8 loại rau củ quả tuyệt đối không để trong tủ lạnh
Mọi người thường có thói quen bảo quản tất cả rau củ mua về trong tủ lạnh để dùng dần. Tuy nhiên, một số thực phẩm khi lưu giữ trong tủ lạnh sẽ xuất hiện độc tố gây hại cho sức khỏe....
Nội dung bài viết
Mọi người thường có thói quen bảo quản tất cả rau củ mua về trong tủ lạnh để dùng dần. Tuy nhiên, một số thực phẩm khi lưu giữ trong tủ lạnh sẽ xuất hiện độc tố gây hại cho sức khỏe.
1. Khoai tây
Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh (FSA), khoai tây chính là một trong số các thực phẩm tuyệt đối không được bảo quản trong tủ lạnh. Vì nếu để trong tủ lạnh, tinh bột khoai tây sẽ được chuyển hóa thành đường. Khi chúng ta chế biến, các loại đường sẽ kết hợp với axit amin asparagin tạo thành hợp chất hóa học acrylamide, một trong những nguyên nhân gây ung thư.
Acrylamide là một hợp chất hóa học được sử dụng trong công nghiệp sản xuất giấy, nhựa và thuốc nhuộm. Tuy nhiên, hợp chất này cũng thường được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, đặc biệt xuất hiện nhiều trong khoai tây chiên và khoai tây đông lạnh sau khi chế biến. Cơ quan an toàn thực phẩm cho biết, mọi người nên ăn khoai tây theo chế độ cân bằng lành mạnh, nhất là khoai tây chiên và tuyệt đối không nên chế biến khoai tây còn đông lạnh.
2. Khoai lang
Đừng bảo quản khoai lang trong tủ lạnh, nó sẽ nhanh hỏng hơn, bị mất mùi vị và bị héo. Bạn hãy để khoai ở nơi thoáng mát, không bọc kín trong túi nilon, đừng để ở chỗ ấm và ẩm thấp vì khoai sẽ mọc mầm. Nếu bảo quản tốt, khoai có thể để từ 7 – 10 ngày.
3. Hành tây
Trong tủ lạnh, hành tây sẽ bị thối vì điều kiện ẩm ướt và thiếu sự lưu thông không khí. Hành tây cũng bị thay đổi khi để dưới ánh nắng mặt trời. Vì vậy, bạn nên bảo quản hành tây ở nơi mát, không nên để hành tây cạnh khoai tây vì hơi ẩm và các khí do khoai tây tạo ra sẽ thúc đẩy quá trình phân rã diễn ra nhanh hơn.
4. Cà chua
Bảo quản cà chua trong tủ lạnh sẽ làm mất hết mùi vị của nó. Đồng thời nhiệt độ lạnh làm ngừng quá trình chín của cà chua, vốn rất cần thiết để cà chua ngon miệng hơn. Tủ lạnh cũng làm thay đổi cấu trúc của cà chua, khiến cà chua bở hơn.
5. Tỏi
Để tỏi trong tủ lạnh khiến tỏi mọc mầm, đồng thời bị mốc và dẻo như cao su. Tốt nhất bạn nên bảo quản tỏi ở nơi khô thoáng.
6. Húng quế
Húng quế sẽ héo rất nhanh nếu để trong tủ lạnh, đồng thời cũng hấp thụ hết mùi của các thực phẩm xung quanh. Tốt nhất bạn nên để húng quế trong cốc nước sạch, tương tự như cắm cành hoa tươi vào bình nước để bảo quản.
7. Mật ong
Bạn không cần phải để mật ong trong tủ lạnh, về cơ bản mật ong sẽ không bị hư nếu bạn giữ trong môi trường kín. Đồng thời để mật ong trong tủ lạnh có thể khiến mật ong kết tinh.
8. Chuối
Việc để chuối vào tủ lạnh hay không tùy thuộc vào mức độ chín mà bạn muốn, vì tủ lạnh làm chậm tốc độ chín của chuối. Chuối chín khi để trong tủ lạnh sẽ bị thâm vỏ mặc dù phần ruột bên trong vẫn giữ được hương vị tuyệt vời. Một khi bỏ chuối ra ngoài tủ lạnh, chuối không giữ thêm được mà nên ăn ngay nếu không sẽ bị hỏng.
1. Khoai tây
Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Anh (FSA), khoai tây chính là một trong số các thực phẩm tuyệt đối không được bảo quản trong tủ lạnh. Vì nếu để trong tủ lạnh, tinh bột khoai tây sẽ được chuyển hóa thành đường. Khi chúng ta chế biến, các loại đường sẽ kết hợp với axit amin asparagin tạo thành hợp chất hóa học acrylamide, một trong những nguyên nhân gây ung thư.
Acrylamide là một hợp chất hóa học được sử dụng trong công nghiệp sản xuất giấy, nhựa và thuốc nhuộm. Tuy nhiên, hợp chất này cũng thường được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, đặc biệt xuất hiện nhiều trong khoai tây chiên và khoai tây đông lạnh sau khi chế biến. Cơ quan an toàn thực phẩm cho biết, mọi người nên ăn khoai tây theo chế độ cân bằng lành mạnh, nhất là khoai tây chiên và tuyệt đối không nên chế biến khoai tây còn đông lạnh.
2. Khoai lang
Đừng bảo quản khoai lang trong tủ lạnh, nó sẽ nhanh hỏng hơn, bị mất mùi vị và bị héo. Bạn hãy để khoai ở nơi thoáng mát, không bọc kín trong túi nilon, đừng để ở chỗ ấm và ẩm thấp vì khoai sẽ mọc mầm. Nếu bảo quản tốt, khoai có thể để từ 7 – 10 ngày.
3. Hành tây
Trong tủ lạnh, hành tây sẽ bị thối vì điều kiện ẩm ướt và thiếu sự lưu thông không khí. Hành tây cũng bị thay đổi khi để dưới ánh nắng mặt trời. Vì vậy, bạn nên bảo quản hành tây ở nơi mát, không nên để hành tây cạnh khoai tây vì hơi ẩm và các khí do khoai tây tạo ra sẽ thúc đẩy quá trình phân rã diễn ra nhanh hơn.
4. Cà chua
Bảo quản cà chua trong tủ lạnh sẽ làm mất hết mùi vị của nó. Đồng thời nhiệt độ lạnh làm ngừng quá trình chín của cà chua, vốn rất cần thiết để cà chua ngon miệng hơn. Tủ lạnh cũng làm thay đổi cấu trúc của cà chua, khiến cà chua bở hơn.
5. Tỏi
Để tỏi trong tủ lạnh khiến tỏi mọc mầm, đồng thời bị mốc và dẻo như cao su. Tốt nhất bạn nên bảo quản tỏi ở nơi khô thoáng.
6. Húng quế
Húng quế sẽ héo rất nhanh nếu để trong tủ lạnh, đồng thời cũng hấp thụ hết mùi của các thực phẩm xung quanh. Tốt nhất bạn nên để húng quế trong cốc nước sạch, tương tự như cắm cành hoa tươi vào bình nước để bảo quản.
7. Mật ong
Bạn không cần phải để mật ong trong tủ lạnh, về cơ bản mật ong sẽ không bị hư nếu bạn giữ trong môi trường kín. Đồng thời để mật ong trong tủ lạnh có thể khiến mật ong kết tinh.
8. Chuối
Việc để chuối vào tủ lạnh hay không tùy thuộc vào mức độ chín mà bạn muốn, vì tủ lạnh làm chậm tốc độ chín của chuối. Chuối chín khi để trong tủ lạnh sẽ bị thâm vỏ mặc dù phần ruột bên trong vẫn giữ được hương vị tuyệt vời. Một khi bỏ chuối ra ngoài tủ lạnh, chuối không giữ thêm được mà nên ăn ngay nếu không sẽ bị hỏng.