Mẹo nhỏ khiến thức ăn tránh bị ôi thiu ngày nắng oi bức
Mẹo nhỏ khiến thức ăn tránh bị ôi thiu ngày nắng oi bức. Thời tiết oi bức, nắng nóng mùa hè là nguyên nhân khiến thực phẩm dễ bị ôi thiu gây nên nhiều trường hợp bị ngộ độc thực phẩm. Dưới đây sẽ là một trong những mẹo nhỏ giúp thực phẩm được bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh ngày nắng.
Nội dung bài viết
Mẹo nhỏ khiến thức ăn tránh bị ôi thiu ngày nắng oi bức
Đối với thức ăn thừa
Thông thường, chúng ta hay có thói quen dùng màng bọc thực phẩm để bảo quản thực phẩm thừa cho vào tủ lạnh. Tuy nhiên, điều này thì không nên, bởi màng bọc thực phẩm khi ốp sát vào thực phẩm đã qua chế biến, đặc biệt là thực phẩm chứa dầu mỡ sẽ khiến chúng bị biến đổi dinh dưỡng.
Ngoài ra, nếu sử dụng màng bọc bảo quản không đảm bảo, còn khiến thực phẩm bị nhiễm độc. Do đó, tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm còn thừa lại vào hộp riêng, đậy nắp kín rồi cho vào tủ lạnh, thực phẩm sẽ tươi ngon và không bị ôi thiu. Đối với canh, không nên bảo quản quá 24 giờ trong tủ lạnh, trong khi đồ kho, mặn nên để ở vị trí mát nhất, cũng không nên để quá 3 ngày.
Đối với thức ăn thừa
Thông thường, chúng ta hay có thói quen dùng màng bọc thực phẩm để bảo quản thực phẩm thừa cho vào tủ lạnh. Tuy nhiên, điều này thì không nên, bởi màng bọc thực phẩm khi ốp sát vào thực phẩm đã qua chế biến, đặc biệt là thực phẩm chứa dầu mỡ sẽ khiến chúng bị biến đổi dinh dưỡng.
Ngoài ra, nếu sử dụng màng bọc bảo quản không đảm bảo, còn khiến thực phẩm bị nhiễm độc. Do đó, tốt nhất bạn nên bảo quản thực phẩm còn thừa lại vào hộp riêng, đậy nắp kín rồi cho vào tủ lạnh, thực phẩm sẽ tươi ngon và không bị ôi thiu. Đối với canh, không nên bảo quản quá 24 giờ trong tủ lạnh, trong khi đồ kho, mặn nên để ở vị trí mát nhất, cũng không nên để quá 3 ngày.
>>> Cùng xem những mẫu Quần jean ống đứng cao cấp độc đáo hoặc nhưng mẫu thời trang Quần jogger nam cao cấp mạnh mẽ sẽ giúp bạn tự tin hơn khi phối cùng Quần lót cao cấp thời thượng từ 4Men
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Đối với ác món chiên, rô ti…
Thực phẩm đã qua chế biến, vừa sử dụng xong cần phải đun sôi trở lại, để nguội rồi bỏ vào tủ lạnh, không được để ở ngoài ở nhiệt độ bình thường quá 2 giờ. Các món chiên, rôti...cần đổ ngập dầu rồi mới cho vào tủ lạnh, để món ăn không bị khô.
Đối với thịt, cá
Thịt, cá cần được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh là cách tốt nhất, để thực phẩm không bị ôi thiu. Nhưng để tránh trường hợp bị nhiễm khuẩn, vì rã đông qua lại nhiều lần bạn nên chia thành các phần nhỏ, tương ứng với từng bữa ăn của gia đình để tiện lợi cho việc rã đông cũng như bảo quan thực phẩm an toàn.
Đối với rau củ quả
Để bảo quản tốt nhất các loại rau củ quả, khi mua về bạn nên sơ chế trước bằng cách nhặt các lá úa, cắt bỏ rễ, rửa sạch, để ráo rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Cần bảo quản riêng từng loại, không nên bỏ chung hết vào 1 túi.
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Chỉnh lại nhiệt độ bảo quản
Ngăn mát tủ lạnh nên để nhiệt độ dưới 5oC và ngăn đá từ - 15 đến - 18oC, thùng giữ lạnh nên dùng đá sạch hoặc túi đá khô, thịt và rau sống nên được bảo quản ở 5oC hoặc thấp hơn để tươi lâu hơn.
Để riêng thực phẩm sống và chín
Vi khuẩn trong thịt sống, xâm nhập vào đồ ăn chín có thể gây ngộ độc, do đóđó hãy để thịt sống ở dưới cùng để nước thịt không dính vào đồ ăn khác. Ngoài ra, không dùng chung thớt để thái đồ sống và đồ chín, nếu muốn dùng chung, hãy rửa thật sạch giữa các lần dùng, bên cạnh đó rửa kĩ tay sau khi động vào thịt sống.
Đừng chất đầy tủ lạnh
Bên trong tủ lạnh, cần có những khoảng trống để lưu thông khí, tạo hiệu quả khi làm lạnh, một mẹo nhỏ để tiết kiệm không gian trong tủ lạnh đó là khi bạn dự trữ thực phẩm cho nhiều ngày là cất nước uống trong các thùng giữ lạnh, và để dành phần trống trong tủ lạnh để đựng thức ăn.
Ảnh minh họa.
Tổng hợp