng có vẻ như virus cúm bằng cách nào đó có thể gây ra một cơn đau tim, do đó tránh được bệnh cúm có thể là chìa khóa trong việc ngăn ngừa cơn đau tim mùa cúm.
Tiêm phòng cúm khi mang thai
Bị cúm khi mang bầu là một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của các bà bầu. Virus cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị hình mà khi sốt cao cộng với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây hiện tưởng sảy thai hoặc sinh sớm.
Một số phụ nữ chọn biện pháp tiêm phòng trước khi mang thai 3 tháng nhưng trong lúc tiêm phòng lại không biết mình đang mang thai hoặc tiêm xong nhưng chưa đủ 3 tháng đã mang thai. Nếu rơi vào trường hợp này bạn cũng không nên quá lo lắng. Về nguyên tắc tiêm phòng cúm khá an toàn cho bất kỳ người nào muốn tiêm kể cả với bà bầu đang ở trong giai đoạn nghén khác nhau. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên tiêm đủ liều vắc xin cúm vì virus cúm trong vắc xin dù được giảm độc lực nhưng vẫn có thể gây hại cho thai nhi.
Những đối tượng không nên tiêm phòng cúm
Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, bạn không nên tiêm phòng cúm nếu:
- Đã từng có tiền sử dị ứng với tiêm phòng cúm trước đó.
- Dị ứng nghiêm trọng với trứng.
- Bị sốt vừa hoặc cao (bạn nên chờ cho đến khi tình trạng tốt hơn mới nên đi tiêm phòng cúm).
- Từng bị hội chứng Guillian-Barre (hệ miễn dịch tấn công một phần của hệ thần kinh) trong 6 tuần sau khi tiêm cúm.
Tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng cúm
- Có thể bị sưng tấy tại vị trí tiêm sau khi tiêm.
- Một số người có triệu chứng giống cảm lạnh như: hắt hơi, đau đầu, sổ mũi, viêm họng, ho và đau nhức mình mẩy từ 1-2 ngày sau khi tiêm phòng. Một số trường hợp còn có thể sốt nhẹ. Điều quan trọng là hướng tới những lợi ích từ vắc-xin phòng cúm mà bạn nhận được, từ đó sẽ thấy những tác dụng phụ này là có thể chấp nhận được.