Nỗ lực giành sự sống cho người đàn ông đột quỵ
Nỗ lực giành sự sống cho người đàn ông đột quỵ. Ông Tuyên bị đột quỵ dẫn đến phù não, hôn mê sâu, nguy cơ tử vong rất cao, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM quyết định mổ sọ giải áp cứu sống bệnh nhân.
Nội dung bài viết
Nỗ lực giành sự sống cho người đàn ông đột quỵ. Ông Tuyên bị đột quỵ dẫn đến phù não, hôn mê sâu, nguy cơ tử vong rất cao, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM quyết định mổ sọ giải áp cứu sống bệnh nhân.
Anh Trọng, con của ông Tuyên (64 tuổi, ở tỉnh Sóc Trăng) kể cách đây một tuần người cha đột ngột ngất xỉu và được đưa đến bệnh viện tỉnh cấp cứu. Sau khi sơ cứu ban đầu, các bác sĩ nhận thấy tình trạng bệnh nhân trở nặng nên chuyển viện Cần Thơ rồi đến TP HCM. Sau 4 ngày nằm viện, ông Tuyên vẫn hôn mê sâu, người nhà xin chuyển sang Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM điều trị với hy vọng "còn nước còn tát".
Trực tiếp điều trị trường hợp này là tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường, Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Chủ tịch hội Can thiệp thần kinh TP HCM. Thấy tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch, có hiện tượng tắc nghẽn mạch máu lớn trong não dẫn đến phù một bên não, bác sĩ nhận định nếu không can thiệp ngay, nguy cơ chèn ép não và tử vong cao. Sau khi hội chẩn và bàn thảo với gia đình, ê kip phẫu thuật quyết định mở hộp sọ để giải phóng phần não phù đồng thời can thiệp nội mạch tái thông mạch máu bị tắc nghẽn. Ca mổ diễn ra trong khoảng một tiếng đồng hồ đã thành công tốt đẹp.
Bác sĩ Cường cho biết sức khỏe ông Tuyên đang hồi phục tốt, các chỉ số sinh tồn cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên thời gian tắc nghẽn mạch máu quá lâu nên đã để lại di chứng: Bán cầu não trái tổn thương, bệnh nhân bị liệt nửa người bên phải và mất khả năng ngôn ngữ.
Qua đây bác sĩ khuyên cộng đồng khi phát hiện người bị đột quỵ nên đưa đến bệnh viện ngay để được can thiệp sớm nhất có thể. "6 giờ đầu của đột quỵ gọi là giờ vàng. Cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 2 triệu tế bào thần kinh bị mất đi, do vậy khi thấy một người bỗng nhiên bị méo mặt, liệt tay chân, khó nói... cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay, không được chần chừ hay cạo gió, lể máu. Người bệnh được can thiệp càng sớm khả năng phục hồi càng cao", bác sĩ lưu ý.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Phó trưởng Khoa Thần kinh khuyến cáo bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi và có xu hướng trẻ hóa. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và xếp thứ ba trong nhóm bệnh lý gây tử vong nhiều nhất thế giới, theo thống kê Hội Đột quỵ Mỹ. Bộ Y Tế ước tính hàng năm nước ta có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ.
Đột quỵ gồm 2 dạng: Xuất huyết não và nhồi máu não, trong đó nhồi máu não chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 70 đến 80%. Công tác chẩn đoán và điều trị đột quỵ đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ban ngành, chuyên khoa cũng như máy móc hiện đại và đội ngũ nhân sự chuyên môn cao.
Hiện nay một số bệnh viện lớn đã thành lập hẳn Trung tâm hoặc Đơn vị Đột quỵ với đội ngũ chuyên gia tay nghề cao chuyên phục vụ cho công tác cấp cứu bệnh nhân đột quỵ mang lại hiệu quả tốt hơn. Dù vậy theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ bệnh nhân tử vong do đột quỵ ở nước ta còn cao. Một phần vì bệnh nhân nhập viện muộn, một phần do công tác cấp cứu can thiệp đột quỵ tại các bệnh viện trên cả nước chưa đồng đều, nhất là các bệnh viện tuyến dưới còn thiếu nhân lực và trang thiết bị.
Bác sĩ Thắng cho biết có nhiều biện pháp điều trị đột quỵ, bác sĩ sẽ cân nhắc và quyết định tùy theo từng bệnh nhân. Chẳng hạn như phẫu thuật được áp dụng cho trường hợp bị đột quỵ nặng có máu bầm trong não hay phình mạch máu não. Hạn chế của phương pháp này là nguy cơ tổn thương thần kinh khá cao, gây ra tàn phế sau phẫu thuật, thậm chí tử vong.
Có một hướng điều trị đột quỵ khác gọi là tiêu sợi huyết (bơm thuốc vào mạch máu để làm tan cục máu đông) cũng đạt được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên phương pháp này bộc lộ nhiều hạn chế trong trường hợp người bệnh bị tắc nghẽn động mạch lớn (hiệu quả chỉ đạt khoảng 10%), tiềm ẩn nguy cơ xuất huyết não sau khi dùng thuốc, tỷ lệ khoảng 6%.
Gần đây phương pháp mới là can thiệp nội mạch được chứng minh mang lại hiệu quả khá cao. Ghi nhận trên những trường hợp người bệnh bị tắc nghẽn động mạch lớn được can thiệp nội mạch cho hiệu quả đến 80%. Phương pháp tái thông mạch máu đã được Hội Đột quỵ Mỹ đưa vào phác đồ điều trị và nhiều nước cũng ứng dụng rộng rãi. Ở Việt Nam hiện có rất ít bệnh viện đủ điều kiện triển khai phương pháp này, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TPHCM. Như vậy, người bị đột quỵ ở tỉnh hoặc vùng xa có nguy cơ tử vong và di chứng nặng cao hơn. Vì thế bác sĩ Thắng cho rằng việc đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao kỹ thuật điều trị đột quỵ cho các bệnh viện tuyến dưới là yêu cầu rất cấp thiết.
>>> Những mẫu BALO NAM độc đáo kết hợp cùng thời trang MẮT KÍNH NAM mạnh mẽ sẽ giúp bạn tự tin hơn khi dạo phố.
Anh Trọng, con của ông Tuyên (64 tuổi, ở tỉnh Sóc Trăng) kể cách đây một tuần người cha đột ngột ngất xỉu và được đưa đến bệnh viện tỉnh cấp cứu. Sau khi sơ cứu ban đầu, các bác sĩ nhận thấy tình trạng bệnh nhân trở nặng nên chuyển viện Cần Thơ rồi đến TP HCM. Sau 4 ngày nằm viện, ông Tuyên vẫn hôn mê sâu, người nhà xin chuyển sang Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM điều trị với hy vọng "còn nước còn tát".
Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Ảnh: Trần Ngoan. |
Trực tiếp điều trị trường hợp này là tiến sĩ, bác sĩ Trần Chí Cường, Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh, Chủ tịch hội Can thiệp thần kinh TP HCM. Thấy tình trạng bệnh nhân rất nguy kịch, có hiện tượng tắc nghẽn mạch máu lớn trong não dẫn đến phù một bên não, bác sĩ nhận định nếu không can thiệp ngay, nguy cơ chèn ép não và tử vong cao. Sau khi hội chẩn và bàn thảo với gia đình, ê kip phẫu thuật quyết định mở hộp sọ để giải phóng phần não phù đồng thời can thiệp nội mạch tái thông mạch máu bị tắc nghẽn. Ca mổ diễn ra trong khoảng một tiếng đồng hồ đã thành công tốt đẹp.
Bác sĩ Cường cho biết sức khỏe ông Tuyên đang hồi phục tốt, các chỉ số sinh tồn cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên thời gian tắc nghẽn mạch máu quá lâu nên đã để lại di chứng: Bán cầu não trái tổn thương, bệnh nhân bị liệt nửa người bên phải và mất khả năng ngôn ngữ.
Qua đây bác sĩ khuyên cộng đồng khi phát hiện người bị đột quỵ nên đưa đến bệnh viện ngay để được can thiệp sớm nhất có thể. "6 giờ đầu của đột quỵ gọi là giờ vàng. Cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 2 triệu tế bào thần kinh bị mất đi, do vậy khi thấy một người bỗng nhiên bị méo mặt, liệt tay chân, khó nói... cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay, không được chần chừ hay cạo gió, lể máu. Người bệnh được can thiệp càng sớm khả năng phục hồi càng cao", bác sĩ lưu ý.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng, Phó trưởng Khoa Thần kinh khuyến cáo bệnh đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi và có xu hướng trẻ hóa. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế và xếp thứ ba trong nhóm bệnh lý gây tử vong nhiều nhất thế giới, theo thống kê Hội Đột quỵ Mỹ. Bộ Y Tế ước tính hàng năm nước ta có hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ.
Đột quỵ gồm 2 dạng: Xuất huyết não và nhồi máu não, trong đó nhồi máu não chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 70 đến 80%. Công tác chẩn đoán và điều trị đột quỵ đòi hỏi sự phối hợp của nhiều ban ngành, chuyên khoa cũng như máy móc hiện đại và đội ngũ nhân sự chuyên môn cao.
Hiện nay một số bệnh viện lớn đã thành lập hẳn Trung tâm hoặc Đơn vị Đột quỵ với đội ngũ chuyên gia tay nghề cao chuyên phục vụ cho công tác cấp cứu bệnh nhân đột quỵ mang lại hiệu quả tốt hơn. Dù vậy theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ bệnh nhân tử vong do đột quỵ ở nước ta còn cao. Một phần vì bệnh nhân nhập viện muộn, một phần do công tác cấp cứu can thiệp đột quỵ tại các bệnh viện trên cả nước chưa đồng đều, nhất là các bệnh viện tuyến dưới còn thiếu nhân lực và trang thiết bị.
Bác sĩ Thắng cho biết có nhiều biện pháp điều trị đột quỵ, bác sĩ sẽ cân nhắc và quyết định tùy theo từng bệnh nhân. Chẳng hạn như phẫu thuật được áp dụng cho trường hợp bị đột quỵ nặng có máu bầm trong não hay phình mạch máu não. Hạn chế của phương pháp này là nguy cơ tổn thương thần kinh khá cao, gây ra tàn phế sau phẫu thuật, thậm chí tử vong.
Có một hướng điều trị đột quỵ khác gọi là tiêu sợi huyết (bơm thuốc vào mạch máu để làm tan cục máu đông) cũng đạt được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên phương pháp này bộc lộ nhiều hạn chế trong trường hợp người bệnh bị tắc nghẽn động mạch lớn (hiệu quả chỉ đạt khoảng 10%), tiềm ẩn nguy cơ xuất huyết não sau khi dùng thuốc, tỷ lệ khoảng 6%.
Gần đây phương pháp mới là can thiệp nội mạch được chứng minh mang lại hiệu quả khá cao. Ghi nhận trên những trường hợp người bệnh bị tắc nghẽn động mạch lớn được can thiệp nội mạch cho hiệu quả đến 80%. Phương pháp tái thông mạch máu đã được Hội Đột quỵ Mỹ đưa vào phác đồ điều trị và nhiều nước cũng ứng dụng rộng rãi. Ở Việt Nam hiện có rất ít bệnh viện đủ điều kiện triển khai phương pháp này, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TPHCM. Như vậy, người bị đột quỵ ở tỉnh hoặc vùng xa có nguy cơ tử vong và di chứng nặng cao hơn. Vì thế bác sĩ Thắng cho rằng việc đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao kỹ thuật điều trị đột quỵ cho các bệnh viện tuyến dưới là yêu cầu rất cấp thiết.
Đại học Y Dược và Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM phối hợp với Hội Can thiệp Thần kinh thế giới (WFITN) tổ chức lớp bồi dưỡng sau đại học về cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh mạch máu thần kinh - đột quỵ. Bệnh viện Đại học Y Dược cũng đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện, trung tâm y tế ở các tỉnh, thành trong cả nước về công nghệ can thiệp đột quỵ trên máy DSA lấy huyết khối trong não. Chương trình diễn ra từ ngày 2/5 đến 11/5 tại bệnh viện số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5. Đăng ký tham dự qua điện thoại 0933 023 473 - 08 39 525 166. |
>>> Những mẫu BALO NAM độc đáo kết hợp cùng thời trang MẮT KÍNH NAM mạnh mẽ sẽ giúp bạn tự tin hơn khi dạo phố.