Phụ huynh không biết rằng cho con mặc đồ in nội dung thô tục bằng tiếng Anh
Phụ huynh không biết rằng cho con mặc đồ in nội dung thô tục bằng tiếng Anh. Rào cản ngôn ngữ khiến tình trạng "mua nhầm" sản phẩm không phù hợp với con trẻ trở nên đáng báo động tại châu Á.
Nội dung bài viết
Phụ huynh không biết rằng cho con mặc đồ in nội dung thô tục bằng tiếng Anh, Khả năng ngoại ngữ là hạn chế của hầu hết người Châu Á và đây dường như là lý do khiến tình trạng "mua nhầm" quần áo trẻ em in các dòng chữ có nội dung tục tĩu trở nên phổ biến tại một số nước Châu Á. Trong đó, thị trường Trung Quốc là nơi xuất hiện rất nhiều những trang phục đang-lo-ngại này.
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, nó cũng được sử dụng để tạo nên các câu slogan thú vị trên những chiếc áo phông thời trang của giới trẻ ngày nay. Tuy nhiên, xu hướng này trở nên đáng báo động khi người sử dụng có vốn ngoại ngữ ít ỏi và không thể hiểu được nội dung in trên áo, nhất là khi họ là những bậc làm cha làm mẹ đi mua sắm quần áo cho con của mình.
Hình ảnh chiếc áo phông và mũ lưỡi trai in nội dung thô tục được bày bán tại một trung tâm mua sắm ở Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc đã dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt trên cộng đồng mạng. Rõ ràng, nhiều người mua hàng tại đây đã không hề biết gì về ý nghĩa của các từ tiếng Anh được in trên những sản phẩm này. Hình ảnh chiếc Áo thun và mũ bóng chày in nội dung thô tục được bày bán tại một trung tâm thương mại ở Trung Quốc khiến nhiều người bất bình
Một người dân địa phương cho biết, cách đây không lâu, anh đã cùng con trai đi mua sắm tại trung tâm này và định mua cho cậu bé một chiếc mũ bóng chày trông khá đẹp mắt. Nhưng cậu con trai, vốn đã được học tiếng Anh ở trường, đã không cho bố mình mua nó và sau đó giải thích với bố về nội dung "bóc bánh trả tiền" in trên chiếc mũ. Khi được hỏi về ý nghĩa của dòng chữ in trên chiếc mũ, người bán hàng thậm chí cũng không hề hiểu.
Trong cuộc tranh luận này, nhiều cư dân mạng cũng cho hay họ nhìn thấy rất nhiều những cụm từ đại loại như "yêu vì tiền", "quá say để qua đêm" hay các câu chửi thề in trên áo thun, mũ xuất hiện rất nhiều trên đường phố Châu Á trong khi những trang phục kiểu này rất hiếm thấy ở các đất nước nói tiếng Anh. Thậm chí, các phóng viên còn phát hiện một chiếc áo phông trẻ em in dòng chữ "sexy" tại một cửa hàng thời trang trẻ em.
Theo luật bảo vệ người tiêu dùng của Trung Quốc, các khách hàng mua đồ tiêu dùng và các dịch vụ phải được "quyền đối xử bình đẳng". Bên cạnh đó, những phong tục truyền thống dân tộc cũng là yếu tố không thể bỏ qua. Dưới sự bảo vệ của luật pháp, người tiêu dùng được phép trả lại sản phẩm đã mua nếu như phát hiện thấy các từ ngữ thô tục hay xúc phạm in trên đó. Nhiều bậc phụ huynh tại châu Á đã vô tình mua phải những món đồ in nội dung thô tục cho con cái của mình vì vốn tiếng Anh yếu kém Rào cản ngôn ngữ khiến tình trạng "mua nhầm" sản phẩm không phù hợp với con trẻ trở nên đáng báo động tại châu Á Những dòng chữ chứa từ ngữ thô tục in trên quần áo trẻ em khiến người lớn cũng phải ái ngại khi nhìn vào Những đứa trẻ vô tư mặc chiếc áo in nội dung phản cảm dạo chơi trên phố Rất nhiều các sản phẩm như thế này xuất hiện tại các trung tâm mua sắm tớn tại châu Á, đặc biệt là Trung Quốc
Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, nó cũng được sử dụng để tạo nên các câu slogan thú vị trên những chiếc áo phông thời trang của giới trẻ ngày nay. Tuy nhiên, xu hướng này trở nên đáng báo động khi người sử dụng có vốn ngoại ngữ ít ỏi và không thể hiểu được nội dung in trên áo, nhất là khi họ là những bậc làm cha làm mẹ đi mua sắm quần áo cho con của mình.
Hình ảnh chiếc áo phông và mũ lưỡi trai in nội dung thô tục được bày bán tại một trung tâm mua sắm ở Lạc Dương, Hà Nam, Trung Quốc đã dấy lên một cuộc tranh luận gay gắt trên cộng đồng mạng. Rõ ràng, nhiều người mua hàng tại đây đã không hề biết gì về ý nghĩa của các từ tiếng Anh được in trên những sản phẩm này.
Một người dân địa phương cho biết, cách đây không lâu, anh đã cùng con trai đi mua sắm tại trung tâm này và định mua cho cậu bé một chiếc mũ bóng chày trông khá đẹp mắt. Nhưng cậu con trai, vốn đã được học tiếng Anh ở trường, đã không cho bố mình mua nó và sau đó giải thích với bố về nội dung "bóc bánh trả tiền" in trên chiếc mũ. Khi được hỏi về ý nghĩa của dòng chữ in trên chiếc mũ, người bán hàng thậm chí cũng không hề hiểu.
Trong cuộc tranh luận này, nhiều cư dân mạng cũng cho hay họ nhìn thấy rất nhiều những cụm từ đại loại như "yêu vì tiền", "quá say để qua đêm" hay các câu chửi thề in trên áo thun, mũ xuất hiện rất nhiều trên đường phố Châu Á trong khi những trang phục kiểu này rất hiếm thấy ở các đất nước nói tiếng Anh. Thậm chí, các phóng viên còn phát hiện một chiếc áo phông trẻ em in dòng chữ "sexy" tại một cửa hàng thời trang trẻ em.
Theo luật bảo vệ người tiêu dùng của Trung Quốc, các khách hàng mua đồ tiêu dùng và các dịch vụ phải được "quyền đối xử bình đẳng". Bên cạnh đó, những phong tục truyền thống dân tộc cũng là yếu tố không thể bỏ qua. Dưới sự bảo vệ của luật pháp, người tiêu dùng được phép trả lại sản phẩm đã mua nếu như phát hiện thấy các từ ngữ thô tục hay xúc phạm in trên đó.