Những điều cần biết về bệnh nhược thị ở trẻ em
Những điều cần biết về bệnh nhược thị ở trẻ em. Tình trạng suy giảm thị lực hay còn gọi là nhược thị ở trẻ nhỏ đang là vấn đề phổ biến và cấp bách ở tất cả các quốc gia trong đó có Việt Nam. Do đó, cha mẹ cần trang bị những kiến thức cơ bản để kịp thời phát hiện cũng như phòng tránh cho trẻ.
Nội dung bài viết
Những điều cần biết về bệnh nhược thị ở trẻ em
Thế nào gọi là nhược thị?
Mắt bị nhược thị hay còn gọi là “ mắt lười” là hiện tượng sự suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác, thị lực bị giảm sút mà không thể điều trị bằng cách chỉnh số kính.
nhược thị ở trẻ, giảm thị lực, tật khúc xạ, nguyên nhân nhược thị, phân loại nhược thị, nhược thị khúc xạ, đục thủy tinh thể, điều trị nhược thị. Nếu không được phát hiện, điều trị sớm, bệnh sẽ không còn khả năng chữa khỏi. Nhược thị chiếm khoảng 1-4% dân số toàn cầu.
Thế nào gọi là nhược thị?
Mắt bị nhược thị hay còn gọi là “ mắt lười” là hiện tượng sự suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác, thị lực bị giảm sút mà không thể điều trị bằng cách chỉnh số kính.
nhược thị ở trẻ, giảm thị lực, tật khúc xạ, nguyên nhân nhược thị, phân loại nhược thị, nhược thị khúc xạ, đục thủy tinh thể, điều trị nhược thị. Nếu không được phát hiện, điều trị sớm, bệnh sẽ không còn khả năng chữa khỏi. Nhược thị chiếm khoảng 1-4% dân số toàn cầu.
>>> Xem thêm:
Những địa điểm xưởng may quần jean nam giá rẻ uy tín, xưởng sỉ quần jean cao cấp chuyên xưởng may quần jean nữ giá rẻ phù hợp cho những ai đang có ý định mở shop thời trang.
Nguyên nhân gây ra nhược thị
Các nguyên nhân gây bệnh nhược thị thường gặp nhất bao gồm:
– Lé: Có thể ở một mắt, hai mắt hoặc lé luân phiên. 50% trong số trẻ em bị mắt lé đồng thời bị nhược thị.
– Tật khúc xạ: Nhược thị do khúc xạ xuất hiện ở trẻ em do không điều chỉnh kịp thời hiện tượng khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị, bất đồng khúc xạ) bằng việc đeo kính nên đã cản trở việc phát triển thị lực ở trẻ em. Nhược thị do khúc xạ có thể xảy ra ở một mắt, hai mắt, có thể đối xứng hoặc không đối xứng (trong trường hợp bất đồng khúc xạ).
– Môi trường trong suốt của mắt bị che khuất: Ánh sáng bị ngăn cản trên đường đi tới võng mạc, gây cản trở hình ảnh lưu lại trên võng mạc. Nguyên nhân chủ yếu là do: Bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, sụp mí bẩm sinh hoặc xuất hiện từ khi còn nhỏ, sẹo giác mạc…
Dấu hiệu nhận biết nhược thị
Trẻ bị bệnh nhược thị sẽ thường nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi còn bị nhức đầu, nhức mắt. Nếu trẻ bị lé hoặc có những bất thường ở mắt như sụp mi, đục thủy tinh thể, sẹo mờ đục giác mạc… Đôi khi, trẻ có thể tự phát hiện nhìn mờ khi xem tivi, đọc sách hoặc viết ở khoảng cách gần; trẻ cũng có thể có các biểu hiện như nheo mắt, chớp mắt, dụi mắt khi xem tivi, nghiêng đầu khi nhìn, nhìn bảng khó khăn, viết sai hàng…
Bệnh nhược thị có thể đưa đến nhiều tác hại đối với trẻ, làm ảnh hưởng đến học tập (đọc viết chậm, học mau mệt, tiếp thu chậm, viết bài sai, hay nhức mắt…); ảnh hưởng đến sinh hoạt (hay bị va chạm, làm vỡ, đổ vật dụng, dễ bị té ngã, khó hòa nhập, không tự tin…)…
Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh nhược thị không dễ vì nhiều trẻ không có biểu hiện khác thường nào về thị lực, nhất là khi chỉ bị một bên mắt. Vì vậy, cách tốt nhất là các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi khám mắt định kỳ để có thể phát hiện sớm và can thiệp kịp thời những vấn đề về mắt.
Cách phòng tránh và điều trị nhược thị
Hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào việc tìm được nguyên nhân gây bệnh.
Phương pháp bịt mắt lành để chữa nhược thị cho mắt lác là phương pháp được ứng dụng nhiều nhất do có hiệu quả nhanh, cao và dễ thực hiện nhất. Nhược thị còn được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, làm thay đổi thị hướng ngoại tâm lệch lạc của mắt nhược thị trở về thị hướng chính tâm.
Tập luyện phục hồi chức năng thị giác bằng các bài tập đơn giản như nhặt thóc. Trộn lẫn thóc với gạo rồi khuyến khích trẻ nhặt riêng từng loại. Nó vừa như trò chơi khiến trẻ thích thú lại vừa giúp trẻ chữa bệnh nhược thị hiệu quả. Hoặc có thể để trẻ tập bằng máy chuyên dụng với sự hướng dẫn của các bác sĩ, kỹ thuật viên chuyên khoa.
Điều trị nhược thị cho trẻ trước 4 tuổi chỉ mất 1 tuần đến 1 tháng, nhưng khi trẻ 7 tuổi trở lên mới được phát hiện và điều trị thì cơ hội chữa khỏi bệnh hầu như không còn. Sau 1-2 năm mắc bệnh, thị lực của trẻ bị giảm nhiều, thậm chí, đến tuổi trưởng thành, thị lực của bệnh nhân giảm xuống mức 1/50, 1/100, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống...