Xe nhỏ tại Việt Nam: “Tam quốc” tranh hùng
Trải qua gần hai thập niên, phân khúc này vẫn đang có những chuyển biến mạnh mẽ, nhằm thích ứng hơn với thị hiếu tiêu dùng. Xét về sản lượng bán hàng thì cả 3 mẫu xe Chevrolet Spark, Kia Morning...
Nội dung bài viết
Trải qua gần hai thập niên, phân khúc này vẫn đang có những chuyển biến mạnh mẽ, nhằm thích ứng hơn với thị hiếu tiêu dùng.
Xét về sản lượng bán hàng thì cả 3 mẫu xe Chevrolet Spark, Kia Morning và Hyundai Grand i10 đều thuộc nhóm đắt khách nhất thị trường.
Cú kích hoạt của Daewoo Matiz
Tháng 9/1998 có thể xem là thời điểm khai sinh ra phân khúc citycar tại Việt Nam, với sự xuất hiện của cái tên Daewoo Matiz.
Thời điểm đó, Matiz đã thực sự tạo nên một cơn sốt không riêng với thị trường ôtô, mà còn tác động đáng kể đến đời sống, kinh tế, xã hội.
Vào giữa thời điểm mà chiếc ôtô không hẳn là một loại hình phương tiện giao thông mà còn được coi là một tài sản có giá trị lớn với giá thành đắt đỏ, Daewoo Matiz lại có giá bán chỉ khoảng 8.000 USD.
Đây là mức giá cực kỳ dễ chịu khi nhân với tỷ giá ngoại tệ thời điểm đó, quy đổi ra thì người tiêu dùng chỉ phải chi ra khoảng hơn 120 triệu đồng, tương đương với hai chiếc xe máy tay ga Honda Spacy.
Sau cơn sốt Matiz, thị trường xuất hiện thêm một cái tên mới là Kia Morning.
Ngay sau khi ra mắt, mẫu xe có xuất xứ Hàn Quốc lập tức lao vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với đối thủ. Lợi thế của Morning trong suốt quãng đường chạy đua chính là giá bán lẻ.
Bởi thế, đã có rất nhiều thời điểm, Morning trở thành một trong những mẫu xe đắt khách nhất thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, phải đến khi mẫu xe thứ ba là Hyundai Grand i10 xuất hiện, cuộc cạnh tranh tại tiểu phân khúc citycar mới thực sự khốc liệt.
Nếu như Matiz có quãng thời gian gần trọn một thập niên độc chiếm thị trường và đem lại thành công vang dội cho liên doanh Vidamco (nay là GM), thì khi Kia Morning và Hyundai i10 gia nhập, “kẻ mở đường” mới thực sự giật mình.
“Tam quốc” tranh hùng
Một cuộc lột xác ngoạn mục đã biến Daewoo Matiz trở thành Chevrolet Spark, và bắt đầu trở lại cuộc đua với hai đối thủ đến sau.
Xét về sản lượng bán hàng thì cả ba mẫu xe này đều thuộc nhóm đắt khách nhất thị trường. Tuy nhiên, có vẻ như cuộc chạy đua đường trường đang cho thấy sức bền của từng mẫu xe bắt đầu có sự khác biệt đáng kể.
Nếu như 6 tháng đầu năm nay, người mở đường Spark đạt mức sản lượng bán hàng hơn 900 chiếc, một mức sản lượng chấp nhận được, thì đối thủ Morning đã bỏ khá xa với hơn 3.000 chiếc. Song Grand i10 mới thực sự gây sốc.
Theo báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh của Hyundai Thành Công, mức sản lượng bán hàng của Grand i10 trong 6 tháng đầu năm nay đạt đến 9.000 chiếc, con số mơ ước đối với bất kỳ mẫu xe nào.
Trong khi Spark có phần yếu thế hơn, thì Morning và Grand i10 đang có cuộc “so găng” căng thẳng về trang bị công nghệ. Ngoài thiết kế mới mẻ, bộ đôi này còn được trang bị một loạt công nghệ hiện đại, vốn trước đây chỉ có trên các dòng xe cao cấp hơn.
Có thể kể đến các tính năng như đèn LED, gương chiếu hậu chỉnh điện gập điện tích hợp đèn báo rẽ, chìa khóa thông minh, khởi động bằng nút bấm, vô-lăng bọc da tích hợp nút điều khiển hệ thống âm thanh, cảm biết lùi…
Song có lẽ, lợi thế về phiên bản và kích thước xe mới chính là điểm mạnh để Grand i10 có sức bán tốt hơn hẳn các đối thủ. Kích thước của Grand i10 đang tiến gần nhất đến phân khúc xe hạng B tại thị trường Việt Nam.
Lợi thế này càng rõ rệt hơn khi đầu năm nay, Hyundai Thành Công bổ sung thêm phiên bản sedan cho Grand i10. Nếu như các phiên bản hatchback vốn đã có kích thước rộng hơn thì thậm chí, phiên bản sedan còn cộng thêm lợi thế về dung tích khoang chứa đồ.
Chính lợi thế về kích thước đã giúp Grand i10 có dải khách hàng rộng hơn rất nhiều, từ xe cá nhân, xe gia đình đến khối khách hàng hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách.
Sức hấp dẫn của phân khúc citycar rõ ràng là rất lớn, nhất là ở khía cạnh thương mại với khả năng tung hoành của Grand i10, Morning và một phần là Spark.
Nếu như thời gian tới có sự gia nhập thêm của một số thương hiệu ôtô đến từ Nhật Bản, thì đây thực sự sẽ là phân khúc sôi động nhất thị trường ôtô Việt Nam.
Việt Hoàng / VnEconomy
Xét về sản lượng bán hàng thì cả 3 mẫu xe Chevrolet Spark, Kia Morning và Hyundai Grand i10 đều thuộc nhóm đắt khách nhất thị trường.
Cú kích hoạt của Daewoo Matiz
Tháng 9/1998 có thể xem là thời điểm khai sinh ra phân khúc citycar tại Việt Nam, với sự xuất hiện của cái tên Daewoo Matiz.
Thời điểm đó, Matiz đã thực sự tạo nên một cơn sốt không riêng với thị trường ôtô, mà còn tác động đáng kể đến đời sống, kinh tế, xã hội.
Vào giữa thời điểm mà chiếc ôtô không hẳn là một loại hình phương tiện giao thông mà còn được coi là một tài sản có giá trị lớn với giá thành đắt đỏ, Daewoo Matiz lại có giá bán chỉ khoảng 8.000 USD.
Đây là mức giá cực kỳ dễ chịu khi nhân với tỷ giá ngoại tệ thời điểm đó, quy đổi ra thì người tiêu dùng chỉ phải chi ra khoảng hơn 120 triệu đồng, tương đương với hai chiếc xe máy tay ga Honda Spacy.
Sau cơn sốt Matiz, thị trường xuất hiện thêm một cái tên mới là Kia Morning.
Ngay sau khi ra mắt, mẫu xe có xuất xứ Hàn Quốc lập tức lao vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với đối thủ. Lợi thế của Morning trong suốt quãng đường chạy đua chính là giá bán lẻ.
Bởi thế, đã có rất nhiều thời điểm, Morning trở thành một trong những mẫu xe đắt khách nhất thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, phải đến khi mẫu xe thứ ba là Hyundai Grand i10 xuất hiện, cuộc cạnh tranh tại tiểu phân khúc citycar mới thực sự khốc liệt.
Nếu như Matiz có quãng thời gian gần trọn một thập niên độc chiếm thị trường và đem lại thành công vang dội cho liên doanh Vidamco (nay là GM), thì khi Kia Morning và Hyundai i10 gia nhập, “kẻ mở đường” mới thực sự giật mình.
“Tam quốc” tranh hùng
Một cuộc lột xác ngoạn mục đã biến Daewoo Matiz trở thành Chevrolet Spark, và bắt đầu trở lại cuộc đua với hai đối thủ đến sau.
Xét về sản lượng bán hàng thì cả ba mẫu xe này đều thuộc nhóm đắt khách nhất thị trường. Tuy nhiên, có vẻ như cuộc chạy đua đường trường đang cho thấy sức bền của từng mẫu xe bắt đầu có sự khác biệt đáng kể.
Nếu như 6 tháng đầu năm nay, người mở đường Spark đạt mức sản lượng bán hàng hơn 900 chiếc, một mức sản lượng chấp nhận được, thì đối thủ Morning đã bỏ khá xa với hơn 3.000 chiếc. Song Grand i10 mới thực sự gây sốc.
Theo báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh của Hyundai Thành Công, mức sản lượng bán hàng của Grand i10 trong 6 tháng đầu năm nay đạt đến 9.000 chiếc, con số mơ ước đối với bất kỳ mẫu xe nào.
Trong khi Spark có phần yếu thế hơn, thì Morning và Grand i10 đang có cuộc “so găng” căng thẳng về trang bị công nghệ. Ngoài thiết kế mới mẻ, bộ đôi này còn được trang bị một loạt công nghệ hiện đại, vốn trước đây chỉ có trên các dòng xe cao cấp hơn.
Có thể kể đến các tính năng như đèn LED, gương chiếu hậu chỉnh điện gập điện tích hợp đèn báo rẽ, chìa khóa thông minh, khởi động bằng nút bấm, vô-lăng bọc da tích hợp nút điều khiển hệ thống âm thanh, cảm biết lùi…
Song có lẽ, lợi thế về phiên bản và kích thước xe mới chính là điểm mạnh để Grand i10 có sức bán tốt hơn hẳn các đối thủ. Kích thước của Grand i10 đang tiến gần nhất đến phân khúc xe hạng B tại thị trường Việt Nam.
Lợi thế này càng rõ rệt hơn khi đầu năm nay, Hyundai Thành Công bổ sung thêm phiên bản sedan cho Grand i10. Nếu như các phiên bản hatchback vốn đã có kích thước rộng hơn thì thậm chí, phiên bản sedan còn cộng thêm lợi thế về dung tích khoang chứa đồ.
Chính lợi thế về kích thước đã giúp Grand i10 có dải khách hàng rộng hơn rất nhiều, từ xe cá nhân, xe gia đình đến khối khách hàng hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách.
Sức hấp dẫn của phân khúc citycar rõ ràng là rất lớn, nhất là ở khía cạnh thương mại với khả năng tung hoành của Grand i10, Morning và một phần là Spark.
Nếu như thời gian tới có sự gia nhập thêm của một số thương hiệu ôtô đến từ Nhật Bản, thì đây thực sự sẽ là phân khúc sôi động nhất thị trường ôtô Việt Nam.
Việt Hoàng / VnEconomy