Cách chọn ôtô đối lập của người Việt hai miền
Ở miền Bắc, làn sóng xe Hàn đang nổi lên mạnh mẽ như một lựa chọn thay thế cho xe Nhật, đặc biệt ở phân khúc xe nhỏ, dành cho người mua xe lần đầu. Nhưng bức tranh này lại không dành cho miền...
Nội dung bài viết
Ở miền Bắc, làn sóng xe Hàn đang nổi lên mạnh mẽ như một lựa chọn thay thế cho xe Nhật, đặc biệt ở phân khúc xe nhỏ, dành cho người mua xe lần đầu. Nhưng bức tranh này lại không dành cho miền Nam, nơi khách hàng chưa sẵn sàng cho xe nhỏ.
Hết nửa đầu 2014, tổng doanh số toàn ngành đạt 103.500 xe, trong đó riêng VAMA là 91.711 xe, với miền Bắc 42.702 xe, miền Nam 37.102 xe và miền Trung thấp nhất 11.907 xe. Khách hàng phía Bắc vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 46,6%, phía Nam 40,5%.
Phần chênh lệch khoảng 5.600 xe giữa hai đầu đất nước phần lớn đến từ những mẫu xe nhỏ, nơi mức tiêu thụ ở miền Bắc gấp 1,5-2 lần so với miền Nam. Trong 10 mẫu xe bán chạy nhất nửa đầu 2015, thì có tới 8 mẫu xe miền Bắc vượt, chỉ có 2 mẫu miền Nam vượt là Fortuner và Innova.
Cả 8 mẫu xe trên đều nằm ở phân khúc cỡ nhỏ, với tỷ lệ như sau:
Mazda CX-5 có tỷ lệ cách biệt cao nhất giữa hai miền, miền Bắc cao gấp 2,3 lần. Cạnh đó, Toyota Vios, Kia K3 hay Toyota Altis, Mazda3 cũng có tỷ lệ gần 2 lần. Hai mẫu duy nhất miền Bắc thấp hơn miền Nam là Fortuner tỷ lệ 0,7 và Innova 0,5, tức miền Nam mua nhiều gấp đôi miền Bắc.
Giải thích cho sự chênh lệch này, một chuyên gia từ Toyota cho biết, doanh số khác biệt lớn đến từ thị hiếu tiêu dùng cũng như mục đích sử dụng của khách hàng ở mỗi miền.
Thời tiết miền Bắc khắc nghiệt nên ước mong có xe hơi thiết thực hơn miền Nam. Đồng thời, văn hóa khách hàng ở đây muốn thể hiện địa vị xã hội, đẳng cấp bản thân, coi ôtô là tài sản lớn, nên nhu cầu mua xe lớn hơn, đặc biệt ở phân khúc xe cỡ nhỏ, nơi những khách hàng mua xe lần đầu dễ với tới nhất.
Ngược lại, người phía Nam thường không quá quan trọng việc "phải mua được ôtô" nếu tích lũy tài chính chưa đủ lớn. Khí hậu hài hòa khiến xe máy vẫn là một phương tiện dễ dàng chấp nhận. Hơn nữa, người phía Nam có thói quen chi tiêu cho cuộc sống thường ngày hơn là quan tâm xây đắp tài sản lớn như nhà, xe.
Điều đó có nghĩa, khách hàng miền Nam thường có xu hướng đã mua xe là mua xe to, chở được nhiều người. Người dân ở đây thường thích di chuyển nhiều người như gia đình, bạn bè vào dịp cuối tuần, bên cạnh đó, nhiều nhà máy, cơ quan, tổ chức cần sử dụng nên nhu cầu mua xe để kinh doanh cũng tăng đáng kể, giải thích cho việc Innova và Fortuner, hai dòng xe đa dụng bán chạy gấp đôi miền Bắc.
Kiểu mua xe này còn thấy rõ qua chiếc SUV Everest của Ford. Nếu phiên bản số tự động bán ngang nhau ở cả hai miền (174 xe miền Bắc và 165 xe miền Nam) thì phiên bản số sàn lại nhỉnh hơn hẳn ở miền Nam với 228 chiếc, trong khi miền Bắc chỉ 154 chiếc. Nhu cầu cá nhân thường chọn số tự động, trong khi số sàn sử dụng cho cả kinh doanh để tiết kiệm chi phí.
"Miền Bắc chọn xe cỡ nhỏ, gia đình, miền Nam chọn xe cỡ lớn, đa dụng", vị chuyên gia tóm gọn. Không chỉ đúng với xe số phổ thông, phong cách mua xe khác biệt giữa hai miền còn thể hiện ở phân khúc xe sang.
Những hãng xe sang truyền thống như Mercedes có phần nhỉnh hơn đôi chút ở phía Bắc, nơi chiếc xe thể hiện đẳng cấp xã hội, thì dòng Porsche chia đều hoặc BMW lại mạnh hơn ở phía Nam. Nhưng chính BMW lại có đặc biệt ở chỗ, bản cao cấp hơn phần lớn do khách miền Bắc mua.
"Khách miền Bắc quan tâm nhiều đến đẳng cấp thương hiệu, khách miền Nam thiên về cái "chất" của mỗi xe", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Tuy nhiên nhận định của các chuyên gia bán hàng và marketing trong ngành cũng cho biết, sự khác biệt này sẽ dần xóa bỏ, bởi các khách hàng dần có xu hướng tiêu dùng giống nhau. Ví như khảo sát của "Vì cộng đồng ôtô Việt" trong 3 năm 2013-2015 cho thấy, 4/10 khách hàng miền Bắc mua xe sang với tiêu chí hàng đầu là đẳng cấp, con số này với khách hàng miền Nam cũng là 3/10.
Mặt khác, ở phân khúc xe phổ thông, khi xe hơi trở nên phổ cập hơn, mức thu nhập người dân tiến gần đến giá xe, dù không có nhu cầu thì khác hàng phía Nam cũng vẫn mua sắm như một quy luật tất yếu.
"Trước đây, khi xe máy Trung Quốc tràn sang Việt Nam, nhiều gia đình chỉ cần thiết một xe nhưng vẫn mua 2-3 cái vì giá rẻ, thị trường ôtô cũng sẽ phát triển đến quy luật đó".
Theo Đức Huy - Vnexpress
Hết nửa đầu 2014, tổng doanh số toàn ngành đạt 103.500 xe, trong đó riêng VAMA là 91.711 xe, với miền Bắc 42.702 xe, miền Nam 37.102 xe và miền Trung thấp nhất 11.907 xe. Khách hàng phía Bắc vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 46,6%, phía Nam 40,5%.
Khách miền Nam mua Innova nhiều gấp đôi miền Bắc. |
Cả 8 mẫu xe trên đều nằm ở phân khúc cỡ nhỏ, với tỷ lệ như sau:
Xếp hạng | Mẫu xe | Bắc | Nam | Tỷ lệ Bắc-Nam |
1 | Toyota Vios | 3463 | 1629 | 2.1 |
2 | Toyota Fortuner | 1640 | 2459 | 0.7 |
3 | Toyota Innova | 1321 | 2840 | 0.5 |
4 | Ford Ranger | 1838 | 1197 | 1.5 |
5 | Toyota Altis | 1938 | 901 | 2.2 |
6 | Kia Morning | 1815 | 1099 | 1.7 |
7 | Mazda3 | 1428 | 758 | 1.9 |
8 | Mazda CX-5 | 1236 | 538 | 2.3 |
9 | Kia K3 | 1145 | 580 | 2.0 |
10 | Honda CR-V | 1019 | 628 | 1.6 |
Giải thích cho sự chênh lệch này, một chuyên gia từ Toyota cho biết, doanh số khác biệt lớn đến từ thị hiếu tiêu dùng cũng như mục đích sử dụng của khách hàng ở mỗi miền.
Thời tiết miền Bắc khắc nghiệt nên ước mong có xe hơi thiết thực hơn miền Nam. Đồng thời, văn hóa khách hàng ở đây muốn thể hiện địa vị xã hội, đẳng cấp bản thân, coi ôtô là tài sản lớn, nên nhu cầu mua xe lớn hơn, đặc biệt ở phân khúc xe cỡ nhỏ, nơi những khách hàng mua xe lần đầu dễ với tới nhất.
Ngược lại, người phía Nam thường không quá quan trọng việc "phải mua được ôtô" nếu tích lũy tài chính chưa đủ lớn. Khí hậu hài hòa khiến xe máy vẫn là một phương tiện dễ dàng chấp nhận. Hơn nữa, người phía Nam có thói quen chi tiêu cho cuộc sống thường ngày hơn là quan tâm xây đắp tài sản lớn như nhà, xe.
Điều đó có nghĩa, khách hàng miền Nam thường có xu hướng đã mua xe là mua xe to, chở được nhiều người. Người dân ở đây thường thích di chuyển nhiều người như gia đình, bạn bè vào dịp cuối tuần, bên cạnh đó, nhiều nhà máy, cơ quan, tổ chức cần sử dụng nên nhu cầu mua xe để kinh doanh cũng tăng đáng kể, giải thích cho việc Innova và Fortuner, hai dòng xe đa dụng bán chạy gấp đôi miền Bắc.
Kiểu mua xe này còn thấy rõ qua chiếc SUV Everest của Ford. Nếu phiên bản số tự động bán ngang nhau ở cả hai miền (174 xe miền Bắc và 165 xe miền Nam) thì phiên bản số sàn lại nhỉnh hơn hẳn ở miền Nam với 228 chiếc, trong khi miền Bắc chỉ 154 chiếc. Nhu cầu cá nhân thường chọn số tự động, trong khi số sàn sử dụng cho cả kinh doanh để tiết kiệm chi phí.
"Miền Bắc chọn xe cỡ nhỏ, gia đình, miền Nam chọn xe cỡ lớn, đa dụng", vị chuyên gia tóm gọn. Không chỉ đúng với xe số phổ thông, phong cách mua xe khác biệt giữa hai miền còn thể hiện ở phân khúc xe sang.
Những hãng xe sang truyền thống như Mercedes có phần nhỉnh hơn đôi chút ở phía Bắc, nơi chiếc xe thể hiện đẳng cấp xã hội, thì dòng Porsche chia đều hoặc BMW lại mạnh hơn ở phía Nam. Nhưng chính BMW lại có đặc biệt ở chỗ, bản cao cấp hơn phần lớn do khách miền Bắc mua.
Mercedes S500 |
Tuy nhiên nhận định của các chuyên gia bán hàng và marketing trong ngành cũng cho biết, sự khác biệt này sẽ dần xóa bỏ, bởi các khách hàng dần có xu hướng tiêu dùng giống nhau. Ví như khảo sát của "Vì cộng đồng ôtô Việt" trong 3 năm 2013-2015 cho thấy, 4/10 khách hàng miền Bắc mua xe sang với tiêu chí hàng đầu là đẳng cấp, con số này với khách hàng miền Nam cũng là 3/10.
Mặt khác, ở phân khúc xe phổ thông, khi xe hơi trở nên phổ cập hơn, mức thu nhập người dân tiến gần đến giá xe, dù không có nhu cầu thì khác hàng phía Nam cũng vẫn mua sắm như một quy luật tất yếu.
"Trước đây, khi xe máy Trung Quốc tràn sang Việt Nam, nhiều gia đình chỉ cần thiết một xe nhưng vẫn mua 2-3 cái vì giá rẻ, thị trường ôtô cũng sẽ phát triển đến quy luật đó".
Theo Đức Huy - Vnexpress