Thưởng thức cơm Tàu đúng điệu trong hẻm nhỏ Sài Gòn
Sau bao nhiêu năm, giờ những món ăn truyền thống của họ vẫn còn nguyên vẹn, với vô số những tiệm ăn nằm ở khu vực quận 5 và quận 11 Sài Gòn.
Nội dung bài viết
Có mặt ở khu chợ lớn từ hàng trăm năm trước theo đoàn người di dân tới miền Nam Việt Nam, những người Trung Hoa lập chợ, sinh sống và cũng đem tới cả xì dầu, bánh bao, cải bẹ, mì, cơm... Sau bao nhiêu năm, giờ những món ăn truyền thống của họ vẫn còn nguyên vẹn, với vô số những tiệm ăn nằm ở khu vực quận 5 và quận 11 Sài Gòn.
cơm tàu Sài Gòn ngày nay rất khác biệt so với những gì bạn mường tượng. Hãy dừng chân trước con hẻm 63 Lý Thường Kiệt, quận 11, trung tâm của Chợ Lớn, nơi người Hoa tập trung sinh sống bao đời, đi men tầm 20 m theo con hẻm rộng chừng hai làn xe máy, bạn sẽ tới số nhà 21 có cửa sắt xếp, bên phải treo ban thờ các vị thần cầu tài lộc, bình an Trung Hoa. Bạn sẽ thấy một tấm biển cũ kỹ ghi: Tiệm cơm truyền ký bằng hai thứ tiếng Việt và Trung. Cứ mạnh dạn mà bước vào trong nhà rồi men theo cầu thang gỗ đi lên lầu hai. Khung cảnh của một tửu quán như trong Thủy Hử hiện ra.
Đó là tiệm cơm Tàu khá nổi tiếng ở Sài Gòn. Tiệm cơm này của người Hẹ, tức người Khách Gia di cư từ Phúc Kiến có lịch sử hơn 70 năm, khởi nguồn từ chiếc xe đẩy bán cơm của ông Nguyễn Hữu Truyền để lại người cháu Huỳnh Nhật Tài, chủ tiệm hiện nay. Quán chỉ mở từ trưa và quá 8h tối là hết.
Tiệm cơm nhỏ, hơi chật chội nhưng khá sạch sẽ, không vương giấy ăn hay thức ăn thừa. Bàn ghế không mới nhưng gọn gàng. Đây đó, những câu đối đỏ to nhỏ được dán, đính phất phơ trên tường. Ông chủ tiệm trạc tứ tuần, đầu hói, bụng phệ nói với người phục vụ bằng thứ ngôn ngữ lanh lảnh, cao vút ở âm cuối.
Tiệm cơm Truyền Ký nổi tiếng với các món ẩm thực đặc trưng như gà hấp muối (món đinh của tiệm), gà xối mỡ, đậu hũ Đông Giang, thú linh chiên giòn, giò heo phá lấu, khoai môn hấp heo quay, bao tử heo xào cải chua, dồi trường xào hành gừng hay bông hẹ, bò xào Tàu xì, trứng ba màu, hột vịt muối chưng thịt, canh tàu hũ cá viên bông hành, canh tần ô cá viên…
Gần một trăm món ăn chế biến từ các loại nguyên liệu như gà, heo, bò, thủy hải sản với những loại rau và gia vị đặc trưng như rau cải, bông hẹ, atisô, xì dầu, tàu xì, đậu hũ… sẽ khiến bạn hoa mắt chóng mặt khi gọi món.
Hãy nghe theo chỉ dẫn của người từng ăn cơm Tàu Truyền Ký, nhất quyết không thể bỏ qua món gà hấp muối. Bí quyết của món này luôn được duy trì và giữ kín suốt bao nhiêu năm qua, để tạo ra một món ăn đủ tự tin vỗ ngực xưng tên giữa thủ phủ ẩm thực Chợ Lớn.
Gà hấp muối được chế biến từ gà ta có trọng lượng từ 1 kg đến 1,2 kg bởi ở giai đoạn phát triển này, thịt gà ngọt mềm, da gà béo ngậy và giòn. Sau khi được làm sạch, gà được thoa muối bên ngoài, rồi đem vào hấp vừa đúng lửa theo bí quyết làm sao cho thịt vừa chín tới, da căng mọng, vàng óng ả.
Sau khi kêu món gà muối, một câu lệnh lảnh lót vang lên, lập tức gà được nhà bếp dùng tay xé ra, trộn với muối, tiêu và gia vị. Ăn gà hấp muối phải có thêm một đĩa muối tiêu trộn với dầu cải và mỡ gà óng ả thì chuẩn Truyền Ký, không lẫn với bất kỳ món gà hấp muối của nơi nào khác.
Gà hấp muối Truyền Ký hoàn toàn khác gà luộc hay gà xé phay ngoài Bắc, chẳng giống cơm gà ở miền Trung hay món gà tộc quay thơm nức nở trên Phố núi Pleiku ăn với cơm lam. Thịt gà hấp muối Truyền Ký ăn mềm, ngọt, dai nhưng không bở, phần da nhai giòn sần sật do ngấm muối.
Ở khu vực Chợ Lớn, cũng có một nhãn hiệu gà hấp muối nổi tiếng khác là Gà Lão Mã (Mã Khương) ở một con hẻm trên đường Trần Phú, quận 5. Gà hấp muối của Lão Mã mang đậm phong cách Quảng Đông, bởi được hấp kèm dầu mè và cải bẹ đặc trưng, vốn được trồng ở vùng Bình Đông xa xưa khi người Tiều mới đặt chân đến Gia Định.
Trong lúc chờ đợi món gà hấp muối, bạn nên kêu một đĩa thú linh (hay còn gọi là khấu linh) chiên giòn để khai vị, vốn cũng là một món "đinh" của tiệm. Thú linh là phần khấu đuôi heo được chiên giòn rụm nhưng sau miếng cắn là vị béo ngậy ùa ra, kết hợp với nước chấm ngòn ngọt tạo món ăn miễn chê.
Nếu bạn thuộc tuýp ăn khỏe, dùng xong phần gà hấp muối mà vẫn thòm thèm, hãy gọi cơm trắng ăn với trứng ba màu gồm trứng vịt tươi đúc trứng bắc thảo. Màu vàng của trứng tươi, kết hợp màu hổ phách của lòng trắng trứng bắc thảo và màu đen của lòng đỏ tạo thành một thức đồ ăn đậm chất Tàu và thực sự quyến rũ. Xới bát cơm nóng hổi, ăn cùng trứng ba màu sẽ khiến bạn chết mê chết mệt. Hai người ăn no "không đứng lên được" hết hơn 300.000 đồng.
Một buổi chiều tà, khi đang ngồi chờ món tại tiệm cơm Truyền Ký, giữa không gian mờ tỏ, giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, chợt nhớ đến bài thơ “Trung Hoa” của cố thi sĩ Lưu Quang Vũ, với những câu thơ đầy ám ảnh:
“Ào ạt Hoàng Hà
Quán núi đêm hàn rượu nóng
Vạt áo xanh giang hồ
Những mắt xếch Võ Tòng
Những đầm sâu Thuỷ Hử
Người đi như nước đông trong cỏ
Sáng suốt và tối tăm
Uyên thâm mà nhẹ dạ
Tin ngay mọi điều, dám làm tất cả
Cái người Tàu kỳ lạ
Ngồi dầm củ cải giữa đêm khuya...”
Ông chủ tiệm, bụng béo luôn miệng cười hề hề, lòng đầy cảm khái, là một trong những người Hoa lạc bước đến Việt Nam, coi đây là xứ sở, nhẫn nại làm lụng trồng cải bẹ, nặn bánh bao và làm xì dầu.
Theo Ngoisao
Con ngõ nhỏ nơi bán cơm Tàu. |
Đó là tiệm cơm Tàu khá nổi tiếng ở Sài Gòn. Tiệm cơm này của người Hẹ, tức người Khách Gia di cư từ Phúc Kiến có lịch sử hơn 70 năm, khởi nguồn từ chiếc xe đẩy bán cơm của ông Nguyễn Hữu Truyền để lại người cháu Huỳnh Nhật Tài, chủ tiệm hiện nay. Quán chỉ mở từ trưa và quá 8h tối là hết.
Tiệm cơm nhỏ, hơi chật chội nhưng khá sạch sẽ, không vương giấy ăn hay thức ăn thừa. Bàn ghế không mới nhưng gọn gàng. Đây đó, những câu đối đỏ to nhỏ được dán, đính phất phơ trên tường. Ông chủ tiệm trạc tứ tuần, đầu hói, bụng phệ nói với người phục vụ bằng thứ ngôn ngữ lanh lảnh, cao vút ở âm cuối.
Tiệm cơm Truyền Ký nổi tiếng với các món ẩm thực đặc trưng như gà hấp muối (món đinh của tiệm), gà xối mỡ, đậu hũ Đông Giang, thú linh chiên giòn, giò heo phá lấu, khoai môn hấp heo quay, bao tử heo xào cải chua, dồi trường xào hành gừng hay bông hẹ, bò xào Tàu xì, trứng ba màu, hột vịt muối chưng thịt, canh tàu hũ cá viên bông hành, canh tần ô cá viên…
Món gà hấp muối "thần thánh" mà gần như thực khách nào vào quán cũng gọi. Ảnh: Foody |
Hãy nghe theo chỉ dẫn của người từng ăn cơm Tàu Truyền Ký, nhất quyết không thể bỏ qua món gà hấp muối. Bí quyết của món này luôn được duy trì và giữ kín suốt bao nhiêu năm qua, để tạo ra một món ăn đủ tự tin vỗ ngực xưng tên giữa thủ phủ ẩm thực Chợ Lớn.
Gà hấp muối được chế biến từ gà ta có trọng lượng từ 1 kg đến 1,2 kg bởi ở giai đoạn phát triển này, thịt gà ngọt mềm, da gà béo ngậy và giòn. Sau khi được làm sạch, gà được thoa muối bên ngoài, rồi đem vào hấp vừa đúng lửa theo bí quyết làm sao cho thịt vừa chín tới, da căng mọng, vàng óng ả.
Sau khi kêu món gà muối, một câu lệnh lảnh lót vang lên, lập tức gà được nhà bếp dùng tay xé ra, trộn với muối, tiêu và gia vị. Ăn gà hấp muối phải có thêm một đĩa muối tiêu trộn với dầu cải và mỡ gà óng ả thì chuẩn Truyền Ký, không lẫn với bất kỳ món gà hấp muối của nơi nào khác.
Gà hấp muối Truyền Ký hoàn toàn khác gà luộc hay gà xé phay ngoài Bắc, chẳng giống cơm gà ở miền Trung hay món gà tộc quay thơm nức nở trên Phố núi Pleiku ăn với cơm lam. Thịt gà hấp muối Truyền Ký ăn mềm, ngọt, dai nhưng không bở, phần da nhai giòn sần sật do ngấm muối.
Trứng ba màu, thú linh chiên giòn, bông hẹ xào mực... là những món ăn truyền thống ở tiệm Truyền Ký. |
Trong lúc chờ đợi món gà hấp muối, bạn nên kêu một đĩa thú linh (hay còn gọi là khấu linh) chiên giòn để khai vị, vốn cũng là một món "đinh" của tiệm. Thú linh là phần khấu đuôi heo được chiên giòn rụm nhưng sau miếng cắn là vị béo ngậy ùa ra, kết hợp với nước chấm ngòn ngọt tạo món ăn miễn chê.
Nếu bạn thuộc tuýp ăn khỏe, dùng xong phần gà hấp muối mà vẫn thòm thèm, hãy gọi cơm trắng ăn với trứng ba màu gồm trứng vịt tươi đúc trứng bắc thảo. Màu vàng của trứng tươi, kết hợp màu hổ phách của lòng trắng trứng bắc thảo và màu đen của lòng đỏ tạo thành một thức đồ ăn đậm chất Tàu và thực sự quyến rũ. Xới bát cơm nóng hổi, ăn cùng trứng ba màu sẽ khiến bạn chết mê chết mệt. Hai người ăn no "không đứng lên được" hết hơn 300.000 đồng.
Một buổi chiều tà, khi đang ngồi chờ món tại tiệm cơm Truyền Ký, giữa không gian mờ tỏ, giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, chợt nhớ đến bài thơ “Trung Hoa” của cố thi sĩ Lưu Quang Vũ, với những câu thơ đầy ám ảnh:
“Ào ạt Hoàng Hà
Quán núi đêm hàn rượu nóng
Vạt áo xanh giang hồ
Những mắt xếch Võ Tòng
Những đầm sâu Thuỷ Hử
Người đi như nước đông trong cỏ
Sáng suốt và tối tăm
Uyên thâm mà nhẹ dạ
Tin ngay mọi điều, dám làm tất cả
Cái người Tàu kỳ lạ
Ngồi dầm củ cải giữa đêm khuya...”
Ông chủ tiệm, bụng béo luôn miệng cười hề hề, lòng đầy cảm khái, là một trong những người Hoa lạc bước đến Việt Nam, coi đây là xứ sở, nhẫn nại làm lụng trồng cải bẹ, nặn bánh bao và làm xì dầu.
Theo Ngoisao