Niềng răng sẽ khiến răng yếu, má hóp già nua ?
Dù biết niềng răng đem lại hiệu quả tốt nhưng nhiều người không dám thực hiện vì còn có nhiều nỗi lo.
Nội dung bài viết
Dù biết niềng răng đem lại hiệu quả tốt nhưng nhiều người không dám thực hiện vì còn có nhiều nỗi lo.
Nụ cười giúp chúng ta tạo thiện cảm với đối phương. Không những thế, nụ cười còn là liều thuốc giảm đau "miễn phí", có thể giúp tăng tuần hoàn máu, giảm stress, giúp cơ thể khoẻ khoắn, kích thích sáng tạo... Và để có được nụ cười đẹp, chúng ta phải có một nụ cười tươi tắn và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân trong cuộc sống có thể khiến bạn sở hữu một hàm răng lệch lạc. Bao gồm tính di truyền, do các thói quen xấu từ nhỏ như mút tay, thở miệng, đẩy lưỡi... Hoặc do một số dị tật như hở môi, hở hàm ếch, các bệnh loạn dưỡng cơ, thiếu cơ cắn hay đơn giản như thiếu mầm răng bẩm sinh... Ngoài ra nếu bạn có sẹo môi co kéo, lưỡi to cũng làm cho răng mọc lệch lạc.
Theo BS.CKII Hà Hải Anh (Phó Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện 198 - Bộ Công An): Cách tốt nhất để có hàm răng đều tăm tắp đó là niềng răng, hay còn gọi là chỉnh nha, nắn chỉnh răng. "Những giải pháp niềng răng hiện nay rất tiên tiến và nhiều cải thiện. Đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như giảm bớt cảm giác khó chịu cho người niềng răng. Nếu muốn cười đẹp mà răng vẫn khỏe, thì niềng răng là giải pháp tốt nhất mang lại cả hai điều đó", bác sĩ Hải Anh nói.
Cũng theo bác sĩ, hàm răng mọc lệch ngoài việc khiến mọi người mất tự tin mà còn ảnh hưởng đến cơ nhai và khớp thái dương hàm, dễ gây tổn thương răng nếu ngã...
Dù biết niềng răng đem lại hiệu quả tốt nhưng nhiều người không dám thực hiện vì còn có nhiều nỗi lo.
Bác sĩ lý giải những hiểu lầm liên quan đến niềng răng như sau:
PV: Thưa bác sĩ, niềng răng có làm cho răng yếu đi hay không?
BS.CKII Hà Hải Anh: Răng không yếu đi mà ngược lại bạn có thể ăn nhai tốt và răng còn chắc khoẻ khi bạn có một khớp cắn đúng. Đúng là mọi người có cảm nhận được sự lung lay nhẹ khi niềng răng nhưng đó chỉ là lung lay sinh lý khi răng di chuyển. Bác sĩ sẽ dùng lực rất nhẹ và liên tục để đảm bảo khi răng chạy sẽ có sự tạo xương bên cạnh sự tiêu xương.
PV: Nhiều người lo ngại việc niềng răng có thể gây ra tình trạng hóp má, bác sĩ nghĩ sao về điều này?
BS.CKII Hà Hải Anh: Thật ra không có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Tôi cho rằng khuôn mặt bị hóp có thể bởi vì người niềng răng ăn uống ít hơn nên gầy đi hoặc do cung răng thay đổi trong quá trình điều trị nhưng điều này không làm hóp má nhiều. Do đó khi niềng răng, mọi người nên nhớ chú ý ăn uống đầy đủ. Khi niềng, mọi người chỉ cần hạn chế đồ ăn cứng, dai thôi. Còn lại có thể thoải mái ăn những món bản thân yêu thích vì sẽ không đau và vị giác cũng không hề thay đổi.
PV: Nhiều người lo ngại niềng răng gây đau, điều này có đúng không thưa bác sĩ?
BS.CKII Hà Hải Anh: Điều này không sai. Tuy nhiên cảm giác đau không nhiều và tuỳ vào ngưỡng chịu đau của từng người. Sau mỗi lần tái khám, mọi người sẽ cảm thấy răng ê 3-5 ngày. Có bạn còn nói chờ mãi không thấy đau hoặc chỉ cảm thấy hơi ê ở mức chấp nhận được.
PV: Hiện trên thị trường có rất nhiều mắc cài, ưu và nhược điểm của chúng thế nào thưa ông?
BS.CKII Hà Hải Anh: Thường chia làm 3 loại. Đầu tiên là mắc cài kim loại truyền thống/tự buộc. Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống là sự lựa chọn của đa số mọi người do chi phí phải chăng và hiệu quả. Tuy nhiên nhược điểm của mắc cài kim loại là khi bạn cười, nói chuyện thì mọi người đều biết bạn đang niềng răng. Đây là điều mà nhiều người đã băn khoăn khi chọn loại mắc cài này. Hiện nay mắc cài kim loại tự buộc trở nên phổ biến vì có ưu điểm là có nắp không cần buộc chun để giữ dây cung. Điều này giúp lực ma sát khi niềng răng giảm đáng kể nên bạn sẽ đỡ ê hơn, và cấu tạo nhỏ gọn hơn giúp bạn dễ dàng vệ sinh hơn.
Thứ hai là niềng răng mắc cài sứ, phương pháp này có ưu điểm vượt trội và thẩm mỹ nhưng có nhược điểm là mắc cài dày hơn và dễ bong.
Thứ ba là niềng răng bằng máng trong suốt. Đây là phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn bởi những ưu điểm về tính thẩm mỹ và tiện lợi mà nó mang lại. Chỉ khi quan sát gần người khác mới biết được là bạn đang niềng răng. Máng có thể dễ dàng tháo lắp nên rất tiện cho vệ sinh hàng ngày. Nhược điểm là chi phí cao, đòi hỏi tính tự giác để đảm bảo thời gian đeo niềng liên tục mỗi ngày.
Để biết bản thân nên lựa chọn loại mắc cài nào, bạn nên dành thời gian nghiên cứu, hỏi ý kiến của những người đã từng niềng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến gặp nha sĩ để được tư vấn, thăm khám.
Theo Phụ Nữ Việt Nam
Nụ cười giúp chúng ta tạo thiện cảm với đối phương. Không những thế, nụ cười còn là liều thuốc giảm đau "miễn phí", có thể giúp tăng tuần hoàn máu, giảm stress, giúp cơ thể khoẻ khoắn, kích thích sáng tạo... Và để có được nụ cười đẹp, chúng ta phải có một nụ cười tươi tắn và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân trong cuộc sống có thể khiến bạn sở hữu một hàm răng lệch lạc. Bao gồm tính di truyền, do các thói quen xấu từ nhỏ như mút tay, thở miệng, đẩy lưỡi... Hoặc do một số dị tật như hở môi, hở hàm ếch, các bệnh loạn dưỡng cơ, thiếu cơ cắn hay đơn giản như thiếu mầm răng bẩm sinh... Ngoài ra nếu bạn có sẹo môi co kéo, lưỡi to cũng làm cho răng mọc lệch lạc.
Theo BS.CKII Hà Hải Anh (Phó Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện 198 - Bộ Công An): Cách tốt nhất để có hàm răng đều tăm tắp đó là niềng răng, hay còn gọi là chỉnh nha, nắn chỉnh răng.
BS.CKII Hà Hải Anh.
Cũng theo bác sĩ, hàm răng mọc lệch ngoài việc khiến mọi người mất tự tin mà còn ảnh hưởng đến cơ nhai và khớp thái dương hàm, dễ gây tổn thương răng nếu ngã...
Dù biết niềng răng đem lại hiệu quả tốt nhưng nhiều người không dám thực hiện vì còn có nhiều nỗi lo.
Bác sĩ lý giải những hiểu lầm liên quan đến niềng răng như sau:
PV: Thưa bác sĩ, niềng răng có làm cho răng yếu đi hay không?
BS.CKII Hà Hải Anh: Răng không yếu đi mà ngược lại bạn có thể ăn nhai tốt và răng còn chắc khoẻ khi bạn có một khớp cắn đúng. Đúng là mọi người có cảm nhận được sự lung lay nhẹ khi niềng răng nhưng đó chỉ là lung lay sinh lý khi răng di chuyển. Bác sĩ sẽ dùng lực rất nhẹ và liên tục để đảm bảo khi răng chạy sẽ có sự tạo xương bên cạnh sự tiêu xương.
PV: Nhiều người lo ngại việc niềng răng có thể gây ra tình trạng hóp má, bác sĩ nghĩ sao về điều này?
BS.CKII Hà Hải Anh: Thật ra không có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Tôi cho rằng khuôn mặt bị hóp có thể bởi vì người niềng răng ăn uống ít hơn nên gầy đi hoặc do cung răng thay đổi trong quá trình điều trị nhưng điều này không làm hóp má nhiều. Do đó khi niềng răng, mọi người nên nhớ chú ý ăn uống đầy đủ.
Khi niềng răng không yếu đi mà ngược lại bạn có thể ăn nhai tốt và răng còn chắc khoẻ khi bạn có một khớp cắn đúng.
PV: Nhiều người lo ngại niềng răng gây đau, điều này có đúng không thưa bác sĩ?
BS.CKII Hà Hải Anh: Điều này không sai. Tuy nhiên cảm giác đau không nhiều và tuỳ vào ngưỡng chịu đau của từng người. Sau mỗi lần tái khám, mọi người sẽ cảm thấy răng ê 3-5 ngày. Có bạn còn nói chờ mãi không thấy đau hoặc chỉ cảm thấy hơi ê ở mức chấp nhận được.
PV: Hiện trên thị trường có rất nhiều mắc cài, ưu và nhược điểm của chúng thế nào thưa ông?
BS.CKII Hà Hải Anh: Thường chia làm 3 loại. Đầu tiên là mắc cài kim loại truyền thống/tự buộc. Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống là sự lựa chọn của đa số mọi người do chi phí phải chăng và hiệu quả. Tuy nhiên nhược điểm của mắc cài kim loại là khi bạn cười, nói chuyện thì mọi người đều biết bạn đang niềng răng. Đây là điều mà nhiều người đã băn khoăn khi chọn loại mắc cài này.
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống là sự lựa chọn của đa số mọi người do chi phí phải chăng và hiệu quả.
Thứ hai là niềng răng mắc cài sứ, phương pháp này có ưu điểm vượt trội và thẩm mỹ nhưng có nhược điểm là mắc cài dày hơn và dễ bong.
Thứ ba là niềng răng bằng máng trong suốt. Đây là phương pháp được nhiều khách hàng lựa chọn bởi những ưu điểm về tính thẩm mỹ và tiện lợi mà nó mang lại. Chỉ khi quan sát gần người khác mới biết được là bạn đang niềng răng. Máng có thể dễ dàng tháo lắp nên rất tiện cho vệ sinh hàng ngày. Nhược điểm là chi phí cao, đòi hỏi tính tự giác để đảm bảo thời gian đeo niềng liên tục mỗi ngày.
Để biết bản thân nên lựa chọn loại mắc cài nào, bạn nên dành thời gian nghiên cứu, hỏi ý kiến của những người đã từng niềng. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến gặp nha sĩ để được tư vấn, thăm khám.
Theo Phụ Nữ Việt Nam