Các mẹ cần biết vệ sinh mũi cho bé thế nào là đúng cách
Các mẹ cần biết vệ sinh mũi cho bé thế nào là đúng cách. Hắt hơi, nghẹt mũi, đau nhức khiến bé quấy khóc là những triệu chứng hết sức phổ biến mùa đông. Do đó, việc vệ sinh mũi là điều hết sức cần thiết để phòng ngừa những bệnh có liên quan đến đường hô hấp.
Nội dung bài viết
Các mẹ cần biết vệ sinh mũi cho bé thế nào là đúng cách
Vệ sinh mũi có vai trò như 'quét nhà đẩy rác'
Vệ sinh mũi có vai trò rất quan trọng trong việc điều trịvà phòng bệnh cho trẻ đặc biệt khi giao mùa và mùa lạnh, là thời kì bùng phát các dịch bệnh đường hô hấp, đặc biệt là virus. Mà trẻ ở các dịch bệnh này thì 80% gây bệnh lý tai mũi họng cho trẻ con nguyên nhân do virus. Khi mắc bệnh thì các dịch xuất ra trong mũi. Các dịch này là cơ chế tự nhiên của cơ thể tiết ra để tăng kháng thể, đẩy virus vi khuẩn khỏi cơ thể. Tuy nhiên việc tăng tiết quá nhiều lại gây ngạt tắc mũi, làm em bé bị ảnh hưởng hô hấp, thở ít đi, khò khè, sụt sịt thậm chí gây ho thúng thắng.
Nếu dịch nhầy này không được đẩy đi thì lại là môi trường tốt cho vi khuẩn phát sinh và phát triển, vì trong dịch nhầy cho rất nhiều protein nên vi khuẩn phát triển rất nhanh nếu bị bội nhiễm với những em bé yếu. Vì vậy khi các dịch viêm, chất nhầy ứ đọng trong mũi thì việc vệ sinh rất quan trọng. Người ta ví việc vệ sinh giống như động tác quét nhà để đẩy rác thải ra khỏi nhà.
Vệ sinh mũi có vai trò như 'quét nhà đẩy rác'
Vệ sinh mũi có vai trò rất quan trọng trong việc điều trịvà phòng bệnh cho trẻ đặc biệt khi giao mùa và mùa lạnh, là thời kì bùng phát các dịch bệnh đường hô hấp, đặc biệt là virus. Mà trẻ ở các dịch bệnh này thì 80% gây bệnh lý tai mũi họng cho trẻ con nguyên nhân do virus. Khi mắc bệnh thì các dịch xuất ra trong mũi. Các dịch này là cơ chế tự nhiên của cơ thể tiết ra để tăng kháng thể, đẩy virus vi khuẩn khỏi cơ thể. Tuy nhiên việc tăng tiết quá nhiều lại gây ngạt tắc mũi, làm em bé bị ảnh hưởng hô hấp, thở ít đi, khò khè, sụt sịt thậm chí gây ho thúng thắng.
Nếu dịch nhầy này không được đẩy đi thì lại là môi trường tốt cho vi khuẩn phát sinh và phát triển, vì trong dịch nhầy cho rất nhiều protein nên vi khuẩn phát triển rất nhanh nếu bị bội nhiễm với những em bé yếu. Vì vậy khi các dịch viêm, chất nhầy ứ đọng trong mũi thì việc vệ sinh rất quan trọng. Người ta ví việc vệ sinh giống như động tác quét nhà để đẩy rác thải ra khỏi nhà.
Nếu bạn đang tìm mua Phụ kiện nam hiện đại. Hãy đến với aKmen để cập nhật thêm những mẫu Ví da nam đang HOT. Đặc biệt là những kiểu Ví da ngang dành cho các bạn trai thanh lịch kết hợp với quần tây đầy tự tin.
Cách vệ sinh mũi đúng cách và an toàn
Dùng bóng hút
Phương pháp này thích hợp cho sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặt trẻ nằm ngửa, lần lượt làm từng bên. Nhỏ 2 - 6 giọt nước muối sinh lý vào một bên lỗ mũi, chờ một lát. Bóp xẹp quả bóng đẩy không khí ra rồi nhẹ nhàng đưa đầu hút của quả bóng vào mũi trẻ. Thả tay để dịch nhầy và mũi bị hút vào trong bóng. Bóp đẩy khí và dịch trong bóng vào giấy vệ sinh. Lặp lại cho đến khi nào sạch mũi (chỉ thấy nước trong).
Dùng dây hút mũi: Cách này tương tự như dùng bóng hút, chỉ khác là người lớn dùng miệng hút mũi của trẻ thông qua hệ thống dây một chiều. Tuyệt đối không được thổi hơi vào dây khi vệ sinh mũi sẽ làm vi khuẩn đi ngược vào mũi trẻ.
Dùng chai xịt phun sương
Trước hết, bạn cần lấy bớt nhầy mũi cho trẻ. Nếu trẻ lớn hãy hướng dẫn cho trẻ xì mũi. Trẻ nhỏ dùng giấy ăn loại sạch mịn, cuộn thành bấc sâu kèn, nhẹ nhàng đưa vào mũi trẻ để thấm hút bớt nước và kéo ra theo một chút nhầy. Sau đó xịt mỗi bên 1-2 nhát, chú ý để đầu chai xịt hướng ra phía ngoài má.
Bơm rửa mũi
Là cách rửa mũi mà bơm nước vào bên này sau đó nó chảy ra bên kia. Đây là phương pháp gây nhiều tranh cãi nhất về vấn đề gây ra viêm tai giữa. Vậy có nên làm phương pháp này không? Hoàn toàn có thể nếu phụ huynh được chỉ dẫn cách làm đúng và đứa trẻ hợp tác hoặc ít ra là không phản kháng. Bởi hầu hết trẻ con không ưa cách vệ sinh mũi này nên thường la khóc giãy đạp rất mạnh. Như vậy, bố mẹ không nên dùng phương pháp này cho trẻ, vì nhầy mũi chưa lấy được mà đã làm con hoảng sợ, đó cũng là một loại chấn thương tâm lý.
Bên cạnh đó, trước khi rửa mũi, bố mẹ cần vệ sinh tay mình thật sạch sẽ, tránh để các vi khuẩn từ tay xâm nhập vào mũi hoặc miệng trẻ. Kiểm tra lại bình xịt, đầu lọ dạng xịt không có gờ để đảm bảo an toàn cho vùng da trong lỗ mũi của trẻ.
Đặt bé nằm nghiêng đầu sang một bên, kê mông cao hơn đầu. Đặt vòi phun chai nước muối vào sát vách lỗ mũi của trẻ, xịt và ấn giữ liên tục dung dịch vào một bên mũi, để dịch từ từ chảy qua mũi bên kia. Nhẹ nhàng lau sạch chất nhầy chảy ra từ mũi trẻ để ngăn ngừa kích ứng da. Nên rửa mũi cho trẻ khi trẻ trước giờ ăn, ngày có thể rửa 2-3 lần tùy mức độ.