Dấu hiệu cảnh báo của nước tiểu bạn cần biết?
Dấu hiệu cảnh báo của nước tiểu bạn cần biết?. Hầu hết mọi người đều không có thói quen để ý tới hiện trạng nước tiểu nhưng trên thực tế màu sắc cũng như tính nhất quán của nước tiểu lại phản ánh những dấu hiệu bệnh tật mà bạn không hề biết.
Nội dung bài viết
Dấu hiệu cảnh báo của nước tiểu bạn cần biết?
Nước tiểu vẩn đục, có cặn
Nếu nước tiểu của bạn có nhiều vẩn đục hoặc có cặn thì có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu (UTI) hoặc sỏi thận. Trong trường hợp bị UTI nước tiểu cũng sẽ có mùi ammonia mạnh, mùi hôi hoặc thậm chí hơi ngọt. Đó là do vi khuẩn gây nhiễm trùng tạo ra mùi hôi như là một sản phẩm phụ rất đáng lo ngại.
Ngoài ra, nếu bạn gặp các triệu chứng khác như đi tiểu nhiều hơn nhưng chỉ đi tiểu ít hay đau hoặc cảm giác nóng bỏng khi đi tiểu, đau vùng bụng dưới thì hãy kiểm tra xem có bị nhiễm trùng đường tiểu hay không. Nếu đúng hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp.
Bên cạnh đó, tiêu thụ quá nhiều canxi hoặc phốt pho (có nhiều trong măng tây) cũng có thể làm cho nước tiểu có màu trắng hoặc như sữa. Nếu nước tiểu có bọt thì có thể cơ thể bạn đã bổ sung quá nhiều protein trong chế độ ăn uống hoặc gặp vấn đề về thận. Sau khi thay đổi chế độ ăn uống mà màu sắc của nước tiểu không thay đổi thì cần đi khám bác sĩ ngay.
Nước tiểu có màu đỏ
Thứ nhất, có thể do bạn ăn các thực phẩm như cà rốt, dâu tây, củ cải đường và rau đại hoàng. Một số hợp chất cung cấp cho màu sắc cho những thực phẩm đầy màu sắc này được bài tiết trong nước tiểu. Với trường hợp này, màu sắc của nước tiểu sẽ trở lại bình thường trong một ngày.
Thứ hai, nguyên nhân nước tiểu có màu đỏ hồng có thể do bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh lao.
Nếu đã thay đổi thực phẩm bạn ăn và dừng các loại thuốc đang dùng mà màu nước tiểu vẫn đỏ hoặc hồng thì đó không phải là dấu hiệu tốt chút nào. Nó có thể cảnh báo bạn đang có một khối u trong bàng quang hoặc thận, nếu bạn nhận thấy máu trong nước tiểu nguyên nhân có thể do bệnh sỏi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều đó cũng có thể báo hiệu một vấn đề với bệnh tiểu đường hoặc ngộ độc thủy ngân.
Nước tiểu có màu cam
Nếu nước tiểu của bạn có màu cam cũng không có gì phải lo lắng quá. Đây có thể là là do cơ thể đang bị mất nước nhẹ và bạn dễ dàng bổ sung nước để khắc phục được.
Một vài nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là do bạn đã ăn nhiều thực phẩm màu cam hoặc giàu beta-carotene được bài tiết qua nước tiểu. Sử dụng các chất bổ sung và thuốc như vitamin B tổng hợp và một số chất làm loãng máu cũng có thể khiến cho nước tiểu màu cam vàng như vậy.
Nhưng nếu bạn nhận thấy nước tiểu có màu cam phản quang thì nên đi khám vì vấn đề có thể nằm ở gan. Mức bilirubin cao do viêm gan bất thường của tế bào gan hoặc tắc nghẽn đường mật có thể làm thay đổi màu nước tiểu của bạn sang màu cam phản quang.
Nước tiểu có màu nâu
Ăn một lượng lớn các loại đậu hoặc lô hội có thể làm nước tiểu màu nâu. Một số loại thuốc đặc biệt là thuốc trị sốt rét, nhuận tràng và thuốc giãn cơ... cũng có thể là nguyên nhân gây ra điều này. Ngoài ra, tổn thương cơ do tập thể dục quá độ có thể dẫn đến một căn bệnh hiếm gặp được gọi là rhabdomyolysis và triệu chứng là nước tiểu màu nâu.
Ngoài ra, tình trạng rối loạn gan, thận như ung thư gan, xơ gan và viêm gan cấp đều có thể làm cho nước tiểu của bạn có màu nâu sẫm. Điều này chủ yếu xảy ra do sự bài tiết bilirubin thừa từ gan vào nước tiểu, đôi khi nước tiểu màu nâu có liên quan đến porphyria - rối loạn di truyền hiếm gặp của hồng cầu.
Nước tiểu vàng sẫm
Khi nước tiểu có màu vàng sẫm rất có thể vi khuẩn đã xâm nhập và gây tổn thương đường tiết niệu. Một biểu hiện nữa của nhiễm trùng đường tiết niệu là đau và nóng rát khi bạn đi tiểu.
Nước tiểu chuyển màu vàng như nước trà đặc trong một thời gian dài bạn cần tới bác sĩ để xác định xem cơ thể đang gặp phải chuyện gì. Nếu nước tiểu vàng sẫm đi kèm với các triệu chứng vàng da, mệt mỏi và đau bụng trên thì bạn đã bị mắc bệnh viêm gan.
Nước tiểu trắng như màu nước gạo
Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh, ví dụ viêm niệu đạo do lậu, chlamydia hay tiểu dưỡng chấp hay tiểu phosphate.
Nếu là bị viêm niệu đạo do lậu, chlamydia, ngoài biểu hiện nước tiểu có màu trắng đục thì bệnh nhân còn bị tiểu gắt buốt, đau lưng, sốt, tiểu có mủ. Trường hợp này cần sớm đến gặp bác sĩ.
Nước tiểu vẩn đục, có cặn
Nếu nước tiểu của bạn có nhiều vẩn đục hoặc có cặn thì có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu (UTI) hoặc sỏi thận. Trong trường hợp bị UTI nước tiểu cũng sẽ có mùi ammonia mạnh, mùi hôi hoặc thậm chí hơi ngọt. Đó là do vi khuẩn gây nhiễm trùng tạo ra mùi hôi như là một sản phẩm phụ rất đáng lo ngại.
Ngoài ra, nếu bạn gặp các triệu chứng khác như đi tiểu nhiều hơn nhưng chỉ đi tiểu ít hay đau hoặc cảm giác nóng bỏng khi đi tiểu, đau vùng bụng dưới thì hãy kiểm tra xem có bị nhiễm trùng đường tiểu hay không. Nếu đúng hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được điều trị thích hợp.
Bên cạnh đó, tiêu thụ quá nhiều canxi hoặc phốt pho (có nhiều trong măng tây) cũng có thể làm cho nước tiểu có màu trắng hoặc như sữa. Nếu nước tiểu có bọt thì có thể cơ thể bạn đã bổ sung quá nhiều protein trong chế độ ăn uống hoặc gặp vấn đề về thận. Sau khi thay đổi chế độ ăn uống mà màu sắc của nước tiểu không thay đổi thì cần đi khám bác sĩ ngay.
Nước tiểu có màu đỏ
Thứ nhất, có thể do bạn ăn các thực phẩm như cà rốt, dâu tây, củ cải đường và rau đại hoàng. Một số hợp chất cung cấp cho màu sắc cho những thực phẩm đầy màu sắc này được bài tiết trong nước tiểu. Với trường hợp này, màu sắc của nước tiểu sẽ trở lại bình thường trong một ngày.
Thứ hai, nguyên nhân nước tiểu có màu đỏ hồng có thể do bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh lao.
Nếu đã thay đổi thực phẩm bạn ăn và dừng các loại thuốc đang dùng mà màu nước tiểu vẫn đỏ hoặc hồng thì đó không phải là dấu hiệu tốt chút nào. Nó có thể cảnh báo bạn đang có một khối u trong bàng quang hoặc thận, nếu bạn nhận thấy máu trong nước tiểu nguyên nhân có thể do bệnh sỏi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Điều đó cũng có thể báo hiệu một vấn đề với bệnh tiểu đường hoặc ngộ độc thủy ngân.
Nước tiểu có màu cam
Nếu nước tiểu của bạn có màu cam cũng không có gì phải lo lắng quá. Đây có thể là là do cơ thể đang bị mất nước nhẹ và bạn dễ dàng bổ sung nước để khắc phục được.
Một vài nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là do bạn đã ăn nhiều thực phẩm màu cam hoặc giàu beta-carotene được bài tiết qua nước tiểu. Sử dụng các chất bổ sung và thuốc như vitamin B tổng hợp và một số chất làm loãng máu cũng có thể khiến cho nước tiểu màu cam vàng như vậy.
Nhưng nếu bạn nhận thấy nước tiểu có màu cam phản quang thì nên đi khám vì vấn đề có thể nằm ở gan. Mức bilirubin cao do viêm gan bất thường của tế bào gan hoặc tắc nghẽn đường mật có thể làm thay đổi màu nước tiểu của bạn sang màu cam phản quang.
Nước tiểu có màu nâu
Ăn một lượng lớn các loại đậu hoặc lô hội có thể làm nước tiểu màu nâu. Một số loại thuốc đặc biệt là thuốc trị sốt rét, nhuận tràng và thuốc giãn cơ... cũng có thể là nguyên nhân gây ra điều này. Ngoài ra, tổn thương cơ do tập thể dục quá độ có thể dẫn đến một căn bệnh hiếm gặp được gọi là rhabdomyolysis và triệu chứng là nước tiểu màu nâu.
Ngoài ra, tình trạng rối loạn gan, thận như ung thư gan, xơ gan và viêm gan cấp đều có thể làm cho nước tiểu của bạn có màu nâu sẫm. Điều này chủ yếu xảy ra do sự bài tiết bilirubin thừa từ gan vào nước tiểu, đôi khi nước tiểu màu nâu có liên quan đến porphyria - rối loạn di truyền hiếm gặp của hồng cầu.
Nước tiểu vàng sẫm
Khi nước tiểu có màu vàng sẫm rất có thể vi khuẩn đã xâm nhập và gây tổn thương đường tiết niệu. Một biểu hiện nữa của nhiễm trùng đường tiết niệu là đau và nóng rát khi bạn đi tiểu.
Nước tiểu chuyển màu vàng như nước trà đặc trong một thời gian dài bạn cần tới bác sĩ để xác định xem cơ thể đang gặp phải chuyện gì. Nếu nước tiểu vàng sẫm đi kèm với các triệu chứng vàng da, mệt mỏi và đau bụng trên thì bạn đã bị mắc bệnh viêm gan.
Nước tiểu trắng như màu nước gạo
Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh, ví dụ viêm niệu đạo do lậu, chlamydia hay tiểu dưỡng chấp hay tiểu phosphate.
Nếu là bị viêm niệu đạo do lậu, chlamydia, ngoài biểu hiện nước tiểu có màu trắng đục thì bệnh nhân còn bị tiểu gắt buốt, đau lưng, sốt, tiểu có mủ. Trường hợp này cần sớm đến gặp bác sĩ.
- >>> Xem thêm:
- Thắt lưng
- Ví da
- giày da cá sấu