Đừng chủ quan bệnh xương khớp về mùa lạnh rất nguy hiểm
Đừng chủ quan bệnh xương khớp về mùa lạnh rất nguy hiểm. Vào những ngày thời tiết chuyển lạnh, những người mắc bệnh xương khớp thường cảm nhận rõ những cơn đau, ê buốt gây cảm giác khó chịu và phiền toái trong cuộc sống.
Nội dung bài viết
Đừng chủ quan bệnh xương khớp về mùa lạnh rất nguy hiểm
Việt Nam có tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp cao
Tại một cuộc Hội thảo về căn bệnh này, nhóm tuổi được xác định mắc bệnh khớp nhiều nhất là sau tuổi 40, nhóm bệnh viêm khớp tăng cao nhất trong các bệnh lý của con người, hơn cả tim mạch và ung thư. Đặc biệt, thoái hóa khớp chiếm đến 50% trong nhóm bệnh viêm khớp. Tại Việt Nam, tỷ lệ người thoái hóa khớp trên 35 tuổi là 30%, trên 65 tuổi là 60% và trên 80 tuổi lên đến 85%.
Trong khi đó, kết quả một cuộc thăm dò đối với 1.000 người cao tuổi gặp vấn đề chung về bệnh tật lúc giao mùa cho thấy, cứ 10 người được hỏi thì có tới 8 người trả lời thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt làm cho các khớp xương của họ bị đau nhức. Với tỷ lệ này, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh khớp cao của khu vực và thế giới.
Vì sao mùa đông bệnh xương khớp lại gia tăng
Vào giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là ngày đông giá lạnh, những người mắc bệnh khớp thường cảm nhận rõ hơn tình trạng đau nhức, tê cứng, khó cử động… ở vùng bị tổn thương. Điều này khiến bệnh nhân khổ sở, giảm chất lượng cuộc sống.
Sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt… cùng tác động của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt máu, dịch khớp, sự kết tủa của muối, thay đổi nồng độ hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch… chính là nguyên nhân góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp khi giao mùa.
Trời rét kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông hơn. Điều đó khiến khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Hơn nữa khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hằng ngày cũng bị giảm đi, góp phần làm bệnh nặng thêm.
Ngoài ra, nguyên nhân gây đau khớp còn do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đủ, các yếu tố gây bệnh như phong – hàn – thấp cùng tác động xâm phạm đến kinh lạc – cơ – khớp, làm cho khí và huyết vận hành trong mạch lạc bị tắc trở.
Việt Nam có tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp cao
Tại một cuộc Hội thảo về căn bệnh này, nhóm tuổi được xác định mắc bệnh khớp nhiều nhất là sau tuổi 40, nhóm bệnh viêm khớp tăng cao nhất trong các bệnh lý của con người, hơn cả tim mạch và ung thư. Đặc biệt, thoái hóa khớp chiếm đến 50% trong nhóm bệnh viêm khớp. Tại Việt Nam, tỷ lệ người thoái hóa khớp trên 35 tuổi là 30%, trên 65 tuổi là 60% và trên 80 tuổi lên đến 85%.
Trong khi đó, kết quả một cuộc thăm dò đối với 1.000 người cao tuổi gặp vấn đề chung về bệnh tật lúc giao mùa cho thấy, cứ 10 người được hỏi thì có tới 8 người trả lời thời tiết lạnh hoặc ẩm ướt làm cho các khớp xương của họ bị đau nhức. Với tỷ lệ này, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh khớp cao của khu vực và thế giới.
Vì sao mùa đông bệnh xương khớp lại gia tăng
Vào giai đoạn chuyển mùa, đặc biệt là ngày đông giá lạnh, những người mắc bệnh khớp thường cảm nhận rõ hơn tình trạng đau nhức, tê cứng, khó cử động… ở vùng bị tổn thương. Điều này khiến bệnh nhân khổ sở, giảm chất lượng cuộc sống.
Sự thay đổi của thời tiết như nóng lạnh thất thường, lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt… cùng tác động của các yếu tố bên trong cơ thể như độ nhớt máu, dịch khớp, sự kết tủa của muối, thay đổi nồng độ hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch… chính là nguyên nhân góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp khi giao mùa.
Trời rét kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông hơn. Điều đó khiến khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Hơn nữa khi trời lạnh, các thói quen tập luyện hằng ngày cũng bị giảm đi, góp phần làm bệnh nặng thêm.
Ngoài ra, nguyên nhân gây đau khớp còn do sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể không đủ, các yếu tố gây bệnh như phong – hàn – thấp cùng tác động xâm phạm đến kinh lạc – cơ – khớp, làm cho khí và huyết vận hành trong mạch lạc bị tắc trở.
Cùng tham khảo những mẫu thời trang da đà điểu hàng hiệu, cùng những chiếc Ví nữ da đà điểu , Thắt lưng da đà điểu cá tính dành cho bạn
Trong đó hàn đóng một yếu tố quan trọng, vì vậy thời tiết lạnh và ẩm làm người bệnh đau tăng lên. Đặc biệt, ở người già, các chức năng hoạt động cơ thể bị suy yếu làm cho khí huyết giảm sút, không nuôi dưỡng được cân mạch, gây nên tình trạng đau và thoái hóa khớp.
Cách phòng tránh đau nhức xương khớp về mùa đông
Để đảm bảo hệ thống xương khớp khỏe mạnh trong mùa đông tốt nhất mọi người nên thực hiện các biện pháp phòng tránh sau đây:
– Giữ ấm cho cơ thể: Thời tiết lạnh làm cho độ kết dính niêm dịch của khớp tăng lên, tăng thêm trở ngại cho các hoạt động của khớp, khiến người bệnh viêm khớp thấy đau nhức các khớp. Vì thế khi trời chuyển lạnh bạn cần tăng cường giữ ấm cơ thể, tránh lao động quá sức…Việc giữ ẩm luôn là vấn đề cần được chú trọng nhất trong mùa đông, đặc biệt là đôi bàn chân.
– Nghỉ ngơi hợp lý: Để giảm đau người bệnh cần giảm hoạt động và áp lực cho khớp như dùng gậy chống, vịn tay, mang găng hay miếng dán ở các khớp xương; với người thừa cân thì cần giảm cân. Việc nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó, người bệnh cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế đạm, muối, sinh hoạt điều độ, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhưng vừa sức để giữ cho cơ thể được khỏe mạnh, khớp xương linh hoạt. Mỗi khi trời lạnh, cần giữ ấm toàn thân, nhất là bàn tay, bàn chân, đội mũ, đeo găng tay, đi tất, quàng khăn ấm, đeo khẩu trang khi ra ngoài đường. Có thể ngâm nước muối ấm bàn tay, bàn chân, sử dụng túi chườm nóng, lò sưởi, điều hoà nhiệt độ…