Biết bơi vẫn có thể chết đuối, cha mẹ cần chú ý khi đưa con đi bơi
Biết bơi vẫn có thể chết đuối, cha mẹ cần chú ý khi đưa con đi bơi. Nhiều cha mẹ cho rằng, nếu trẻ đã biết bơi thì hoàn toàn yên tâm khi con đi bơi và chuyện đuối nước là tình huống không thể. Tuy nhiên, đây lại là quan điểm sai lầm, bởi trên thực tế rất nhiều người
Nội dung bài viết
Biết bơi vẫn có thể chết đuối, cha mẹ cần chú ý khi đưa con đi bơi
Trẻ biết bơi vẫn có thể chết đuối, nguyên nhân do đâu?
Trẻ biết bơi vẫn có thể chết đuối, nguyên nhân do đâu?
Liên quan đến vấn đề trên, Đội trưởng đội cứu nạn, cứu hộ PCCC Thành phố Hà Nội, Trung tá Khúc Nguyên Khánh chia sẻ trong chương trình "Chào buổi tối' cho hay, nguyên nhân khiến trẻ dễ dàng bị đuối là do trẻ có tính hiếu động, đi từ chỗ nông đến chỗ sâu và khi chân không chạm được đến đáy bể bơi, dẫn đến tình trạng hoảng hốt, hoặc khi đang bơi có cảm giác chân không chạm đáy liền bị giật mình, khiến nhịp tim và nhịp thở tăng rất nhanh, lúc này mũi và miệng bị sùi nước dễ dẫn đến tình trạng bị sặc nước và ngạt nước ngay trong giai đoạn này.
Đội trưởng đội cứu nạn, cứu hộ PCCC Thành phố Hà Nội, Trung tá Khúc Nguyên Khánh
Trung tá cũng cho hay, theo thông tin của các chuyên gia trong ngành, giai đoạn chìm dưới nước là giai đoạn ngất, từ phút thứ 2 đến thứ 4 là giai đoạn thở dưới nước, từ phút thứ 4 trở đi là chết lâm sàng, do đó nếu không được cứu trước 8 phút thì khả năng tử vong rất cao.
"Một số trường hợp, dù mức bể bơi rất thấp nhưng vẫn xảy ra tai nạn thương tâm, nguyên nhân này do trẻ mắc bệnh lý tim mạch, huyết áp, hoặc do khi xuống nước bị thay đổi đột ngột nhiệt độ của môi trường, dẫn đến trẻ có những phản xạ giật mình, co cứng hoặc chuột rút vẫn rất dễ bị đuối nước dù nước không vượt qua tầm đầu', Đội trưởng Nguyên Khánh nhấn mạnh.
Ngoài ra, anh cũng chỉ thêm một số nguyên nhân khác khiến trẻ biết bơi vẫn đuối nước là do chưa tuân thủ một quy trình nhất định, trước khi bơi cần khởi động làm nóng người, làm nóng cơ, làm mềm các khớp, tiếp nước làm quen với nhiệt độ cũng như nhịp thở dưới nước. Nếu làm đúng quy trình này sẽ không bị ngợp nước.
Bên cạnh đó phải kế đến tình huống, nhiều trẻ thách đồ nhau nhảy từ trên cầu xuống nước hoặc trẻ nhảy xuống nước từ trên cao đụng trúng trẻ ở dưới, sự va đập mạnh này gây ra chấn thương. Trong khoảnh khắc nhất định thần kinh sẽ không điều khiển được hành vi chân tay cũng dễ dẫn đến ngộp nước hoặc tử vong.
Làm thế nào để bảo đảm an toàn khi cho trẻ đi bơi?
Trước những nguyên nhân xảy ra những tai nạn đáng tiếc cho trẻ nhỏ khi đi bơi và để trẻ có một mùa hè khoẻ mạnh, Trung tá Nguyên Khánh khuyên rằng: "Các phụ huynh lưu ý nên thương xuyên giám sát con em mình. Đối với những trẻ đã biết bơi, không được chủ quan mà phải có các thiết bị an toàn kèm theo như: Phao bơi, kính bơi...Bên cạnh đó, bể bơi tìm đến phải có bảo vệ sẵn sàn ứng cứu trong các trường hợp rủi ro".
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)
Đội trưởng đội cứu nạn, cứu hộ PCCC cũng nhấn mạnh, nên cho trẻ học bơi một cách bài bản về kĩ năng bơi, lặn ở các trung tâm uy tín. Tuyệt đối không cho con học bơi tại những địa điểm tự phát như: ao, hồ...nơi hoang vắng không có người cũng như thiết bị bảo hộ, đảm bảo an toàn tính mạng.
Theo hướng dẫn cụ thể của trung tâm Eboi trên trang web cá nhân cho hay:
Bơi ếch là một trong bốn kiểu bơi cơ bản cùng với trườn sấp, ngửa, bướm. Gọi là bơi ếch bởi động tác bơi giống động tác của con ếch khi bơi. Con ếch có tay ngắn chân dài (tới nách). Chân ếch có màng da giữa các ngón chân nên đạp nước cực hiệu quả. Tay ếch tuy ngắn, nhưng rất khỏe, chủ yếu giúp vươn đầu lên thở.
Trước khi tập bơi dưới nước được thuần thục, cần học bơi cạn để nắm vững các kĩ năng. Các bước tập tay bơi ếch trên cạn bao gồm:
- Đứng khom người về phía trước. Đầu hơi cúi xuống, mắt nhìn thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng phía trước, lòng bàn tay úp xuống đất.
- Hai tay quạt mạnh ra 2 bên và xuống dưới, lòng bàn tay hướng ra 2 bên, đầu ngước lên, miệng há ra thở vào. Hô: chèo mạnh!
- Khi 2 tay kéo tới ngang vai, lập tức khép nhanh, thu 2 khuỷu tay (cùi chỏ) gần sát vào nhau và duỗi thẳng về phía trước như tư thế ban đầu.
Để dễ nhớ vừa tập vừa hô: Chèo mạnh (Hay đè mạnh) Khép nhanh… duỗi thẳng… Và cứ thế tập cho đến khi nhuần nhuyễn.
Gọi là bơi ếch bởi vì chân và tay người quạt và đẩy nước giống như chân và tay con ếch khi bơi. Trong bơi ếch, lực đạp nước của chân lớn hơn nhiều lực quạt nước của tay, và tốc độ bơi ếch sẽ do kỹ thuật đạp chân quyết định. Tay quạt nước chủ yếu làm cho đầu nổi lên mặt nước để thở. Muốn bơi ếch tốt, cần phối hợp chân và tay nhịp nhàng, đúng thời điểm. Phối hợp chân tay không đúng, lực nọ triệt tiêu lực kia làm không bơi được mà rất mệt.