Những sai lầm khiến bệnh sốt xuất huyết gia tăng
Những sai lầm khiến bệnh sốt xuất huyết gia tăng. Tính từ đầu năm đến nay, cả nước có khoảng 60.000 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó 18 trường hợp tử vong. Điều đáng nói, dịch bệnh có diễn biến phức tạp do sự thiếu hiểu biết và những ngộ nhận sai lầm trong cách phòng và điều trị của người dân.
Nội dung bài viết
Những sai lầm khiến bệnh sốt xuất huyết gia tăng
Sốt xuất huyết chỉ mắc một lần trong đời
Quan điểm này hoàn toàn sai. Theo Thạc sĩ- BS Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus- Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, virus gây sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau là Dengue 1, Dengue 2, Dengue 3 và Dengue 4. Vì vậy, mỗi người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời.
Tự ý điều trị bằng aspirin và ibuprofen
Sốt xuất huyết thường có các triệu chứng như: sốt, đau nhức cơ, xương, chảy máu chân răng, đau đầu… Người bệnh rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm và sử dụng aspirin và ibuprofen.
Thực tế, hai loại thuốc này sẽ làm cho tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.
Tự truyền dịch tại nhà
Thạc sĩ- BS Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus- Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương cho biết, Bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều ca suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng do tự truyền dịch tại nhà.
Bác sĩ Lâm khuyến cáo, những trường hợp điều trị sốt xuất huyết tại nhà chỉ chủ yếu hạ sốt, bù nước và điện giải bằng đường uống. Chúng ta có thể sử dụng Oresol hoặc uống thêm nước cam, nước chanh… Đặc biệt, những bệnh nhân đang có các triệu chứng sốc, phù nề nhiều hoặc có bệnh lý về thận tuyệt đối không bù dịch bằng đường truyền.
Hết sốt là khỏi bệnh
Sau 3- 4 ngày sốt cao, bệnh nhân sẽ giảm sốt. Nhiều người lầm tưởng hết sốt là khỏi bệnh. Tuy nhiên, đây mới là giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết và có thể gây những biến chứng khó lường.
Bệnh nhân có nguy cơ bị tăng tính thấm thành mạch và cô đặc máu. Dấu hiệu cảnh báo gồm: Mệt lả, đau tức vùng gan, buồn nôn, nôn. Ở trẻ nhỏ có thể chỉ thấy trẻ li bì hoặc bứt rứt vật vã, tiểu ít, bỏ bú.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị xuất huyết do giảm tiểu cầu, gây chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da…
Kiêng ăn, kiêng nước
Không ít bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, suy dinh dưỡng do kiêng ăn hoặc bội nhiễm do kiêng nước. Thói quen này cần phải từ bỏ ngay.
Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể ăn soup, cháo loãng, ăn thêm hoa quả để tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, lau người bằng nước ấm và mặc đồ thoáng mát để tránh bị nhiễm khuẩn da.
Phun thuốc diệt muỗi là có thể yên tâm không mắc bệnh
Việc phun thuốc diệt muỗi phải được thực hiện thường xuyên, thậm chí hàng ngày. Bởi vì, chỉ sau vài tiếng, hóa chất sẽ khuếch tán trong không khí và không có tác dụng phòng bệnh sốt xuất huyết lâu dài. Loăng quăng sẽ tiếp tục nở thành muỗi và truyền bệnh.
Sốt xuất huyết chỉ mắc một lần trong đời
>>> Xem thêm:
Những địa điểm xưởng may quần jean nam giá rẻ uy tín, xưởng sỉ quần jean cao cấp chuyên xưởng may quần jean nữ giá rẻ phù hợp cho những ai đang có ý định mở shop thời trang.
Quan điểm này hoàn toàn sai. Theo Thạc sĩ- BS Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus- Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương, virus gây sốt xuất huyết có 4 chủng huyết thanh khác nhau là Dengue 1, Dengue 2, Dengue 3 và Dengue 4. Vì vậy, mỗi người có thể mắc sốt xuất huyết 4 lần trong đời.
Tự ý điều trị bằng aspirin và ibuprofen
Sốt xuất huyết thường có các triệu chứng như: sốt, đau nhức cơ, xương, chảy máu chân răng, đau đầu… Người bệnh rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm và sử dụng aspirin và ibuprofen.
Tự truyền dịch tại nhà
Thạc sĩ- BS Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus- Ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương cho biết, Bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều ca suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng do tự truyền dịch tại nhà.
Hết sốt là khỏi bệnh
Sau 3- 4 ngày sốt cao, bệnh nhân sẽ giảm sốt. Nhiều người lầm tưởng hết sốt là khỏi bệnh. Tuy nhiên, đây mới là giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết và có thể gây những biến chứng khó lường.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị xuất huyết do giảm tiểu cầu, gây chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da…
Kiêng ăn, kiêng nước
Bệnh nhân sốt xuất huyết có thể ăn soup, cháo loãng, ăn thêm hoa quả để tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, lau người bằng nước ấm và mặc đồ thoáng mát để tránh bị nhiễm khuẩn da.
Phun thuốc diệt muỗi là có thể yên tâm không mắc bệnh