Honda ngày một xa gốc Nhật
Quyết định hướng ngoại của Honda đến cùng với vị tân chủ tịch Takahiro Hachigo (ảnh trên) thay thế ông Takanobu Ito từ tháng trước, trong bối cảnh nhà sản xuất ô tô Nhật Bản này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng triệu hồi xe do lỗi túi khí Takata.
Nội dung bài viết
honda mới đây đã thông báo rằng tiếng Anh sẽ là ngôn ngữ giao dịch chính thức của tập đoàn từ năm 2020.
Đây là một phần trong kế hoạch quản lý nhân sự toàn cầu mới của Honda, nhằm khai thác tối đa nguồn lực lao động quốc tế, thể hiện hoạt động của tập đoàn đã vượt xa khỏi quê hương Nhật Bản.
Honda là nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đầu tiên lắp ráp xe tại Mỹ và hiện có tỷ lệ 81% xe được sản xuất ở ngoài Nhật Bản.
Trong 5 tháng đầu năm nay, Honda chỉ xuất khẩu 9.620 xe từ Nhật Bản, giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng Bắc Mỹ chiếm tới 40% doanh số toàn cầu của tập đoàn.
“Nếu như trước đây, Honda thường có lãnh đạo ở từng nước, từng khu vực là người Nhật thì giờ đây đã chuyển hướng sang sử dụng người bản địa,” Honda cho biết. “Cần tạo một môi trường có sự trao đổi, giao tiếp gần gũi giữa các lãnh đạo ở 6 vùng trên toàn thế giới.”
Honda đặt mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính thức của tập đoàn vào năm 2020. Khi đó, nhân viên giữa các vùng sẽ dùng tiếng Anh để trao đổi công việc, dù là một kỹ sư Nhật ở Tokyo nói chuyện với một giám đốc nhà máy người Mỹ ở Ohio. Tiếng Anh cũng sẽ là ngôn ngữ chính thức trên giấy tờ của Honda.
Để đạt được mục tiêu này, đặc biệt là khi ở Nhật còn rất nhiều nhân viên người Nhật, dùng tiếng Nhật làm ngôn ngữ giao tiếp chính, Honda cho biết sẽ thành lập bộ phận đào tạo tiếng Anh và đưa yếu tốc thành thạo tiếng Anh vào tiêu chuẩn bắt buộc để thăng chức lên cấp quản lý.
Người Nhật Bản hiện chiếm 32% nhân sự toàn cầu - 204.730 người - của Honda. Và tỷ lệ này đang có xu hướng giảm.
Năm ngoái, Honda chỉ tuyển dụng 719 nhân viên mới tại Nhật. Trong khi đó, tại Bắc Mỹ, tập đoàn tiếp nhận 4.778 nhân viên mới.
Tại Bắc Mỹ, người bản xứ hiện chiếm 59% vị trí lãnh đạo cao cấp của Honda.
Lãnh đạo mới, chính sách mới
Quyết định hướng ngoại của Honda đến cùng với vị tân chủ tịch Takahiro Hachigo (ảnh trên) thay thế ông Takanobu Ito từ tháng trước, trong bối cảnh nhà sản xuất ô tô Nhật Bản này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng triệu hồi xe do lỗi túi khí Takata.
Trái ngược với ông Ito chỉ có 2 năm kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài - lãnh đạo Trung tâm R&D của Honda tại Ohio (Mỹ), thì ông Hachigo đã kinh qua nhiều vị trí ở ba châu lục. Cho tới trước khi được triệu về làm chủ tịch Honda, vị cựu kỹ sư này vẫn đang làm việc tại nước ngoài từ - năm 2012, gần đây nhất là Trung Quốc.
Ông đã đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch lớn nhất của cựu CEO Ito, đó là hoàn thành việc tổ chức lại 6 trung tâm của Honda trên toàn cầu (hiện nay mỗi trung tâm đều có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cũng như sản xuất riêng). Ông Hachigo đã hỗ trợ thành lập các trung tâm này ở từng khu vực khi còn là chủ tịch phụ trách R&D của Honda châu Âu vào năm 2012, và sau đó là người lãnh đạo hoạt động mua sắm, sản xuất và phát triển ở Trung Quốc từ năm 2013.
Trở lại sự việc hồi năm 2010, ông Ito cho rằng các nhà quốc tế hoá đã đẩy chủ nghĩa toàn cầu hoá đi quá xa. Khi tập đoàn bán lẻ Rakuten Inc. của Nhật nỗ lực vươn ra thị trường toàn cầu bằng việc quyết định dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao dịch nội bộ, ông Ito đã gọi ý tưởng này là "ngớ ngẩn". Tuy nhiên, ông không có ý phản đối chính sách hướng ngoại, mà ý ông là việc ép các kỹ sư Nhật nói tiếng Anh với nhau không phải là công thức cho sự thành công. Theo ông, cái cần làm là một chính sách mở cửa.
Ông Hachigo hôm 2/7 vừa qua đã tổ chức một buổi ra mắt trên cương vị mới tại một khách sạn ở Tokyo để trao đổi danh thiếp với các nhà cung cấp, các chính trị gia, quan chức, các đại lý và các mối quan hệ công việc khác.
Theo Nhật Minh/Automotive News
Đây là một phần trong kế hoạch quản lý nhân sự toàn cầu mới của Honda, nhằm khai thác tối đa nguồn lực lao động quốc tế, thể hiện hoạt động của tập đoàn đã vượt xa khỏi quê hương Nhật Bản.
Honda là nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đầu tiên lắp ráp xe tại Mỹ và hiện có tỷ lệ 81% xe được sản xuất ở ngoài Nhật Bản.
Trong 5 tháng đầu năm nay, Honda chỉ xuất khẩu 9.620 xe từ Nhật Bản, giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng Bắc Mỹ chiếm tới 40% doanh số toàn cầu của tập đoàn.
“Nếu như trước đây, Honda thường có lãnh đạo ở từng nước, từng khu vực là người Nhật thì giờ đây đã chuyển hướng sang sử dụng người bản địa,” Honda cho biết. “Cần tạo một môi trường có sự trao đổi, giao tiếp gần gũi giữa các lãnh đạo ở 6 vùng trên toàn thế giới.”
Honda đặt mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính thức của tập đoàn vào năm 2020. Khi đó, nhân viên giữa các vùng sẽ dùng tiếng Anh để trao đổi công việc, dù là một kỹ sư Nhật ở Tokyo nói chuyện với một giám đốc nhà máy người Mỹ ở Ohio. Tiếng Anh cũng sẽ là ngôn ngữ chính thức trên giấy tờ của Honda.
Để đạt được mục tiêu này, đặc biệt là khi ở Nhật còn rất nhiều nhân viên người Nhật, dùng tiếng Nhật làm ngôn ngữ giao tiếp chính, Honda cho biết sẽ thành lập bộ phận đào tạo tiếng Anh và đưa yếu tốc thành thạo tiếng Anh vào tiêu chuẩn bắt buộc để thăng chức lên cấp quản lý.
Người Nhật Bản hiện chiếm 32% nhân sự toàn cầu - 204.730 người - của Honda. Và tỷ lệ này đang có xu hướng giảm.
Năm ngoái, Honda chỉ tuyển dụng 719 nhân viên mới tại Nhật. Trong khi đó, tại Bắc Mỹ, tập đoàn tiếp nhận 4.778 nhân viên mới.
Tại Bắc Mỹ, người bản xứ hiện chiếm 59% vị trí lãnh đạo cao cấp của Honda.
Lãnh đạo mới, chính sách mới
Quyết định hướng ngoại của Honda đến cùng với vị tân chủ tịch Takahiro Hachigo (ảnh trên) thay thế ông Takanobu Ito từ tháng trước, trong bối cảnh nhà sản xuất ô tô Nhật Bản này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng triệu hồi xe do lỗi túi khí Takata.
Trái ngược với ông Ito chỉ có 2 năm kinh nghiệm làm việc ở nước ngoài - lãnh đạo Trung tâm R&D của Honda tại Ohio (Mỹ), thì ông Hachigo đã kinh qua nhiều vị trí ở ba châu lục. Cho tới trước khi được triệu về làm chủ tịch Honda, vị cựu kỹ sư này vẫn đang làm việc tại nước ngoài từ - năm 2012, gần đây nhất là Trung Quốc.
Ông đã đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch lớn nhất của cựu CEO Ito, đó là hoàn thành việc tổ chức lại 6 trung tâm của Honda trên toàn cầu (hiện nay mỗi trung tâm đều có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cũng như sản xuất riêng). Ông Hachigo đã hỗ trợ thành lập các trung tâm này ở từng khu vực khi còn là chủ tịch phụ trách R&D của Honda châu Âu vào năm 2012, và sau đó là người lãnh đạo hoạt động mua sắm, sản xuất và phát triển ở Trung Quốc từ năm 2013.
Trở lại sự việc hồi năm 2010, ông Ito cho rằng các nhà quốc tế hoá đã đẩy chủ nghĩa toàn cầu hoá đi quá xa. Khi tập đoàn bán lẻ Rakuten Inc. của Nhật nỗ lực vươn ra thị trường toàn cầu bằng việc quyết định dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ giao dịch nội bộ, ông Ito đã gọi ý tưởng này là "ngớ ngẩn". Tuy nhiên, ông không có ý phản đối chính sách hướng ngoại, mà ý ông là việc ép các kỹ sư Nhật nói tiếng Anh với nhau không phải là công thức cho sự thành công. Theo ông, cái cần làm là một chính sách mở cửa.
Ông Hachigo hôm 2/7 vừa qua đã tổ chức một buổi ra mắt trên cương vị mới tại một khách sạn ở Tokyo để trao đổi danh thiếp với các nhà cung cấp, các chính trị gia, quan chức, các đại lý và các mối quan hệ công việc khác.
Theo Nhật Minh/Automotive News